Quảng Xương tăng tốc, bứt phá để "về đích sớm"
Bước vào triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Quảng Xương phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch COVID - 19 và hàng loạt vấn đề phát sinh sau đại dịch. Tuy nhiên, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đến nay, sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Quảng Xương đã cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Xã Quảng Lưu là xã bãi ngang nằm ở phía Đông Nam của huyện Quảng Xương, có 0,8km bờ biển. Trong phát triển kinh tế, xã Quảng Lưu có những khó khăn và thuận lợi đan xen nhưng chủ yếu là khó khăn do diện tích đất nông nghiệp ít, khó canh tác, hoạt động khai thác thủy sản không phát triển. Chính vì vậy, bước vào nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ xã Quảng Lưu xác định 22 chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất là phấn đấu trong năm 2020 hoàn thành các tiêu chí và về đích xã Nông thôn mới nâng cao và trong nhiệm kỳ sẽ hoàn thành xã Nông thôn mới kiểu mẫu.
Bước vào thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã, khó khăn ập đến đó là ảnh hưởng của đại dịch COVID - 19 với thời gian giãn cách xã hội kéo dài, các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng với quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền xã đã vận động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới. Ngay trong thời gian dịch bệnh, những công trình phục vụ dân sinh vẫn được khẩn trương triển khai và hoàn thành.
Tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền, Nhân dân đã đóng góp ngày công, tiền bạc, hiến hàng chục nghìn m2 đất ở, đất sản xuất để làm đường giao thông, các công trình phúc lợi khác. Kết quả, ngay trong năm 2020, xã Quảng Lưu đã về đích xã Nông thôn mới nâng cao và đến năm 2021, xã đã hoàn thành và được công nhận là xã Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của huyện Quảng Xương.
Khi Nghị quyết sát thực và hợp lòng dân, chương trình hành động cụ thể, khoa học, người dân sẽ tin tưởng, ủng hộ và làm theo. Đây là lý do, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, mặc dù xã Quảng Lưu đã huy động trên 100 tỷ đồng đóng góp của Nhân dân để xây dựng Nông thôn mới nhưng gần như không có tình trạng thắc mắc, đơn thư khiếu nại, tố cáo. Để làm được điều đó, Cấp ủy, chính quyền xã Quảng Lưu đã ưu tiên dành nguồn lực, kích cầu và chỉ triển khai xây dựng các công trình khi đã bố trí được nguồn vốn, vì thế không để xảy ra tình trạng nợ đọng trong xây dựng Nông thôn mới.
Thôn Giang Tây là một trong những thôn đã về đích Nông thôn mới kiểu mẫu của xã Quảng Lưu. Nhà văn hóa khang trang, những con đường thảm nhựa sạch đẹp, khuôn viên nhà cửa các hộ gia đình gọn gàng ngăn nắp, không gian sống sáng, xanh, sạch đẹp là những giá trị nhìn thấy mà người dân được hưởng khi đã nỗ lực chung tay cùng nhà nước xây dựng Nông thôn mới. Ông Hoàng Văn Lĩnh, thôn Giang Tây rất vui mừng chia sẻ: "Đối với chủ trương xây dựng nông thôn mới nâng cao, thôn nông thôn mới kiểu mẫu, người dân chúng tôi thấy đúng là thiết thực, do đó, tại thôn chúng tôi, tất cả người dân đều hưởng ứng mạnh mẽ và thành quả ngày hôm này là chúng tôi được hưởng một cuộc sống tốt đẹp".
Bước vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với những xã thuần nông lại còn khó khăn hơn. Trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp vẫn dựa chủ yếu vào thời tiết, năm nào mưa thuận gió hòa thì được mùa, năm nào thiên tai thì mất mùa, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, hạ tầng kỹ thuật còn yếu và thiếu, hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, nếu chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp để đưa cả nền kinh tế tăng trưởng là điều gần như không thể. Do đó cấp ủy, chính quyền các xã xác định tập trung nâng cao giá trị trên cùng đơn vị diện tích, tạo mọi điều kiện để nhân dân tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, vùng lúa năng suất chất lượng cao, các mô hình chăn nuôi thân thiện môi trường, giá trị kinh tế cao từng bước hình thành.
Để xây dựng thương hiệu cho nông sản địa phương, các xã đã lựa chọn những nông sản tiêu biểu, có giá trị, chất lượng và tiềm năng sản xuất quy mô lớn để xây dựng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Đến nay, huyện Quảng Xương đã xây dựng thành công 26 sản phẩm OCOP, tiêu biểu như: Mắm cáy, chiếu cói Quảng Phúc, nước mắm Cự Nham, nước mắm sông Yên, cá cơm khô... Cùng với đó, các xã cũng tập trung cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất để khuyến khích phát triển thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và thu hút đầu tư để tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động việc làm, qua đó biến khó khăn thành cơ hội phát triển.
Quảng Trường là một xã thuần nông, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Xác định lợi thế của địa phương là diện tích đất nông nghiệp rộng, người dân cần cù, siêng năng, chịu khó, Đảng bộ xã đã tập trung dành nguồn lực để đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất như hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng, xây dựng vùng chuyên canh lúa năng suất, chất lượng cao. Nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả trên cùng đơn vị diện tích đất, xã Quảng Trường đã chỉ đạo, hướng dẫn Nhân dân nâng cao hiệu suất quay vòng sử dụng đất.
Cụ thể, đối với những chân ruộng cao, xã hướng dẫn Nhân dân trồng 1 vụ thuốc lào và 2 vụ lúa, những vùng trũng thấp kết hợp cấy lúa với nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, đối với những chân ruộng trồng thuốc lào và lúa, mỗi năm sau khi trừ chi phí mỗi ha cho lợi nhuận khoảng hơn 200 triệu đồng. Ông Nguyễn Văn Sơn, thôn Phú Cường, xã Quảng Trường phấn khới cho biết: Trong những năm gần đây cũng được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, định hướng các mô hình sản xuất nên đời sống của Nhân dân chúng tôi nâng lên rõ rệt, từ đó tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền.
Theo đánh giá của huyện Quảng Xương, từ đầu nhiệm kỳ đến nay kinh tế xã hội của huyện tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn huyện đạt trên 9%.
Qua rà soát của huyện, mặc dù còn hơn nửa năm nữa các xã, thị trấn mới tiến hành đại hội, đánh giá kết quả nhiệm kỳ, nhưng đến nay đã cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ của địa phương đề ra. Hiện nay, các xã đang tiếp tục rà soát, đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chí, trên cơ sở đó, bám sát chương trình hành động để gấp rút, dồn tâm, dồn lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội đã đề ra. Ông Hà Xuân Thống, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Thời gian còn lại của nhiệm kỳ, UBND xã Quảng Trường sẽ quyết liệt trong chỉ đạo điều hành để thực hiện bộ chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết đã xác định với tinh thần sẽ nỗ lực hết và tranh thủ, vận dụng mọi nguồn lực để tập trung thực hiện các chỉ tiêu về hạ tầng phục vụ dân sinh và phục vụ sản xuất.
Đối với những chỉ tiêu khả năng khó hoàn thành, huyện Quảng Xương đang yêu cầu các xã rà soát, đánh giá khả năng thực hiện. Quan điểm chỉ đạo nhất quán của huyện Quảng Xương là không chạy theo thành tích, vì vậy các xã, thị trấn sẽ không điều chỉnh các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ địa phương đã xác định. Với yêu cầu này, để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Nghị quyết đề ra, đòi hỏi các địa phương phải thực sự nỗ lực và quyết tâm rất cao.
Trong thời gian tới, Đảng bộ huyện Quảng Xương sẽ tiếp tục rà soát các mục tiêu, nhiệm vụ; kịp thời bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục bằng được hạn chế, yếu kém; phấn đấu hoàn thành mục tiêu Nghị quyết đại hội. Tập trung chỉ đạo, đôn đốc, thực hiện kịp thời, đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ hàng năm và toàn khóa, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế; nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng giá trị sản xuất. Đồng thời, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ chủ chốt có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiện vụ. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, siết chặt kỷ luật công vụ, thực hiện quyết liệt cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và người dân.
Bá Thước chung tay xây dựng nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở
Theo kết quả rà soát của huyện Bá Thước, hiện nay trên địa bàn huyện còn 4.116 hộ khó khăn cần hỗ trợ về nhà ở, trong đó có 2.718 hộ cần hỗ trợ xây mới, 1.398 hộ cần hỗ trợ sửa chữa. Trong những năm qua, nguồn kinh phí hỗ trợ các hộ nghèo xây mới sửa chữa nhà ở chủ yếu từ chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn lực hạn chế, tiến độ thực hiện còn chậm, do đó với việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025 chính là động lực quan trọng, tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Bá Thước cùng chung tay vì mục tiêu an cư, lạc nghiệp cho các hộ còn khó khăn về nhà ở.
Phát huy vai trò của Câu lạc bộ lý luận trẻ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Sau 1 thời gian được thành lập và đi vào hoạt động, mô hình Câu lạc bộ lý luận trẻ trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần phát huy vai trò của tuổi trẻ trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Việt Nam thực hiện mạnh mẽ các cam kết quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Trong khuôn khổ khóa họp thường kỳ lần thứ 57 vừa diễn ra vào tháng 9 vừa qua, Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát UPR đối với Việt Nam, ghi nhận những tiến bộ về mọi mặt của Việt Nam về hoàn thiện thể chế, pháp luật cũng như những hành động cụ thể, nhất quán từ cấp Trung ương đến cấp địa phương về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Trong đó, bảo vệ nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, trao cho họ cơ hội được phát triển bình đẳng được đánh giá là kết quả nổi bật nhất của Việt Nam trong thực hiện các cam kết và khuyến nghị được Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc cũng như các tổ chức quốc tế đưa ra tại các Phiên đối thoại trước đó.
Thanh Hóa: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa hiện đang phối hợp với Huyện ủy, Thành ủy và Thị ủy các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo năm 2024 cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện Kết luận 624 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác Dân vận - Cầu nối vững chắc giữa Nhân dân với Đảng
Ngày 15/10, kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng. Trải qua 94 năm, công tác Dân vận trong từng giai đoạn cách mạng có những yêu cầu, nội dung khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ và phát triển đất nước. Tại tỉnh Thanh Hóa, Ban Dân vận Tỉnh ủy luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác vận động quần chúng, tập trung hướng mạnh về cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, vấn đề bức xúc chính đáng của Nhân dân.
Người "vác tù và hàng tổng"
Được ví như "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, uy tín của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín luôn bền bỉ cống hiến bằng tinh thần vì nước, vì dân.
Thanh Hóa nỗ lực nâng cao số lượng, chất lượng nguồn đảng viên là học sinh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển Đảng trong học sinh tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng nghề có hệ giáo dục thường xuyên. Bên cạnh việc nâng cao số lượng, Đảng bộ,Chi bộ các nhà trường còn tập trung nâng cao chất lượng nguồn học sinh, đảm bảo vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhận diện "Cách mạng màu" và những nguy cơ tiềm ẩn đối với Việt Nam hiện nay
"Cách mạng màu", hay còn gọi "cách mạng nhung", "cách mạng đường phố" là thuật ngữ xuất hiện nhiều vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 và vẫn tiếp tục âm ỉ thâm nhập và lan rộng tại nhiều quốc gia, khu vực; gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Tại Việt Nam, "Cách mạng màu" cũng đã từng nhiều lần manh nha xuất hiện. Bài học về "Cách mạng màu" vẫn chưa bao giờ là cũ, luôn phải được ghi nhớ, khắc sâu; để kịp thời có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, không để có cơ hội thâm nhập và bùng phát.
Tỏa sáng phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn
Cụ Tống Văn Sơn sinh ngày 03/3/1946, trong một gia đình nghèo có truyền thống hiếu học và giàu truyền thống cách mạng tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn. Mặc dù, đã 80 tuổi nhưng với sự tinh thông về y khoa, am hiểu ngành y, sự tận tụy trong công việc nên Cụ đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều bệnh nhân từ các xã, các huyện trên địa bàn toàn tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.