Sản xuất công nghiệp Thanh Hóa nỗ lực vượt khó để tăng trưởng
Năm 2022, mặc dù vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã phục hồi và tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 16,31% so với cùng kỳ. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ lực đều tăng cao so với cùng kỳ. Kết quả này cho thấy những nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ và thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Thanh Hóa tăng 16,31% so với cùng kỳ.
Có 23 trong tổng số 25 sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng so với cùng kỳ. Trong đó nhiều sản phẩm tăng mạnh như: Quần áo may sẵn tăng 29,9%; giày thể thao tăng 22,5%; bia tăng 19,4%; điện sản xuất tăng 20,5%...
Trong năm, đã có nhiều dự án công nghiệp quy mô lớn hoàn thành đi vào sản xuất như Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2; nhà máy may xuất khẩu S&D Thanh Hóa….

Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển ổn định…
Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng chiếm tới 48,8% cơ cấu GRDP của tỉnh, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh năm 2022
Đây là những kết quả nổi bật trong phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2022. Đáng chú ý, trong sản xuất công nghiệp đã hình thành những sản phẩm có hàm lượng khoa học, công nghệ cao. Tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo tăng dần. Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đạt tăng trưởng cao trong sản xuất kinh doanh.

Ông Đỗ Trường Giang, Phó Giám đốc công ty cổ phần Bia Hà Nội – Thanh Hóa
Ông Đỗ Trường Giang, Phó Giám đốc công ty cổ phần Bia Hà Nội – Thanh Hóa cho biết: "Sản lượng tiêu thụ bia tăng 5%, thứ 2, doanh thu tăng khoảng 15%; lợi nhuận cũng tăng gấp khoảng 1,7 lần, có được kết quả đó công ty đã đặt ra nhiều giải pháp như tiếp tục tái cơ cấu sắp xếp lại lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm làm sao hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt nhất."

Ông Lê Hùng Mạnh, Tổng giám đốc Công ty Liên doanh phân bón Hữu Nghị, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Hùng Mạnh, Tổng giám đốc Công ty Liên doanh phân bón Hữu Nghị, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Trong năm qua Hữu Nghị dùng mọi giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của thị trường, điều lớn nhất là chúng tôi vẫn giữ được thị trường, lo việc làm, thu nhập cho người lao động ổn định."
Ngay từ đầu năm 2022, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, giúp các doanh nghiệp ổn định nguồn lao động, duy trì sản xuất. Đồng thời khẩn trương triển khai các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế, giảm thuế, ưu tiên nguồn vốn, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy sản xuất với mức cao nhất. Bản thân mỗi doanh nghiệp cũng đã chủ động, linh hoạt nỗ lực sản xuất và tìm kiếm thị trường mới. Nhờ vậy hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2022 đã phục hồi và tăng trưởng tích cực.

Tuy nhiên, do tác động bởi lạm phát kinh tế, ảnh hưởng của dịch bệnh và cuộc xung đột Nga – Ukraine từ đầu quý 4 trở lại đây, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, và dự báo tình trạng này sẽ còn kéo dài sang nửa đầu năm 2023. Một số dự án sản xuất công nghiệp đang triển khai trên địa bàn bị chậm tiến độ. Trong khi nhiều sản phẩm truyền thống đã kịch trần tăng trưởng. Đây sẽ là những thách thức lớn cho sản xuất công nghiệp trong năm 2023.

Ông Lê Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Xi măng Long Sơn, tỉnh Thanh Hóa =
Ông Lê Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Xi măng Long Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Thị trường nhận định khó khăn trong năm 2023, đối với xi măng Long Sơn đang cố gắng hoạch định thị trường nội địa, xuất khẩu, làm sao tìm khách hàng mới, tìm kiếm đối tác sử dụng bền vững như Mỹ, Châu Á, đảm bảo sản xuất."

Ông Lê Huy Tuấn, Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính – Tổng hợp, Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Huy Tuấn, Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính – Tổng hợp, Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Sở công thương tích cực phổ biến hướng dẫn các hiệp định tự do mới ký kết để nâng cao năng lực hội nhập của doanh nghiệp, và tập trung nắm băt khó khăn cho doanh nghiệp, đưa dự án sản xuất công nghiệp đã được chấp thuận chủ trương sớm vào hoạt động để có sản phẩm mới, đồng thời tiếp tục xúc tiến đầu tư, phát triển lĩnh vực sản xuất công nghiệp trong năm 2023."
Năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 17% trở lên. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 200 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2022. Đây là mục tiêu có tính phấn đấu rất cao, nhất là trong bối cảnh hoạt động sản xuất công nghiệp đang phải chịu tác động, thách thức khó khăn từ nền kinh tế thế giới và trong nước. Thực tế này đòi hỏi các đơn vị sản xuất công nghiệp phải linh hoạt, chủ động hơn trong sản xuất, dự báo thị trường. Ngành Công thương Thanh Hóa cũng đang tiếp tục rà soát, đánh giá khả năng sản xuất của từng nhóm hàng, ngành hàng để kịp thời tham mưu cho tỉnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GRDP toàn tỉnh đạt 11% trong năm 2023.

Tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm sữa
Quý 1 năm 2025, các lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hoá đã phát hiện 674 vụ vi phạm mua bán, vận chuyển hàng cấm, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại và hàng giả. Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá cũng chỉ đạo các đội Quản lý thị trường trực Thực hiện cao điểm chống hàng giả, hàng kém chất lượng đối với hàng hoá là sản phẩm thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng.

Nhiều giải pháp để thị trường chứng khoán sớm được nâng hạng
Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai các giải pháp tối ưu để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với thị trường chứng khoán Việt Nam, tăng cường sự ủng hộ của họ đối với việc nâng hạng thị trường.

Cán cân thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục thặng dư
Số liệu của Cục Thống kê - Bộ Tài chính cho thấy, trong 4 tháng năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt trên 276 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kết quả phản ánh sự hồi phục tích cực và bền vững của hoạt động thương mại quốc tế, trong bối cảnh nhiều thị trường lớn có dấu hiệu tăng trưởng trở lại.

4 tháng năm 2025, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt trên 944 nghìn tỷ đồng
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), trong 4 tháng đầu năm 2025, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt trên 944 nghìn tỷ đồng, bằng 48 % dự toán năm và tăng 26,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số khoản thu chính như thu nội địa ước đạt 168 nghìn tỷ đồng.

Chủ động phòng chống nắng, nóng cho đàn gia súc gia cầm
Hiện nay, tại Thanh Hóa, nắng nóng bắt đầu gay gắt. Để hạn chế ảnh hưởng đến chăn nuôi, trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, các hộ chăn nuôi đang tăng cường thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng chống nóng và dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Mô hình liên kết trồng dưa kiếm Nhật đem lại hiệu quả kinh tế cao
Vụ Xuân năm nay, một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đưa cây dưa chuột giống Nhật vào trồng và đã mang lại kết quả bước đầu. Lợi nhuận của các mô hình đạt từ 80 - 100 triệu 1ha.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng tích cực
Trên 2 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, xuất khẩu tăng trưởng tích cực cho thấy nỗ lực lớn của các doanh doanh nghiệp.

Thanh Hoá tham gia 3 gian hàng tại Hội chợ xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã khu vực miền Bắc 2025
Tại Hội chợ xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã khu vực miền Bắc 2025 tổ chức tại Hà Nội từ 6/5-11/5. Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức 3 gian hàng tiêu chuẩn để trưng bày hàng chục sản phẩm đặc trưng vùng miền, sản phẩm OCOP của các Hợp tác xã tiêu biểu trong tỉnh.

Nhiều tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản
4 tháng năm 2025, tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt hơn 2,1 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ. Trong đó, nhiều nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản đang ghi nhận tín hiệu tích cực về đơn hàng, thị trường. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị doanh nghiệp đã linh hoạt đa dạng sản phẩm, kết nối tìm kiếm mở rộng khách hàng, thị trường.

Hơn 51.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.