Quảng Xương xưa và nay
Những ngày đầu tháng 4/1965, từng tốp máy bay Mỹ thi nhau ném bom đánh phá phà Ghép- huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa, ngăn không cho các đoàn xe của ta chi viện cho chiến trường miền Nam. Những câu chuyện oai hùng trong lịch sử, hay những câu chuyện rất đời thường trong cuộc sống khi đất nước đã hòa bình, hương vị mặn mòi của biển, của nước mắm đặc trưng… Tất cả đã làm nên một vùng đất Quảng Xương xưa và nay, quá khứ và hiện tại. Quảng Xương xưa anh dũng trong đấu tranh và Quảng Xương nay không ngừng đổi mới và phát triển.
Vào sáng ngày 4 tháng 4 năm 1965, đế quốc Mỹ cho máy bay bắn phá Phà Ghép. Bố mẹ đi làm đồng, một mình ở nhà, Nguyễn Bá Ngọc đã đưa các em nhỏ xuống hầm tránh đạn. Trong lúc bom đạn đang gầm rú, Ngọc bỗng nghe tiếng khóc bên nhà bạn. Không quản hiểm nguy, Ngọc ra khỏi hầm, băng sang nhà bạn. Thấy bạn bị thương nặng, hai em nhỏ của bạn đang sợ hãi gào khóc. Ngọc vội lấy thân mình che chở và dìu hai em xuống hầm trú ẩn an toàn. Cứu được các em nhưng chính Ngọc lại trúng bom bi của giặc, bị thương nặng. Mặc dù đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do vết thương quá nặng, Anh đã hy sinh lúc 2 giờ sáng ngày 5 tháng 4 năm 1965. Khi ấy, anh mới bước sang tuổi 14.
Tên anh Nguyễn Bá Ngọc được đặt cho những con đường, những ngôi trường không chỉ trên quê hương Quảng Xương mà trong khắp cả nước. Tự hào hơn khi liệt sĩ Nguyễn Bá Ngọc đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân vào ngày 01 tháng 9 năm 2016.
Vùng đất Quảng Nham, Quảng Xương xưa kia có tên là Cự Nham, hay còn gọi là làng Mom. Phát tích tên gọi này có từ thời nhà Lý, khi vua Lý Thánh Tông nam chinh ghé Lạch Ghép vào năm 1070, xúc cảm trước khung cảnh hữu tình hùng vĩ và khí chất mặn mòi của người dân vùng biển. Sinh sống bằng nghề đánh bắt cá, từ hàng nghìn năm xa xưa, người dân nơi đây đã biết muối ủ cá để dành, tạo ta tinh túy của cá muối là thứ nước chấm vàng óng, thơm lừng và nghề làm nước nắm Cự Nham có từ thời đó. Mặc dù trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, với ý niệm lưu giữ và phát triển nghề truyền thống, những người trẻ nơi đây đã có nhiều cải tiến trong sản xuất và phát triển thị trường cho sản phẩm của quê hương.
Anh Thạch Văn Hiểu, một người con của quê hương Quảng Nham, Quảng Xương, đã tiếp nối nghề truyền thống của gia đình, tiếp tục phát triển và đẩy mạnh hơn nữa thương hiệu sản phẩm quê hương vươn xa hơn nữa như: nước mắm, mắm tôm, moi khô… Để mở rộng quy mô sản xuất, năm 2019 anh Hiểu đã đăng ký thành lập Công ty TNHH Nước mắm Cự Nham. Các sản phẩm mắm truyền thống từ công ty đã được Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam công nhận Bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Hiện nay, ngoài hơn 100 chum để làm mắm, xưởng sản xuất của anh Hiểu còn có 11 bể muối mắm với dung tích hơn 200 tấn cá. Nguyên liệu muối mắm ở đây chủ yếu là cá cơm tươi của chính những ngư dân địa phương khai thác về. Sau từ 18 đến 20 tháng muối ủ theo phương pháp truyền thống của địa phương, những dòng nước mắm cốt màu cánh gián vàng óng được rút ra từ hệ thống chum và các bể, mang đến những sản phẩm với chất lượng tốt nhất tới tay khách hàng.
Để có thể phát triển thương hiệu sản phẩm, mang những sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng, ngoài việc kế thừa những giá trị tinh hoa của kinh nghiệm truyền thống trong gia đình. Anh Hiểu đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, tàu thuyền, chum ủ, hệ thống bể muối… Năm 2021, sản phẩm moi khô Cự Nham và nước mắm Cự Nham loại đặc biệt đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao cấp tỉnh vào năm 2021, sản phẩm mắm tôm Cự Nham được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2022.
Không chỉ đẩy mạnh thương hiệu sản phẩm truyền thống của quê hương vươn xa hơn, Công ty TNHH nước mắm Cự Nham của anh Hiểu đã tạo việc làm cho lao động tại địa phương và đóng góp vào sự phát triển chung của quê hương Quảng Xương. Sở dĩ lấy tên "Nước mắm Cự Nham" là bởi anh Hiểu luôn mong muốn sản phẩm mang đặc trưng vùng quê Quảng Xương sẽ được nhiều người biết đến gắn với tên đất, tên làng nơi đây.
Những câu chuyện oai hùng trong lịch sử, hay những câu chuyện rất đời thường trong cuộc sống khi đất nước đã hòa bình, hương vị mặn mòi của biển, của nước mắm đặc trưng… Tất cả đã làm nên một vùng đất Quảng Xương xưa và nay, quá khứ và hiện tại. Quảng Xương xưa anh dũng trong đấu tranh và Quảng Xương nay không ngừng đổi mới và phát triển.
Kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
Chiều 30/10, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị đánh giá tiềm năng du lịch Thanh Hoá, với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp hội viên và gần 30 doanh nghiệp lữ hành đến từ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Bình yên tại thiên đường nghỉ dưỡng LAMORI
LAMORI Resort & Spa nằm cách cảng hàng không Thọ Xuân 11km, cách Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh 2km. Với vị trí thuận lợi, LAMORI dễ dàng kết nối với nhiều điểm tham quan nổi tiếng của huyện Thọ Xuân và tỉnh Thanh Hóa, tạo điều kiện cho du khách khám phá trọn vẹn hành trình di sản và vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây.
Định hướng đến năm 2030, Thanh Hóa sẽ là một trong những động lực phát triển du lịch
Theo Quyết định số 509 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công bố, đến năm 2030, tỉnh Thanh Hoá cùng với Nghệ An, Hà Tĩnh sẽ trở thành 1 trong 6 khu vực động lực phát triển du lịch của Việt Nam.
Ra mắt công trình số hóa Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường
Sáng ngày 27/10, tại Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã tổ chức chương trình ra mắt công trình số hóa Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường.
Tọa đàm Thực hành tín ngưỡng hầu đồng bản sắc văn hóa xứ Thanh xưa và nay
Ngày 27/10, Viện Nghiên cứu ứng dụng văn hóa truyền thống Việt Nam đã phối hợp với Câu lạc bộ hát văn tỉnh Thanh Hóa tổ chức tọa đàm về nghi lễ, trang phục, hát văn trong thực hành tín ngưỡng hầu đồng của xứ Thanh xưa và nay.
Bảo tồn và phát huy giá trị cây di sản ở Thanh Hoá
Thời gian qua công tác bảo vệ cây cổ thụ và bảo tồn cây di sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã được các ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân quan tâm thực hiện nghiêm túc, từ đó góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan môi trường và góp phần phát triển du lịch.
Tỉnh Thanh Hoá đón gần 14,7 triệu lượt khách du lịch
10 tháng năm 2024, tỉnh Thanh Hoá đã đón gần 14,7 triệu lượt khách du lịch, với tổng thu du lịch đạt hơn 32.440 tỷ đồng, tăng 38,5% so với cùng kỳ.
Các điểm du lịch văn hoá tâm linh hút khách dịp cuối năm
Xác định dịp cuối năm luôn hút khách đến với các điểm du lịch văn hoá tâm linh, nên các địa phương trong tỉnh đã rất chủ động trong công tác đón tiếp, đảm bảo chất lượng dịch vụ và an ninh trật tự tại mỗi điểm đến.
Nghĩa tình thầy trò học sinh miền Nam
Trong hành trang kí ức của hơn 3 vạn học sinh miền Nam trên đất Bắc luôn có phần kí ức đặc biệt thiêng liêng về cô thầy. Những năm tháng dài xa quê nhà, người thân, đối với các học sinh Miền Nam, các thầy giáo cô giáo chính là những người đã thay cha, thay mẹ chở che, nuôi dưỡng, dạy dỗ họ trưởng thành nên người. 70 năm đã trôi qua, dù giờ đây mái tóc cả thầy và trò học sinh Miền Nam đã điểm sương, song nghĩa tình luôn đậm sâu và mãi rưng rưng khi nhắc nhớ đến.
Hội nghị cộng tác viên Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh
Ngày 23/10, tại thành phố Thanh Hóa, Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh đã tổ chức hội nghị gặp mặt cộng tác viên năm 2024. Đây là hoạt động thường niên của tạp chí nhằm đánh giá kết quả của một năm cũng như tri ân lực lượng cộng tác viên trong và ngoài tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.