sắn
Ngành sắn Việt Nam cần các sản phẩm có tính nổi bật
Việt Nam đang là nước xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngành sắn cần có những sản phẩm nổi bật để tăng khả năng cạnh tranh.
Bá Thước có gần 13 ha sắn bị nhiễm bệnh Khảm lá sắn
Theo báo cáo niên vụ sắn 2023-2024, trên địa bàn toàn huyện Bá Thước có 1.100 ha diện tích trồng sắn. Nhưng hiện nay, bệnh Khảm virus hại sắn đã phát sinh gây hại trên diện tích 12,6 ha. Trong đó, có 4 ha sắn có tỷ lệ nhiễm bệnh trên 70%, 8,5 ha bị nhiễm dưới 30%.
Thiếu hụt nguyên liệu sắn cho hoạt động chế biến
Do những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn phát triển mạnh, giá thu mua thấp nên hiệu quả trồng sắn không cao. Chính vì thế, diện tích sắn trên địa bàn tỉnh cũng giảm dần tại một số địa phương. Năm nay, thị trường ổn định, nhưng các nhà máy chế biến tinh bột sắn vẫn không đủ nguyên liệu cho hoạt động sản xuất.
Các nhà máy sắn đẩy mạnh thu mua và chế biến
Niên vụ năm nay, thị trường tiêu thụ của các nhà máy chế biến tinh bột sắn ổn định nên việc giá thu mua sắn tăng cao.
Phát triển vùng sắn an toàn nâng cao giá trị sản xuất
Thời điểm này, nông dân khu vực miền núi Thanh Hóa đang bước vào thu hoạch sắn niên vụ 2023-2024. Trong niên vụ này, việc đẩy mạnh phát triển vùng sắn an toàn sạch bệnh đã giúp năng suất sắn tăng. Bên cạnh đó, giá thu mua sắn tăng đã mang lại thu nhập cao cho người dân.
Niên vụ sắn 2023 - 2024 huyện Mường Lát thu nhập đạt trên 100 tỷ đồng
Năm 2023, huyện Mường Lát đưa cây sắn vào trồng đại trà tại nhiều địa phương. Thời điểm này, người dân trên địa bàn đang bước vào vụ thu hoạch rộ. Theo đánh giá, cây sắn sinh trưởng và phát triển tốt; đầu ra và giá cả ổn định nên hiệu quả của cây sắn đạt khá cao.
Sắn và sản phẩm sắn cán đích tỷ USD sau 10 tháng xuất khẩu
Tính đến hết tháng 10 năm nay, sắn và sản phẩm sắn của Việt Nam là 1 trong 9 mặt hàng nông sản đã cán đích xuất khẩu tỷ USD.
Triển khai kế hoạch sản xuất sắn nguyên liệu niên vụ 2024 - 2025
Sáng ngày 15/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất sắn nguyên liệu niên vụ 2023-2024, triển khai kế hoạch phát triển sắn và phòng chống bệnh khảm lá sắn niên vụ 2024-2025.
Thanh Hóa phát triển diện tích trồng sắn
Với cấu trúc địa hình và khí hậu phù hợp cho việc phát triển cây sắn, những năm qua các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đã có giải pháp mở rộng diện tích trồng sắn. Đến nay, toàn tỉnh có trên 13.500 ha sắn, cho năng suất từ 18 - 20 tấn/ha, cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Thanh Hóa có gần 2.330 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá
Hiện nay, cây sắn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang ở giai đoạn tích lũy tinh bột. Tuy nhiên, tại các vùng trồng sắn lớn như; Ngọc Lặc, Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Thọ Xuân và Triệu Sơn đã xảy ra hiện tượng sắn bị bệnh khảm lá từ trung bình, cục bộ đến thiệt hại nặng, tỷ lệ bệnh phổ biến từ 6-10%, tổng diện tích sắn bị nhiễm khảm lá lên đến 2.330 ha.
Việt Nam là thị trường cung cấp tinh bột sắn lớn thứ hai cho Trung Quốc
Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến hết quý III/2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 2,3 triệu tấn, trị giá trên 1 tỷ USD, tăng 8% về lượng và tăng 19,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.