Sẵn sàng di dân khỏi vùng có nguy cơ ngập lụt do mưa lũ
Huyện Vĩnh Lộc là địa phương có nhiều vùng trũng thấp, có 2 con sông lớn chảy qua, nên vào mùa mưa lũ rất dễ xảy ra tình trạng ngập lụt, đặc biệt là vùng ngoại đê. Để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, huyện đã chủ động xây dựng các phương án ứng phó với mưa lũ, trọng tâm là việc di dân khỏi vùng có nguy cơ cao bị ngập lụt.
Đã nhiều năm trôi qua, nhưng dấu vết do nước lũ tràn vào làm ngập hàng chục ngôi nhà của người dân sinh sống dọc sông Mã, ở thôn Cẩm Hoàng 1, xã Vĩnh Quang vẫn còn. Đối với người dân nơi đây, mỗi mùa mưa bão đến lại thêm 1 mùa thấp thỏm lo âu. Ông Nguyễn Xuân Khánh Thôn Cẩm Hoàng 1, xã Vĩnh Quang vẫn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Từ năm 2017 đến nay đã 2 lần bị ngập, nước ngập gần hết nhà, cả người và tài sản đều phải chuyển đến những nơi cao, an toàn, lực lượng chức năng của địa phương thường xuyên tuyên truyền và hỗ trợ nhân dân tránh lũ".
Xã Vĩnh Quang có 2 thôn, nằm dọc chiều dài tuyến sông Mã chạy qua địa bàn. Vào mùa mưa bão, khi mưa lớn kéo dài, cộng thêm việc xả lũ của các thủy điện thượng nguồn làm mực nước dâng cao, thường xuyên đe dọa ngập lụt, ảnh hưởng trực tiếp đến 400 hộ, với trên 1.500 nhân khẩu. Do đó, công tác ứng phó với thiên tai, đặc biệt là việc di dân đến nơi an toàn luôn được địa phương đặc biệt quan tâm.
Ông Trịnh Việt Cường - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi thường xuyên kiểm tra công tác ứng phó thiên tai tại các địa phương, đồng thời chỉ đạo các xã thị trấn xây dựng phương án và tập trung triển khai để tránh sự lơ là chủ quan từ các cấp".
Là địa phương có đặc thù nhiều vùng trũng thấp, có 2 con sông lớn là Sông Bưởi và sông Mã chảy qua nên vào mùa mưa bão rất dễ xảy ra tình trạng ngập lụt ở địa bàn 8 xã, thị trấn, ảnh hưởng trực tiếp tới trên 3 nghìn hộ dân, với khoảng 15 nghìn nhân khẩu. Để đảm bảo tính mạng và tài sản của người dân, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã chủ động xây dựng các phương án phòng chống thiên tai.
Bà Nguyễn Thị Tươi - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền cho người dân chủ động ứng phó thiên tai, đồng thời xây dựng các phương án để di dân đến nơi an toàn, trong đó tập trung vào việc chuẩn bị theo phương châm 4 tại chỗ".
Theo dự báo của các cơ quan khí tượng thủy văn, từ nay đến hết tháng 9, khu vực Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế sẽ liên tiếp có mưa, với lượng mưa tăng so với trung bình các năm từ 5 đến 10, dễ xảy ra ngập lụt cục bộ ở nhiều nơi. Cùng với đó, có thể xuất hiện một số hình thái thời tiết cực đoan như giông lốc, áp thấp nhiệt đới, bão… Do vậy, huyện Vĩnh Lộc tiếp tục chú trọng đến công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc chủ động ứng phó với thiên tai. Đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.
Hàng chục địa phương đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, đất đai của người dân
Theo thông tin từ Tổ công tác triển khai đề án 06 của Chính phủ về tiến độ triển khai số hóa dữ liệu hộ tịch, dữ liệu đất đai của các địa phương, tính đến hết tháng 9 năm nay, mới chỉ có 14 tỉnh thành đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch; 46 triệu thửa đất được hoàn thành số hóa, tại 461/705 huyện trên toàn quốc.
Việt Nam trở thành nước đi đầu trong xu hướng dịch chuyển toàn cầu
Dữ liệu mới đây từ nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính hàng đầu thế giới S&P Global Market (Mỹ) cho biết: Việt Nam đã vượt qua Mexico trở thành nước dẫn đầu trong xu hướng các công ty chuyển hoạt động sản xuất, dịch vụ và hậu cần từ một quốc gia xa sang các quốc gia lân cận.
Dự báo thời tiết 21/11/2024: Thanh Hóa và nhiều tỉnh miền Trung mưa lớn
Dự báo thời tiết 21/11/2024, các tỉnh miền Trung hứng chịu mưa lớn diện rộng, khu vực Thanh Hóa cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh
Ban chỉ huy Quân sự huyện Thường Xuân, phối hợp với Ban Công binh Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh tại xã Tân Thành.
Cảnh báo, dự báo sóng lớn trên vùng biển Thanh Hóa
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông, vùng biển ven bờ Thanh Hoá có gió Đông Bắc cấp 4, ngoài khơi cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.
Nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình là giải pháp quan trọng để thực hiện Chính phủ điện tử, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Chính phủ và các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, hướng tới đạt được mục tiêu đề ra.
Kiểm soát tải trọng phương tiện ngay từ đầu mỏ khai thác
Để nâng cao hiệu quả kiểm soát tải trọng phương tiện, Công an huyện Nông Cống đã tăng cường ngăn chặn, xử lý ngay tại các khu vực khai thác, bãi mỏ hay điểm tập kết hàng hoá.
Phấn đấu năm 2025 phủ sóng tất cả vùng lõm viễn thông
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, từ tháng 1 đến tháng 9/2024, Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng 316 thôn chưa có sóng di động, nâng tổng số thôn đã phủ sóng từ năm 2021 đến tháng 9/2024 là 2.549/3.310 thôn. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn 761 thôn chưa có sóng viễn thông, chủ yếu là các thôn bản đặc biệt khó khăn.
Phát huy vai trò người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa
Những năm qua, ở miền núi Thanh Hóa, lực lượng người uy tín có những đóng góp quan trọng nhằm đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số một cách kịp thời. Họ là những tấm gương sáng trong mọi phong trào, là “điểm tựa” của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Người dân gửi ngân hàng gần 7 triệu tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân tính đến hết tháng 8 đạt gần 7 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023. So với cuối tháng 7 năm nay, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân đến cuối tháng 8 tăng trên 86.000 tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.