Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng qua máy POS: Phạm pháp và nhiều rủi ro
Ngân hàng cần tuyên truyền để khách hàng biết rằng, không thể dùng thẻ tín dụng để rút tiền qua những giao dịch khống, vì điều đó là phạm pháp.
Hiện nay, dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng đang rất phổ biến. Theo đó, có một số công ty có hợp đồng hợp tác với ngân hàng để áp dụng kênh thanh toán thẻ Visa vào việc chấp nhận thanh toán các giao dịch mua bán hàng hóa. Những công ty này có thể giúp chủ thẻ rút toàn bộ hạn mức tín dụng được cấp bằng tiền mặt để dùng vào mục đích khác thay vì mua sắm hàng hóa qua thẻ.
Cách phổ biến nhất là khách hàng có thể rút tiền từ thẻ tín dụng tại các cây ATM của ngân hàng. Ngoài cách này, thì hiện có dịch vụ rút tiền từ thẻ tín dụng qua máy POS, khách hàng có thể rút được 100% hạn mức tín dụng được cấp.
Điều đáng nói, phí ứng tiền mặt khi rút qua cây ATM của các ngân hàng thường khá cao, dao động trên dưới 4%, còn phí rút tiền mặt qua POS dao động từ 1,2% - 1,6%. Do vậy, rút tiền từ thẻ tín dụng qua máy POS đang là phương pháp được nhiều khách hàng ưa chuộng…
![]() |
Rút tiền từ thẻ tín dụng qua máy POS đang rất phổ biến hiện nay. (Ảnh minh họa: KT) |
Theo ông Nghiêm Sỹ Thắng, Giám đốc Khối Công nghệ ngân hàng, Ngân hàng Việt Á, về bản chất thì đây là hình thức giao dịch khống vì máy POS chỉ có chức năng thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ. Cách thức rút tiền cũng khá đơn giản, sau khi thỏa thuận với dịch vụ rút tiền, khách hàng mang thẻ tín dụng đến dịch vụ quẹt thẻ và nhận ngay 100% tiền mặt có trong thẻ. Nội dung được in trên hóa đơn rút tiền là mua sắm tiêu dùng hoặc mua một mặt hàng có giá trị của một công ty “ảo” nào đó.
Do lãi suất rút tiền mặt trên thẻ tín dụng thấp hơn vay ngân hàng nên nhiều người đã sử dụng cách này để rút tiền mặt. Thay vì đến tháng phải trả lãi, người vay chỉ phải trả một khoản phí đáo hạn cho dịch vụ rút tiền.
Ông Thắng cho rằng, việc rút tiền từ thẻ tín dụng qua máy POS mang lại thuận lợi cho người sử dụng nhưng lại tiềm ẩn rủi ro rất cao, vì đây chưa phải là hình thức giao dịch được pháp luật thừa nhận.
Rủi ro thứ nhất là khi khách hàng rút hết tiền mặt, sử dụng hết hạn mức đó thì họ có thể rơi vào tình trạng nợ nần. Do đó, khi dùng thẻ tín dụng phải cân nhắc về kế hoạch tài chính để đảm bảo có thể thanh toán được số tiền đã ứng khi tới hạn. Bởi lẽ nếu không thanh toán đúng kỳ hạn sao kê thì sẽ bị ngân hàng phạt do chậm thanh toán.
Mặc dù đi đôi với dịch vụ rút tiền trên thị trường cũng có các dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng sẽ giúp khách hàng chuyển nợ sang kỳ tiếp theo, nhưng nếu sử dụng lâu dài những dịch vụ này thì số phí phải chi cho các dịch vụ rút tiền sẽ không hề nhỏ.
Một rủi ro nữa mà ông Thắng chỉ ra là rút tiền từ thẻ tín dụng sẽ gây vỡ nợ và rủi ro cho ngân hàng do phát sinh nợ xấu.
Trước thực trạng trên, chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, các ngân hàng phải rà soát lại hệ thống của mình, rà soát lại các dữ liệu về khách hàng. Nếu thấy khách hàng rút tiền, mua giao dịch thường xuyên lên mức tối đa của hạn mức của thẻ tín dụng thì phải có sự cảnh báo. Còn nếu ngân hàng phát hiện ra khách hàng đã dùng những giao dịch khống như vậy để rút tiền mặt thì lập tức phải chấm dứt hợp đồng tín dụng hay khóa thẻ tín dụng của khách hàng đó.
TS. Hiếu cũng cho biết thêm, các ngân hàng cần có dữ liệu, danh sách điểm giao dịch của những công ty, doanh nghiệp mà họ đã từng sử dụng giao dịch khống để rút tiền cho khách hàng, để hễ phát hiện ra thì có biện pháp xử lý kịp thời.
“Với khách hàng, ngân hàng cần tuyên truyền để khách hàng biết một cách rõ ràng là không thể dùng thẻ tín dụng để rút tiền qua những giao dịch khống như vậy, vì điều đó là phạm pháp.”, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho hay./.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Việt Nam lọt top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore
Tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Singapore trong quý 1/2025 tăng nhẹ, và lần đầu tiên Việt Nam đã vươn lên top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Thanh Hóa thu ngân sách 16.300 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2025
Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận những kết quả tích cực trong công tác thu ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho các tháng tiếp theo.

Xuất khẩu hạt điều sang thị trường Hoa Kỳ giảm 14,5%
Trong quý 1/2025, Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc là 3 thị trường tiêu thụ hạt điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 22,7%, 11,2% và 9,8%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu hạt điều sang thị trường Hoa Kỳ giảm 14,5%.

Bộ Công Thương đề xuất nhiều giải pháp kích cầu thị trường nội địa
Bộ Công Thương đang triển khai nhiều giải pháp kích thích thị trường nội địa, hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên trong năm 2025.

Hộ kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử
Nghị định 70/2025 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định việc áp dụng hóa đơn điện tử đối với tất cả hộ và cá nhân kinh doanh.

Doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa ứng phó với cuộc chiến thương mại
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là chính sách thuế quan của Mỹ mới đây, các doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa đang khẩn trương triển khai các biện pháp thích ứng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực.

Doanh nghiệp FDI tin tưởng môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu có nhiều biến động, các doanh nghiệp FDI đã quyết định đầu tư tại Việt Nam hiện vẫn kiên định với kế hoạch đầu tư của mình.

Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa
Với sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, những năm qua, Thanh Hóa đã xây dựng được các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng nông sản hiệu quả. Đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm
Dự án đường bộ ven biển, đường 512 nối cao tốc Bắc Nam với Quốc lộ 1A; dự án đường W5 thuộc dự án đô thị động lực Nghi Sơn là ba trong số các dự án giao thông trọng điểm đang triển khai tại Thanh Hóa. Hiện nhà thầu đang tập trung phương tiện, nhân lực đẩy nhanh tiến độ các dự án này.

Tập trung cấp nước phục vụ sản xuất
Do thời tiết nắng nóng, xâm nhập mặn diễn ra tại nhiều địa phương, nên để đảm bảo cấp đủ nước cho hơn 112.000 ha lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ, các đơn vị thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động đắp đập, dự trữ nước trên kênh và vận hành tối đa các trạm bơm tưới khi điều kiện cho phép.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.