Đường dây nóng: 0237 3721150

Một ngày nắng ở Bình Sơn

Nằm cách trung tâm huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoảng 20km về phía Tây, xã Bình Sơn – một xã miền núi không chỉ nổi tiếng với đặc sản chè xanh, mật ong rừng, đây còn là một vùng đất bán sơn địa có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. “Một ngày nắng ở Bình Sơn” đủ để thêm hiểu về mảnh đất này – mảnh đất đang từng ngày lặng lẽ làm nên màu xanh của no ấm, đậm đà như chính hương chè, hương mật nơi miền sơn cước.

Hà Hồng – Mạnh Tuấn

31/05/2025 11:15

Ấn tượng đầu tiên ở Bình Sơn mở ra trước mắt tôi là một bức tranh xanh rì, mướt mát với những luống chè chạy dài, uốn lượn theo sườn đồi, xen giữa là những bóng người phụ nữ đang cần mẫn, thoăn thoắt bứt từng búp chè non trên đồi nắng.

Một ngày nắng ở Bình Sơn - Ảnh 1.

Chị Nguyễn Thị Hồng – một hộ dân ở thôn Cay Xe hiện đang trồng 2ha chè, phần lớn là giống chè bản địa đã bước sang năm thứ 6. Với chị Hồng, nghề chè không chỉ là kế sinh nhai mà còn là để giữ lấy cái nếp của gia đình, của quê mình. Là thế hệ nối tiếp, chị mang trong mình không chỉ tình yêu với cây chè, mà còn là khát vọng làm mới nó – để chè Bình Sơn không chỉ sống, mà sống khỏe trên thị trường hôm nay.

Một ngày nắng ở Bình Sơn - Ảnh 2.

Chị Nguyễn Thị Hồng, thôn Cay Xe, xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Chị Nguyễn Thị Hồng, thôn Cay Xe, xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Chúng tôi đang sản xuất theo tiêu chuẩn chè xanh, sạch, an toàn, đảm bảo đến tay khách hàng có được những ấm chè vừa nguyên chất, tự nhiên thơm ngon. Chúng tôi không thuốc trừ cỏ trên đồi chè. Khi phát hiện có cỏ là tôi huy động bà con trong thôn xáo cỏ, nhổ bằng tay. Hái chè thì bằng tay, có như vậy cánh chè, búp chè sẽ giữ được vẻ bóng, đẹp. Tới đây chúng tôi sẽ phát triển chè tôm nõn".

Cả sườn đồi xanh rì mướt mắt, những búp chè non cứ thế được luồn qua người hái. Tôi thử hái vài búp, tay còn vụng về, bứt cả cành non, cành già... Hóa ra nghề hái chè không hề nhẹ như tôi tưởng, cúi lom khom giữa nắng, tay lúc nào cũng phải thoăn thoắt, và mắt thì chẳng thể lơ là. Nếu bạn muốn thử làm một "người nông dân" thực thụ, hãy tham gia hái chè, tìm hiểu cách chế biến chè truyền thống và thưởng thức những tách trà tươi Bình Sơn sẽ là một trải nghiệm thú vị.

Khi mặt trời đã lên cao và mùi chè non vẫn còn vương trên tay áo, tôi rời đồi chè, tiếp tục hành trình vào thôn Thoi để gặp một hộ chăn nuôi – nơi tôi được nghe những câu chuyện khác về con người ở mảnh đất này – những con người bền bỉ và kiên cường như đất rừng nơi đây.


Cầy hương vốn là loài động vật hoang dã nên khi mới bắt tay vào nuôi, anh Quyền gặp không ít khó khăn, anh dành nhiều thời gian để đi học tập kinh nghiệm, tìm hiểu kỹ về đặc tính, cách chăm sóc loài động vật hoang dã này. Anh làm thủ tục xin giấy phép chăn nuôi và liên hệ với những cơ sở có uy tín tại Nghệ An, Hải Dương, Thái Nguyên... để tìm nguồn giống chất lượng. Bên cạnh đó, anh đầu tư xây dựng chuồng nuôi ở khu vực thoáng mát, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng vacxin đầy đủ để hạn chế cầy hương bị bệnh. Cũng theo chia sẻ của anh Quyền, cầy hương là động vật ăn tạp, ưa thích chuối, con cái 1 năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa từ 3 đến 4 con, nuôi 1 năm thì bán cầy thương phẩm. Với mỗi giai đoạn, cầy hương được bán với giá khác nhau, lợi nhuận thu về khoảng 600 - 700 triệu đồng/năm.

Không chỉ là mô hình kinh tế hộ hiệu quả, cách làm của anh Lò Văn Quyền còn gợi mở một hướng đi mới cho Bình Sơn – nơi nông nghiệp đang dần chuyển mình theo hướng đa dạng, thích ứng và bền vững.

Một ngày nắng ở Bình Sơn - Ảnh 3.

Khí hậu ôn hòa, các loại cây cối phát triển tốt… Đây là môi trường thuận lợi để xã miền núi Bình Sơn phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Ở đây, ong không được thuần như những trại dưới xuôi – chúng nhỏ con, nhanh nhẹn và… khá dữ. Trước khi vào khu vực đặt thùng ong, chúng tôi được phát đồ bảo hộ kín mít từ đầu đến chân. Không phải ngày nào cũng có cơ hội tận mắt thấy cách người dân vùng cao "gọi mật từ rừng" như thế này. Vừa mở nắp thùng ong, ông Lê Đình Tú Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông lâm nghiệp Bình Sơn vừa giải thích cẩn thận từng bước, giọng pha lẫn sự say mê và tự hào.

Ông Lê Đình Tú, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông lâm nghiệp Bình Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đây là giống ong ruồi bản địa, không phải ong lai nên con ong nhỏ. Bình Sơn quanh năm có hoa rừng nên mật quanh năm, không cho ăn đường, chỉ thụ phấn hoa nên chất lượng mật hoàn toàn tự nhiên".

Một ngày nắng ở Bình Sơn - Ảnh 4.

Mùi mật ong thơm dịu, nồng nàn thoảng ra trong không khí, quện với mùi rừng, mùi nắng, tạo nên một thứ hương khó tả. Ít ai nghĩ để có được những giọt mật vàng óng ấy, người dân nơi đây không chỉ trông chờ vào thiên nhiên mà còn phải đầu tư cả máy móc, thiết bị để lọc, quay và bảo quản mật đúng cách. Từ chiếc thùng gỗ đến máy quay mật inox, tất cả đều cho thấy họ đang bước từng bước vững chắc để đưa sản phẩm bản địa vượt khỏi khuôn khổ "làm chơi bán quanh làng" như trước kia.

Ông Hà Minh Hạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Một ngày ở Bình Sơn trôi qua không quá dài, nhưng đủ để cảm nhận rõ nhịp sống nơi đây – chân thành, bền bỉ và không ngừng đổi mới. Người hái chè giữ nghề bằng đôi tay rắn rỏi và sự cần mẫn sớm hôm. Người chăn nuôi gây dựng kinh tế từ những bước đi thầm lặng mà vững chãi, gìn giữ từng giọt mật vàng như giữ lấy tinh túy của núi rừng. Mỗi con người, mỗi câu chuyện ở Bình Sơn đều để lại trong tôi một dấu ấn – nhỏ bé mà sâu sắc. Bình Sơn, một ngày nắng - một hành trình ngắn nhưng là lát cắt đủ đầy về tình đất, tình người – để tôi không chỉ mang về một trải nghiệm thú vụ mà mang theo cả sự biết ơn, và chút bình yên khó gọi thành tên.

Nguồn: Ký sự miền sơn cước/TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ ở các xã

Đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ ở các xã

18:02 , 13/07/2025

Sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các địa phương - đặc biệt là ở miền núi, vùng xa của Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cố gắng đảm bảo điều kiện ăn, ở, làm việc cho cán bộ được điều chuyển về địa phương, giúp họ yên tâm công tác lâu dài tại cơ sở.

Nâng cao nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy cho Công an cấp xã

Nâng cao nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy cho Công an cấp xã

09:14 , 13/07/2025

Ngay sau thời điểm 1/7, khi bước đầu ổn định tổ chức lực lượng Công an xã sau sáp nhập địa giới hành chính, phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Thanh Hóa đã bố trí 8 tổ công tác, hỗ trợ nghiệp vụ theo hướng cầm tay chỉ việc nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nhiệm vụ mới cho lực lượng này.

Nỗ lực đảm bảo an toàn tại bến khách ngang sông

Nỗ lực đảm bảo an toàn tại bến khách ngang sông

09:00 , 13/07/2025

Hiện nay, vì điều kiện khách quan nên tại một số xã vẫn chưa thể xây dựng cầu cứng qua sông. Chính vì vậy bến khách ngang sông vẫn là lựa chọn giúp cho người dân đi lại thuận tiện, giao thương, phát triển kinh tế. Và đảm bảo giao thông tại các bến khách đang được các địa phương hết sức quan tâm.

Toàn quốc còn hơn 15.000 phương tiện chưa làm thủ tục đổi đăng ký xe

Toàn quốc còn hơn 15.000 phương tiện chưa làm thủ tục đổi đăng ký xe

08:54 , 13/07/2025

Theo tổng hợp báo cáo của Bộ Công an, hiện trên toàn quốc vẫn còn hơn 15.000 phương tiện xe kinh doanh vận tải chưa làm thủ tục đổi đăng ký xe từ biển trắng sang biển vàng.

Quốc hội thông qua Luật Đường sắt

Quốc hội thông qua Luật Đường sắt

08:49 , 13/07/2025

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vừa thông qua Luật Đường sắt. Đây là một trong 9 Luật mới được thông qua với nhiều điểm mới, mang tính đột phá, đặc biệt là đẩy mạnh phân quyền cho địa phương trong đầu tư phát triển hạ tầng đường sắt.

Trước ngày 15/7 hoàn thành việc điều chỉnh, cập nhật địa danh mới trên biển báo

Trước ngày 15/7 hoàn thành việc điều chỉnh, cập nhật địa danh mới trên biển báo

08:47 , 13/07/2025

Hiện nay, nhiều biển báo vẫn hiển thị tên các huyện, thị xã, thành phố không còn tồn tại hoặc đã thay đổi sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, gây khó khăn trong di chuyển của người dân. Trước thực tế trên, Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị, địa phương hoàn thành việc điều chỉnh, cập nhật địa danh mới trên biển báo trước ngày 15/7.

Người nước ngoài thuận lợi đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2

Người nước ngoài thuận lợi đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2

08:39 , 13/07/2025

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cư trú và hỗ trợ người nước ngoài thực hiện thủ tục hành chính, từ ngày 1/7, Công an tỉnh Thanh Hóa chính thức triển khai cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại địa phương. Đây là bước tiến quan trọng trong lộ trình xây dựng chính quyền số, công dân số, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ hành chính công; tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài sinh sống, làm việc tại Việt Nam.

Triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ví điện tử 9Pay

Triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ví điện tử 9Pay

08:31 , 13/07/2025

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân, Bộ Công an vừa ký kết hợp đồng triển khai dịch vụ xác thực điện tử thông qua VNeID trên ví điện tử 9Pay.

Trên 96 triệu người tham gia Bảo hiểm y tế, đạt 95,2% dân số

Trên 96 triệu người tham gia Bảo hiểm y tế, đạt 95,2% dân số

08:16 , 13/07/2025

Thông tin từ Bộ Tài chính, hiện cả nước đã có trên 96 triệu người tham gia Bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ bao phủ 95,2% dân số. Con số này tăng trên 4,3 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Cảnh báo dông, lốc và mưa lớn cục bộ trên khu vực tỉnh Thanh Hóa

Cảnh báo dông, lốc và mưa lớn cục bộ trên khu vực tỉnh Thanh Hóa

21:12 , 12/07/2025

Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh, qua theo dõi ảnh mây vệ tinh và radar thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển ở các điểm dự báo như: Thiết Ống, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Linh Sơn; vùng mây đối lưu ở Hoà Bình có xu hướng di chuyển về tỉnh Thanh Hoá.