Quyết liệt "Nói không với thuốc lá" trong bệnh viện
Cho đến nay, nhiều đơn vị đã xây dựng thành công môi trường cơ sở Y tế không khói thuốc lá như: bệnh viện đa khoa khu vực Hải Hậu- Nam Định, bệnh viện đa khoa tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu…
Trên thế giới mỗi năm có 8 triệu người tử vong do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam nằm trong danh sách 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Tỷ lệ hút thuốc của nam giới là 45,3%.
Hàng năm có trên 40.000 người Việt Nam tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự báo đến năm 2030, con số này có thể tăng lên tới 70.000 người/năm.
Sử dụng thuốc lá gây ra chi phí khổng lồ cho chăm sóc y tế cho những người bị bệnh do hút thuốc lá, cộng thêm tổn thất do giảm hoặc mất khả năng lao động, do hỏa hoạn và những tổn hại cho môi trường. Trên toàn thế giới, ước tính mỗi năm sử dụng thuốc lá gây thiệt hại khoảng 500 tỷ đô-la Mỹ.
Để nâng cao nhận thức của người dân, thời gian qua Công đoàn Y tế Việt Nam đã phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y Tế triển khai nhiều nội dung về phòng chống tác hại thuốc lá.

Các đại biểu thể hiện quyết tâm xây dựng môi trường cơ sở Y tế, trường học Y dược không khói thuốc lá tại Lễ phát động thi đua nhân Tuần lễ quốc gia PCTHTL hàng năm
Trong đó chú trọng công tác tuyên truyền và các hình thức khác nhau trên toàn quốc để làm thay đổi từ nhận thức đến hành động của học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên chức và người lao động.
Bên cạnh đó, kể từ khi Luật phòng, chống tác hại thuốc lá ra đời và có hiệu lực, Công đoàn Y tế Việt Nam cũng đã tổ chức 11 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá, các qui định của Luật PCTH thuốc lá và các văn bản hướng dẫn thi hành với sự tham dự của gần 2.000 đại biểu là thành phần Ban chỉ đạo phòng, chống tác hại thuốc lá các đơn vị.

Từ năm 2013 đến nay, Công đoàn Y tế Việt Nam đã sản xuất và cấp phát 8.000 tờ gấp, 4.000 sổ tay, 8.000 biển cấm hút thuốc mica, 12.500 biển cấm hút thuốc giấy, 8.600 tranh ảnh áp phích PCTHTL, 50 pano treo tại cổng ra vào các bệnh viện và 3.000 đĩa truyền thông tuyên truyền về phòng chống tác hại thuốc lá.

Đặc biệt, trong năm 2016-2017, Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Hội thi tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá thu hút hơn 12.000 bài dự thi của cán bộ, công nhân viên chức ngành Y tế trong cả nước. Hội thi không chỉ là cơ hội để các cán bộ y tế rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tuyên truyền về tác hại của thuốc lá mà cũng là dịp để người dân, bệnh nhân thấu hiểu hơn nỗi vất vả, khó khăn trong ngành.

Bên cạnh việc tuyên truyền, Công đoàn Y tế Việt Nam thường xuyên tổ chức các Đoàn kiểm tra giám sát việc xây dựng môi trường cơ sở Y tế, trường học Y dược không khói thuốc từ Trung ương tới địa phương. Cho đến nay, nhiều đơn vị đã xây dựng thành công môi trường cơ sở Y tế không khói thuốc lá, là nơi để các đơn vị đến học tập và chia sẻ kinh nghiệm, điển hình như: bệnh viện đa khoa khu vực Hải Hậu- Nam Định, bệnh viện đa khoa tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu…
PGS. TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết, nhờ tác động tích cực của truyền thông, sự nỗ lực vào cuộc của các Bộ, ban ngành trên cả nước, nhận thức về tác hại của hút thuốc và hút thuốc lá thụ động của người dân được nâng cao.
Theo báo cáo điều tra GATS năm 2015, tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động giảm đángkể so với năm 2010 ở hầu hết các địa điểm: tại gia đình (từ 73,1% xuống còn 59,9%), tại nơi làm việc (từ 55,9% xuống còn 42,6%), tại các trường đại học, cao đẳng (từ 54,3% xuống còn 37,9%), trên phương tiện giao thông công cộng (từ 34,4% xuống còn 19,4%) và tại trường học (từ 22,3% xuống còn 16,1%).
Cho đến nay, cả nước có 1.560 cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc lá nơi làm việc; 10 nghìn trường học thực hiện cấm hút thuốc lá trong trường học; 4.442 nhà máy, xí nghiệp thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc lá nơi làm việc; 508 bệnh viện tuyến tỉnh, huyện thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc lá.
P.V/Dân Trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.

Chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong trường học
Mới đây, tại Trường Mầm non Định Tăng, huyện Yên Định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Yên Định tổ chức diễn tập “Điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bếp ăn tập thể trong trường học”. Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng và tính chủ động, kịp thời trong công tác phòng, chống, xử lý ngộ độc thực phẩm cho đội ngũ nhân viên y tế và cán bộ, giáo viên các nhà trường.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ là một trong những chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với đội ngũ cán bộ, góp phần giữ gìn và phát huy nguồn lực cán bộ, đáp ứng yêu cầu về sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ trên cương vị công tác. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này, ngay khi được tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, đồng thời triển khai các giải pháp để tiếp tục từng bước nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

Bộ Y tế công bố 4 loại thuốc giả mạo trong 21 sản phẩm tân dược giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường. Trong số 21 sản phẩm bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ khi triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi
Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi đã gia tăng trở lại. Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã siết chặt các giải pháp kiểm soát lây nhiễm tại đơn vị.

Bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế; các trường đại học, cao đẳng y dược trực thuộc Bộ Y tế; các hội, hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam về việc quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.

Số ca mắc sởi gia tăng trở lại
Từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi tại Thanh Hóa có xu hướng tăng so với đầu năm. Ngành y tế khuyến cáo, nếu không đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh thì nguy cơ bùng phát dịch sởi là rất lớn.

Tiêm miễn phí vaccine phòng cúm cho thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và tri ân các anh hùng đã chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc, sáng ngày 17/4, Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm tiêm chủng VNVC Thanh Hoá tiêm vaccine phòng cúm miễn phí cho 60 thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng.

Bộ Y tế đề nghị xử lý người nổi tiếng quảng cáo sai quy định về thực phẩm chức năng
Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử; Cục Văn hóa cơ sở về việc phối hợp quản lý quảng cáo thực phẩm.

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá vừa có công văn gửi Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.