Quảng Xương gìn giữ nghề nuôi cá chép cúng Ông Công Ông Táo
Thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương có một làng nghề truyền thống đã có từ xa xưa, đó là nghề nuôi cá chép phục vụ Lễ cúng ông Công ông Táo vào dịp 23 tháng Chạp hàng năm. Nghề nuôi cá chép ông Công ông Táo được nhiều hộ dân thị trấn Tân Phong duy trì với tâm nguyện lưu giữ lại một nét đẹp văn hóa của quê hương.
Vào thời điểm này, các hộ nuôi cá chép ở tổ dân phố Bái Trúc, thị Trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương đang bắt đầu di chuyển cá chép vào khu vực chứa cá tập trung để chuẩn bị xuất bán cho tết ông Công ông Táo, 23 tháng chạp sắp tới. Tổ dân phố Bái Trúc đang có gần 400 hộ dân duy trì nghề nuôi cá chép truyền thống, chủ yếu tận dụng không gian diện tích ao nuôi gia đình. Đầu mối tiêu thụ cá chép phục vụ Tết ông Công ông Táo, không chỉ trong tỉnh mà cung ứng cho các đầu mối đặt hàng ở khu vực các tỉnh Bắc Miền Trung từ Thừa thiên Huế trở ra.
Anh Nguyễn Trọng Chiến, tổ dân phố Bái Trúc thị Trấn Tân Phong huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hàng năm gia đình chúng tôi đưa vào nuôi con cá chép từ tháng 6, tháng 7 âm lịch thằng năm. Để phục vụ cho ngày 23 có cá đều, đẹp, chúng tôi đã lựa chọn con giống khỏe đưa vào chăn nuôi, nước chăn nuôi ổn định, sạch sẽ. Từ đầu tháng 12, chúng tôi đã phục vụ cho các đầu mối, các thương lái lấy để đưa đi các tỉnh, phục vụ cho bà con đúng ngày".

Theo các hộ nuôi, giá trị kinh tế từ nghề nuôi cá chép truyền thống không cao, nhưng họ vẫn duy trì nhằm lưu giữ lại một làng nghề truyền thống mà cha ông để lại. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, ngoài nuôi cá chép truyền thống, các hộ dân còn sản xuất nhiều loại cá giống khác hư: giống cá lăng; cá nheo; cá vược, cá ba sa, cá rô phi đơn tính…
Để khuyến khích bà con địa phương duy trì làng nghề nuôi cá chép, đồng thời mở rộng đưa vào nuôi trồng thêm nhiều giống cá có thu nhập kinh tế cao, chính quyền thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương đã quy hoạch diện tích khu vực nuôi cá tập trung với qui mô gần 60 ha từ đất trồng lúa kém hiệu quả. Ông Lê Hữu Mai, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Địa phương đã quy hoạch từ 50 - 60 ha đất để cho bà con Nhân dân nuôi cá truyền thống, bên cạnh cá chép đỏ truyền thống thì còn phát triển một số loại cá khác phục vụ phát triển kinh tế ở địa phương".

Mặc dù tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh, nhiều ngành nghề dịch vụ phát triển mang lại giá trị kinh tế cao, tuy vậy người dân Tân Phong, huyện Quảng Xương vẫn quyết tâm gìn giữ lại một làng nghề truyền thống mang nhiều ý nghĩa văn hóa đã có từ bao đời.

Giữ vững tình hình an ninh trật tự trong quá trình sắp xếp bộ máy hành chính
Tương ứng với sự sắp xếp bộ máy chính quyền, 547 Công an xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh sắp xếp còn 166 Công an phường, xã. Dù công tác chuẩn bị cho hoạt động của đơn vị Công an mới vô cùng khẩn trương, gấp rút, song lực lượng Công an cấp cơ sở vẫn giữ vững trận địa, đảm bảo tình hình an ninh trật tự ổn định trên địa bàn.

Bảo đảm trật tự an toàn giao thông khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
Để nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự ATGT, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn, ngay sau khi vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với lực lượng Công an xã, phường, tuyên truyền phổ biến pháp luật về ATGT và tuần tra, kiểm soát xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông ngay từ cơ sở.

Đảm bảo sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng khi chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động
Tận dụng nguồn lực hiện có nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu lâu dài là quan điểm quan trọng trong việc sử dụng tài sản công phục vụ chính quyền địa phương 2 cấp. Việc làm này không chỉ giúp chính quyền 2 cấp vận hành thông suốt mà còn tiết kiệm nguồn lực xã hội, củng cố lòng tin ở Nhân dân. Tại tỉnh Thanh Hóa, phương án sử dụng các công sở, tài sản công được các địa phương lập phương án cụ thể, bố trí khoa học và hoàn thành công tác chuẩn bị, sẵn sàng cho thời điểm đưa chính quyền địa phương 2 cấp vào vận hành.

Từ 1/7/2025, ngừng giao dịch thẻ ATM công nghệ từ
Kể từ ngày 1/7/2025, toàn bộ thẻ ATM sử dụng công nghệ từ sẽ bị ngừng chấp nhận giao dịch trên toàn hệ thống ngân hàng. Quy định này áp dụng với tất cả các loại thẻ có dải từ, bao gồm cả thẻ chỉ có dải từ và thẻ kết hợp chip với từ.

Từ ngày 1/7 Chủ tịch UBND cấp xã, phường trực tiếp ký cấp sổ đỏ
Theo Nghị định số 151/2025 của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai. Từ ngày 1/7, việc giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu sẽ được thực hiện tại cấp xã. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường sẽ là người trực tiếp ký cấp sổ đỏ trong các trường hợp đủ điều kiện theo quy định.

Đại hội đảng bộ viễn thông Thanh Hoá
Sáng 01/7/ 2025, Đảng bộ Viễn Thông Thanh Hoá đã tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 sẽ đưa VNPT Thanh Hoá trở thành doanh nghiệp số thông minh, năng động, hiệu quả, có vai trò quan trọng trong bản đồ số Quốc gia của Việt Nam và thâm nhập thành công vào thị trường khu vực, quốc tế.

166 xã của tỉnh Thanh Hóa ổn định ngay từ ngày đầu hoat động
Ngày 1/7, cùng với cả nước, 166 đơn vị hành chính mới của tỉnh Thanh Hóa chính thức đi vào vận hành, ghi dấu ngày đầu tiên hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp. Trong ngày đầu tiên này, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đến kiểm tra quá trình vận hành của bộ máy các cơ quan cấp xã ở một số địa phương trong tỉnh.

Cục Thuế công bố các quyết định về tổ chức, cán bộ
Ngày 1/7, Cục Thuế - Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến với các cơ quan thuế toàn quốc, công bố các quyết định về tổ chức, cán bộ. Cơ cấu tổ chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Cục Thuế tỉnh, thành phố; 350 đơn vị Thuế cơ sở đồng bộ với chính quyền địa phương 2 cấp.

Ngày đầu cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài
Ngày 1/7, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Thanh Hóa chính thức triển khai cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài đang sinh sống, làm việc và học tập trên địa bàn tỉnh.

Kỳ vọng từ bộ máy chính quyền 2 cấp: Gần dân, sát dân, trọng dân
Việc ứng dụng công nghệ không chỉ là giải pháp, mà là một cuộc cách mạng từ cơ sở, để chính quyền thực sự trở thành chính quyền phục vụ, lấy người dân làm trung tâm. Chúng ta có thể thấy bộ máy đã sẵn sàng, cán bộ đã vào vị trí, giờ là lúc tiếng nói từ những người trong cuộc cất lên – từ cán bộ xã, công chức chuyên môn đến người dân – những người trực tiếp cảm nhận và đồng hành cùng sự thay đổi này. Sau đây, chúng ta cùng nghe tâm tư, kỳ vọng của cán bộ, công chức cấp xã và kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân về bộ máy mới - bộ máy của đổi mới, gần dân, sát dân và phục vụ nhân dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.