ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Sản xuất và ứng dụng hiệu quả máy sấy thăng hoa trong bảo quản nông sản

Nhận thấy nông sản của người dân sau thu hoạch gặp khó khăn vì các phương pháp bảo quản, phơi, sấy truyền thống không đảm bảo chất lượng, anh Nguyễn Văn Tư, Giám đốc Công ty TNHH thiết bị Bạch Mã, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tìm hiểu về công nghệ, đồng thời tìm kiếm đơn vị cung cấp thiết bị để chế tạo, sản xuất thành công máy sấy thăng hoa có công suất lớn với nhiều ưu điểm vượt trội. Công nghệ mới này đã giúp bảo quản, nâng cao được giá trị nông sản sau thu hoạch cho người dân và doanh nghiệp.

Lan Hương – Văn Lộc

11/12/2024 10:08

Do nhu cầu thị trường tương đối lớn nên anh Nguyễn Văn Tư, Giám đốc Công ty TNHH thiết bị Bạch Mã, xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc đã không ngừng cải tiến, nâng cao năng suất của thiết bị này. Từ chỗ sản xuất và cung ứng máy sấy thăng hoa nhỏ có công suất 5kg/mẻ sấy, Công ty TNHH thiết bị Bạch Mã tiếp tục cải tiến, đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị hiện đại để hoàn thiện về công nghệ, nâng cao công suất lên đến 100 kg/mẻ sấy. Năm 2024, công ty đã sản xuất được máy sấy thăng hoa có công suất 1 tấn/mẻ sấy, cao hơn so với máy nhập khẩu.

Sản xuất và ứng dụng hiệu quả máy sấy thăng hoa trong bảo quản nông sản - Ảnh 1.

Nhờ hệ thống máy sấy thăng hoa này đã rút ngắn 50% thời gian sấy, trong khi giá thành chỉ bằng 60% so với máy nhập khẩu. Bên cạnh đó, khi sử dụng máy sấy thăng hoa, giá trị nông sản được nâng cao, có thể xuất khẩu, tiếp cận được với nhiều thị trường trong nước và quốc tế.

Sản xuất và ứng dụng hiệu quả máy sấy thăng hoa trong bảo quản nông sản - Ảnh 2.

Đến nay, công ty đã cung cấp ra thị trường hơn 300 máy. Bình quân hàng năm, công ty đạt doanh thu trên 35 tỷ đồng, trừ chi phí thu lãi 5 tỷ đồng. Nhờ hệ thống máy sấy thăng hoa sản xuất trong nước với giá thành phải chăng, công nghệ sấy thăng hoa ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch. Qua đó, giúp nâng cao giá trị của sản phẩm, đem lại thu nhập cao.

Sản xuất và ứng dụng hiệu quả máy sấy thăng hoa trong bảo quản nông sản - Ảnh 3.

Anh Nguyễn Văn Tư, Giám đốc Công ty TNHH thiết bị Bạch Mã, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sau khi máy sấy thăng hoa được tiếp cận trong nông sản thì nhu cầu về ứng dụng máy sấy thăng hoa trong chế biến sau thu hoạch ngày càng tăng, dẫn đến các công suất cũng tăng và các ứng dụng được mở rộng. Bản chất của sấy thăng hoa là bốc hơi nước ở trạng thái đóng băng nên giữ được cấu trúc tế bào, màu sắc, chất dinh dưỡng của sản phẩm sau sấy. Hệ thống máy sấy thăng hoa của chúng tôi có ưu điểm nổi trội là hệ thống bẫy lạnh tốt, hơi nước giữ lại ở bẫy lạnh, không đi vào hệ thống bơm chân không, giúp thời gian sấy giảm xuống và tăng tuổi thọ của hệ thống bơm chân không".

Ngành nông nghiệp cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hoá nói riêng đang phát triển theo hướng nâng cao năng xuất, giá trị sản phẩm, gắn sản xuất với chế biến. Vì vậy, các sản phẩm cần sử dụng công nghệ sấy để bảo quản ngày càng nhiều. Việc công nghệ sấy thăng hoa giúp sản phẩm sau khi sấy có chất lượng tốt nhất, giữ nguyên hàm lượng dược chất, màu sắc, hương vị và hình dạng của sản phẩm là hoàn toàn phù hợp và đáp ứng được yêu cầu thị trường hiện nay.

Sản xuất và ứng dụng hiệu quả máy sấy thăng hoa trong bảo quản nông sản - Ảnh 4.

Ông Trần Văn Biên, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp Công nghệ cao Thiên Thảo Việt, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Ông Trần Văn Biên, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp Công nghệ cao Thiên Thảo Việt, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết, thời gian đầu công ty rất khó khăn trong việc sấy sản phẩm, sau khi tìm hiểu, công ty quyết định sử dụng máy sấy thăng hoa của Công ty Bạch Mã, sau 4 năm sử dụng, đến nay sản phẩm vẫn đảm bảo được dược chất. Nhờ công nghệ sấy thăng hoa của Công ty Bạch Mã đã đáp ứng được nhu cầu sấy khô đông trùng hạ thảo.

Bắt nhịp được xu thế thị trường, năm 2025, công ty sẽ tiếp tục đầu tư máy móc, trang thết bị hiện đại để sản xuất máy sấy thăng hoa có công suất lớn từ 2 tấn đến 2,5 tấn/1 mẻ, đáp ứng nhu cầu về sấy nông sản trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, công ty cũng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và nghiên cứu chế tạo thêm các dòng máy sấy lạnh, máy cô đặc chân không và các thiết bị máy nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến nhiều mặt hàng nông sản của người dân.

Nguồn: Bản tin THNM/ TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Viettel là nhà mạng có chất lượng tốt nhất tháng 4/2025

Viettel là nhà mạng có chất lượng tốt nhất tháng 4/2025

08:53 , 11/05/2025

Theo dữ liệu mới nhất từ nền tảng i-Speed của Trung tâm Internet Việt Nam (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), tốc độ tải xuống trung bình của mạng băng rộng di động trên cả nước trong tháng 4/2025 đạt 77,19 Mbps, trong khi tốc độ tải lên trung bình là 27,37 Mbps. Đáng chú ý, chất lượng mạng di động trong tháng qua ghi nhận mức cải thiện mạnh mẽ nhất kể từ tháng 2/2024.

31 đội tranh tài tại chung kết Sáng kiến Khoa học 2025

31 đội tranh tài tại chung kết Sáng kiến Khoa học 2025

06:30 , 09/05/2025

Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2025 do VnExpress tổ chức đã bước vào vòng chung kết sau hơn 3 tháng triển khai. Trong số 199 hồ sơ vòng sơ loại, có 31 bài thi được chọn vào vòng chung kết dựa trên đánh giá của hội đồng giám khảo và bình chọn của độc giả.

Tập đoàn công nghệ Việt Nam mua công ty tư vấn công nghệ của Đức

Tập đoàn công nghệ Việt Nam mua công ty tư vấn công nghệ của Đức

06:20 , 09/05/2025

Tập đoàn FPT vừa hoàn tất thương vụ mua công ty tư vấn công nghệ thông tin uy tín trong ngành năng lượng của Đức.

Hiệu ứng tích cực từ phong trào bình dân học vụ số

Hiệu ứng tích cực từ phong trào bình dân học vụ số

20:06 , 08/05/2025

Thời gian qua, phong trào “Bình dân học vụ số” đã được một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thanh Hóa triển khai tích cực. Mục tiêu là hỗ trợ người dân các kỹ năng số để vận dụng trong đời sống.

Việt Nam có hơn 10.000 trạm 5G

Việt Nam có hơn 10.000 trạm 5G

08:04 , 08/05/2025

Tính đến hết quý I/2025, các nhà mạng Việt Nam đã lắp đặt 10.600 trạm BTS 5G và dự kiến tăng 5 lần trong năm nay.

Cả nước còn hơn 700 thôn/bản chưa có sóng băng rộng di động

Cả nước còn hơn 700 thôn/bản chưa có sóng băng rộng di động

07:55 , 08/05/2025

Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế, Bộ đã thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, xác định các thôn chưa có sóng băng rộng di động.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa

07:42 , 08/05/2025

Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản

18:44 , 07/05/2025

Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số

18:35 , 07/05/2025

Theo số liệu được tổ chức Báo cáo thị trường IT Việt Nam công bố, năm 2025, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam dự kiến cần khoảng 700.000 nhân sự mới. Tuy nhiên, con số thực tế hiện có tại các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 500.000 người. Sự chênh lệch này cho thấy ngành công nghệ thông tin đang thiếu hụt một lượng lớn lao động được đào tạo chính quy và có tay nghề cao.

Khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt Nam làm chủ công nghệ

Khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt Nam làm chủ công nghệ

18:32 , 07/05/2025

CT Semiconductor (thành viên Tập đoàn CT Group) vừa khởi công giai đoạn 2 nhà máy chip bán dẫn ATP tại Trung tâm phát triển công nghệ cao CT Group (Thuận An, Bình Dương). Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng là lần đầu tiên, người Việt làm chủ công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn.