Thanh Hóa có 94.000 ha dược liệu trồng dưới tán rừng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện tỉnh Thanh Hóa có khoảng 94.000 ha trồng cây dược liệu dưới tán rừng, với khoảng 1.000 loại. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 5.000 ha trồng dược liệu trên đất trồng cây hàng năm. Các loại cây dược liệu chủ yếu trồng tập trung tại các huyện miền núi của tỉnh.
Để nhân rộng và phát triển cây dược liệu theo hướng hàng hóa, các địa phương trong tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân sản xuất, kinh doanh dược liệu thực hiện tích tụ, tập trung đất đai sản xuất các loại cây dược liệu. Đồng thời, đầu tư xây dựng vùng sản xuất dược liệu theo tiêu chuẩn VietGap và sản phẩm OCOP. Qua đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản xuất dược liệu cho giá trị thu nhập trung bình từ 200 đến 300 triệu đồng/ha/năm.
Thanh Hoá: Sản xuất nước mắm phục vụ Tết Ất Tỵ tăng 30% so với năm trước
Vài năm trở lại đây, các mặt hàng nước mắm truyền thống được nhiều người tiêu dùng lựa chọn mua và biếu tặng dịp Tết Nguyên đán. Bởi vậy, thời điểm này hầu hết các cơ sở sản xuất, chế biến nước mắm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đều đang chuẩn bị sẵn sàng lượng lớn hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới
Tính đến đầu tháng 12 năm nay, xuất khẩu rau quả của Việt Nam mang lại giá trị hơn 6,7 tỷ USD, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2023.
Năm 2025: Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD
Năm 2024, xuất khẩu của ngành da giày đạt trên 26 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2023. Hiện, trong chuỗi cung ứng da giày thế giới, Việt Nam đang đứng thứ 3 về sản xuất với 1,4 tỷ đôi/năm, sau Trung Quốc và Ấn Độ; đứng thứ 2 về xuất khẩu với 1,3 tỷ đôi/năm, chỉ sau Trung Quốc.
Việt Nam có 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn
Việt Nam có 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn với tổng vốn đăng ký gần 11 tỷ USD.
Thị xã Bỉm Sơn tập trung triển khai các dự án phát triển hạ tầng đô thị
Để thực hiện mục tiêu đưa thị xã Bỉm Sơn trở thành đô thị công nghiệp hiện đại, một trong những giải pháp thị xã đang nỗ lực thực hiện đó là triển khai các dự án phát triển hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; tạo không gian và diện mạo đô thị ngày càng khang trang, sạch đẹp.
Giải phóng mặt bằng: Chỉ hiệu quả khi chủ động, quyết liệt
Trong năm 2024, công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ thực hiện các dự án. Bằng những cách làm khoa học, sáng tạo, các địa phương trong tỉnh đã huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc, thực hiện nhiệm vụ công tác giải phóng mặt bằng.
Năm 2025, Việt Nam có thể đạt tăng trưởng GDP hơn 8%
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 dự báo đạt 7,25% và năm 2025 dự kiến đạt trên 8%.
Hiệu quả liên kết sản xuất rau màu vụ đông theo hướng hàng hóa
Đến thời điểm này, tỉnh Thanh Hóa đã gieo trồng được gần 45 nghìn ha cây vụ đông; trong đó có nhiều diện tích được liên kết sản xuất, hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp với hợp tác xã và người dân.
Thạch Thành: người dân phấn khởi khi giá mía nguyên liệu tăng
Vùng nguyên liệu liệu mía Thạch Thành đang bước vào vụ ép. Năm nay, Nhà máy đường Việt – Đài tiếp tục tăng giá thu mua mía nguyên liệu lên 12,5 triệu đồng/tấn. Với giá hiện tại, người trồng mía có lãi và thu nhập khá, nên sẽ yên tâm đầu tư thâm canh, nâng cao hiệu quả và gắn bó ổn định với cây mía.
Dự báo quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2025 đạt 506 tỷ USD
Theo dự báo của quỹ tiền tệ quốc tế IMF, nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt quy mô 506 tỷ USD trong năm 2025, đứng thứ 33 toàn cầu và vào top 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.