Sắn được mùa, được giá
(TTV) - Hiện nay, người trồng sắn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang bước vào vụ thu hoạch. Năm nay, sắn được mùa, đầu ra và giá cả được đảm bảo nên bà con rất phấn khởi.
![]() |
Niên vụ 2020 – 2021, gia đình ông Nguyễn Xuân Vân ở thôn Phú Quế, thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân trồng hơn 2 ha sắn, chủ yếu là giống sắn KM140 và KM 94. Do chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, nên năng suất cao, đạt khoảng 25 tấn/ha, đồng thời chất lượng sắn đảm bảo, vừa hàm lượng tinh bột cao nên thu hoạch đến đâu đều được công ty TNHH chế biến nông lâm sản xuất khẩu Như Xuân thu mua hết đến đó. Giá cả năm nay lại đảm bảo theo đúng hợp đồng từ 1.700 đồng đến 1.750 đồng/kg, nên sau khi trừ chi phí, gia đình có lãi hơn 25 triệu đồng/ha.
![]() |
Niên vụ sắn năm nay, tình trạng phát triển diện tích trồng sắn ồ ạt, phá vỡ quy hoạch cơ bản đã được khắc phục. Hầu hết người dân ở các địa phương đều trồng đúng diện tích theo hợp đồng ký kết với các doanh nghiệp chế biến. Toàn tỉnh có khoảng 11 nghìn ha sắn, tập trung chủ yếu ở các huyện Ngọc Lặc, Như Xuân, Cẩm Thuỷ, Thường Xuân, Bá Thước, Như Thanh, Thọ Xuân… Do nông dân được tập huấn, hướng dẫn sát sao về kỹ thuật, áp dụng một số tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăm sóc nên năng suất bình quân đạt từ 20 đến 25 tấn/ha, cá biệt có 1 số diện tích thâm canh sâu đạt năng suất trên 30 tấn/ha. Để đảm bảo quyền lợi cho người trồng sắn, đồng thời ngăn chặn tình trạng nông dân bán sản phẩm cho các đơn vị ngoài vùng hợp đồng liên kết, chính quyền các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp theo dõi sát sao quá trình thu hoạch. 3 nhà máy chế biến tinh bột sắn ở các huyện Như Xuân, Ngọc Lặc, Bá Thước cũng cam kết sẽ thu mua với giá từ 1.700 đến 1.750 đồng/kg sắn xô, đồng thời không để tình trạng tồn sắn tươi trên bãi sau thu hoạch. Với mức giá này, người trồng sắn đảm bảo cả về thu nhập và lợi nhuận.
![]() |
Theo kế hoạch, thời gian thu hoạch sắn niên vụ này sẽ còn kéo dài đến đầu tháng 1.2021. Hiện, các địa phương vùng nguyên liệu cũng đang chỉ đạo, hướng dẫn bà con nông dân khẩn trương chuẩn bị các điều kiện để bước vào sản xuất niên vụ mới 2021 – 2022. Trong đó, chú trọng việc chuẩn bị nguồn giống đảm bảo chất lượng, huy động máy móc cơ giới để làm đất ngay sau khi thu hoạch xong, đồng thời tiếp tục đấu mối với các doanh nghiệp chế biến để bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân. Cùng với đó, chính quyền và các doanh nghiệp cũng tiếp tục khuyến cáo bà con không vì hiệu quả kinh tế trước mắt mà xóa bỏ các loại cây trồng khác để mở rộng diện tích trồng sắn không theo quy hoạch, vì như vậy sẽ đối diện với nguy cơ thừa nguyên liệu, sản phẩm khó tiêu thụ và bị rớt giá./.
Bản tin Thời sự tối TTV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
Nghị quyết 68 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định: kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Đây cũng là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng
Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng là chìa khóa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nhà đầu tư, trong thời gian qua, các sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng nhằm đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.

Thị trường tài chính tiền tệ đảm bảo ổn định
Bộ Tài chính cho biết, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn song nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ổn định, các hoạt động kinh tế tiếp tục sôi động hơn; các tổ chức quốc tế vẫn dự báo Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trên thế giới và khu vực.

4 tháng năm 2025, nông lâm thủy sản xuất siêu gần 5,2 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD; giá trị nhập khẩu đạt gần 16 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản đạt gần 5,2 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2024.

4 tháng đầu năm, gần 90.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng trưởng tích cực
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của cả nước trong tháng 4 tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung cả 4 tháng, chỉ số này đã tăng 8,4% so với cùng kỳ. Những lĩnh vực tăng trưởng mạnh có thể kể đến như chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện và cung cấp nước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng tích cực
Trên 2 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, hoạt động xuất khẩu vẫn tăng trưởng tích cực cho thấy nỗ lực, sự linh hoạt trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Việt Nam xuất khẩu thủy sản lớn thứ 4 vào Singapore
Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản vào Singapore đạt hơn 21 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Với con số ấn tượng này, Việt Nam hiện đứng trong top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất tại Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Nhiều diện tích nứa, vầu ở Quan Sơn bị khuy
Những cánh rừng nứa, vầu từ bao đời nay đã là là nguồn sống của các thế hệ người dân huyện Quan Sơn. Từ đầu năm 2024 đến nay, hiện tượng nứa, vầu ra hoa, kết hạt rồi chết khô hàng loạt hay còn gọi là “khuy” đồng nghĩa với hàng nghìn hộ gia đình đối diện với nguy cơ mất nguồn sống trong nhiều năm tới.

Mô hình liên kết trồng dưa kiếm Nhật đem lại hiệu quả kinh tế cao
Vụ Xuân năm nay, một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa cây dưa chuột giống Nhật vào trồng và đã mang lại kết quả bước đầu. Lợi nhuận của các mô hình đạt từ 80-100 triệu 1ha.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.