Quảng Trị: Mảnh đất khốc liệt "81 ngày đêm Thành Cổ" đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Tối 13/9, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 210 năm lỵ sở Quảng Trị (1809-2019), 30 năm lập lại thị xã Quảng Trị (16/9/1989-16/9/2019) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Nhấn để phóng to ảnh
Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thị xã Quảng Trị đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Thị xã Quảng Trị được nhân dân cả nước biết đến là mảnh đất chịu nhiều đau thương của khói lửa chiến tranh. Thành cổ Quảng Trị, dòng sông Thạch Hãn đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc ta với trận chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị “mùa Hè đỏ lửa” 1972.
Năm 1809, triều đình nhà Nguyễn quyết định xây thành Quảng Trị, tức Thành cổ Quảng Trị ngày nay và đặt làm trung tâm chính trị hành chính tỉnh Quảng Trị, mở đầu cho sự hình thành và phát triển của lỵ sở Quảng Trị. Ngày 17/2/1906, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập thị xã Quảng Trị, vùng đất này tiếp tục là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị cho đến ngày giải phóng năm 1975.

Nhấn để phóng to ảnh
Tiết mục nghệ thuật ca ngợi sự đổi thay của Quảng Trị.
Ngày 16/9/1989, thị xã Quảng Trị được tái lập theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, nay là Chính phủ. Sự kiện này đã mở ra thời cơ vận hội mới, trở thành dấu mốc quan trọng, đặt nền móng cho thị xã tiếp tục vững bước đi lên.
Ông Lê Tiến Dũng - Bí thư Thị xã Quảng Trị nhấn mạnh, 30 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã đã khắc phục khó khăn, nỗ lực không ngừng và đạt được những thành tựu khá toàn diện.
Theo lãnh đạo thị xã Quảng Trị, từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng thiếu thốn và lạc hậu, đến nay, kinh tế thị xã Quảng Trị đã có sự phát triển vượt bậc; tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ, du lịch chiếm gần 50% trong cơ cấu kinh tế, với tổng giá trị tăng 330 lần so với năm 1989. Công nghiệp chế biến nông sản, chế biến gỗ, cơ khí, gia công kim loại… phát triển mạnh; giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 136 lần. Sản xuất nông - lâm - thủy sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa ngày càng nâng cao chất lương, hiệu quả; thu ngân sách trên địa bàn tăng 220 lần.

Nhấn để phóng to ảnh
Dòng sông thiêng Thạch Hãn - nơi ghi dấu ký ức đau thương trong thời kỳ chiến tranh.
Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị, nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường được chú trọng. Văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ. Các giá trị văn hoá truyền thống được khơi dậy và phát huy, các giá trị mới về văn hoá của thời kỳ hội nhập dần hình thành và từng bước khẳng định.
Bí thư thị xã Quảng Trị khẳng định, 30 năm được lập lại trong tiến trình 210 năm đầy biến động thăng trầm, những giá trị văn hóa, lịch sử được hun đúc, hình thành tự bao đời đang được thăng hoa, kết nên những thành tựu đáng tự hào. Truyền thống ấy, thành quả ấy là di sản vô cùng quý giá, là nguồn cổ vũ động viên to lớn, là hành trang để Đảng bộ và nhân dân thị xã tiếp tục vững bước trên con đường xây dựng và phát triển.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Văn Hùng – Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị nêu rằng, sự kiện lập lại thị xã Quảng Trị 30 năm trước không đơn thuần là xác lập một đơn vị hành chính mới, mà là sự lựa chọn có tính chiến lược, xen lẫn kỳ vọng về sự phát triển của một đô thị về phía Nam có bề dày truyền thống lịch sử, văn hoá, nơi từng được chọn là lỵ sở Quảng Trị.
Cao hơn thế, đây là địa danh lịch sử cách mạng gắn liền với chiến công bất tử của cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ và thị xã Quảng Trị, viết nên khúc tráng ca bất tử về khát vọng hoà bình, yêu chuộng tự do và công lý.

Nhấn để phóng to ảnh
Thành cổ Quảng Trị - mảnh đất tri ân các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.
Sau ngày giải phóng, phát huy truyền thống cách mạng, với ý chí cần cù, nỗ lực sáng tạo, Quảng Trị đã vượt qua khó khăn để hồi sinh và phát triển. Với vị trí trung tâm kinh tế, văn hoá phía Nam của tỉnh, nằm trên quốc lộ 1 và hành lang kinh tế Đông – Tây, cùng với những tiềm năng, thế mạnh khác, Quảng Trị khai thác và phát huy bằng các hướng đi đúng và giải pháp phù hợp, hiệu quả.
Bí thư Tỉnh uỷ nhấn mạnh, thị xã Quảng Trị cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo đòn bẩy trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đẩy mạnh phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ. Rà soát bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, của thị xã một cách đồng bộ, hướng đến xây dựng đô thị vì hoà bình trong tương lai.
Đăng Đức/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh gặp mặt cộng tác viên năm 2025
Ngày 8/5, Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh tổ chức Hội nghị gặp mặt cộng tác viên năm 2025. Hội nghị có sự tham dự của đông đảo văn nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh, những người đã và đang đồng hành, góp phần làm nên diện mạo và sức sống cho mỗi số tạp chí.

Huyện Nga Sơn hoàn thành xây dựng hơn 100 “ngôi nhà số 22”
Với sự chủ động trong vận động ủng hộ và tích cực trong triển khai, sau 13 tháng thực hiện Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 – 2025, huyện Nga Sơn đã hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa hơn 100 ngôi nhà, tạo chỗ ở ổn định cho người dân.

Tiêu hủy gần 5 tấn da trâu, bò không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa tiến hành tiêu hủy 5 tấn da trâu, bò không rõ nguồn gốc. Đây là số hàng hóa được tổ công tác thuộc Đội Cảnh sát giao thông số 2 - Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện khi xe ô tô tải mang biển kiểm soát 36C-453.73 lưu thông trên tuyến quốc lộ 47B theo hướng từ Nông Cống đến Triệu Sơn ngày 6/5.

Chiều tối 08/05, một số huyện miền núi có thể có mưa rào và dông
Qua theo dõi ảnh radar thời tiết đến lúc 17h00' cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển trên khu vực huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá và đang di chuyển theo hướng Đông, Đông Nam.

Chiều tối 10/5: Thanh Hóa đón đợt không khí lạnh mới
Hiện nay, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng ngày 10/5, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu vực vùng núi phía Đông Bắc Bộ, khoảng chiều tối và đêm 10/5 không khí lạnh được tăng cường mạnh hơn ảnh hưởng đến tỉnh Thanh Hoá.

Tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn xe đưa đón học sinh
Thực hiện Nghị định số 151/2024 của Chính phủ quy định xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh, nhiều trường trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đã tuân thủ đầy đủ quy định, góp phần đảm bảo an toàn trong quá trình đưa đón học sinh đến trường.

Tiếp tục kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Theo Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an, thời gian tới, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc tiếp tục kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm theo Nghị định số 168/2024 của Chính phủ. Kế hoạch cao điểm kéo dài đến hết ngày 20 tháng 5.

Ngày 08/5, vùng núi tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, ngày 08/5, ở khu vực vùng núi tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ không khí cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 38 độ C, có nơi trên 38 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất ngày từ 45 - 50%.

Đảm bảo nguồn nước sản xuất, sinh hoạt mùa nắng nóng, xâm nhập mặn
Vào mùa nắng nóng, mực nước các sông thường xuống thấp, dòng chảy thiếu hụt, có thể xảy ra tình trạng thiếu nước, xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến việc cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Do vậy, năm 2025, các ngành, địa phương của tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn.

Thanh Hoá đẩy nhanh tiến độ các dự án nhà ở xã hội
Tỉnh Thanh Hoá đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án nhà ở xã hội, với quyết tâm vượt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao trong năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.