Phát triển vùng sắn an toàn nâng cao giá trị sản xuất
Thời điểm này, nông dân khu vực miền núi Thanh Hóa đang bước vào thu hoạch sắn niên vụ 2023-2024. Trong niên vụ này, việc đẩy mạnh phát triển vùng sắn an toàn sạch bệnh đã giúp năng suất sắn tăng. Bên cạnh đó, giá thu mua sắn tăng đã mang lại thu nhập cao cho người dân.
Gia đình ông Bùi Trung Hiếu ở thôn Chum, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước rất vui với vụ thu hoạch sắn năm nay. Hiện giá sắn củ được Nhà máy thu mua 2.400 đồng 1 kg; 1 bó hom giống bán cho các thương lái tại ruộng có giá 24-26 nghìn đồng. Theo tính toán, 1 ha có năng suất 35 tấn củ và khoảng 1000 bó hom giống, thì với 1,5 ha, trừ mọi chi phí, gia đình ông Hiếu đã có lợi nhuận trên 100 triệu đồng, là mức lợi nhuận khá cao. Nhờ thực hiện các biện pháp thâm canh, an toàn dịch bệnh, nên không chỉ riêng gia đình ông Hiếu, mà nhiều hộ trồng sắn của huyện Bá Thước năm nay đều có nguồn thu nhập khá.
Anh Bùi Trung Hiếu, Thôn Chum, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Năm nay năng suất khá, được giá, thu nhập cao, vì vậy anh rất phấn khởi, có điều điện đầu tư cho vụ tiếp tới, để có thu nhập cao hơn nữa".
Ông Trần Văn Tâm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Tập trung chỉ đạo các xã cùng với Nhà máy thực hiện ngay từ khâu đầu tiên chọn giống sạch bệnh, làm đất kỹ, các quy trình thâm canh… xây dựng các mô hình và nhận rộng mô hình đưa các giống sắn có khả năng kháng bệnh vào trên địa bàn toàn huyện".
Trong niên vụ này, Thanh Hóa trồng được trên 12.350 ha sắn, tập trung chủ yếu ở các huyện Ngọc Lặc, Như Xuân, Cẩm Thuỷ, Thường Xuân, Bá Thước, Như Thanh, Thọ Xuân… Để hạn chế tình trạng bệnh khảm lá gây hại ảnh hưởng đến năng suất, ngày từ đầu vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp triển khai các giải pháp phát triển vùng sắn an toàn. Bà con nông dân được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, lựa chọn giống mới kháng bệnh khảm lá, giống sạch bệnh để đưa vào trồng nên năng suất sắn trung bình đạt 16,5 tấn 1 ha, cao hơn so với niên vụ trước 2 tấn 1 ha, thu nhập trung bình đạt 41 triệu đồng/1 ha. Có những diện tích sắn thâm canh có năng suất từ 35 đến 40 tấn 1 ha, đồng thời còn có thêm nguồn thu nhập từ bán hom giống nên đạt hiệu quả cao. Sắn nguyên liệu được các nhà máy chế biến tinh bột sắn thu mua với giá dao động từ 2.200- đến 2.700 đồng/kg.
Ông Trương Văn Trưởng, Cán bộ nguyên liệu Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Bá Thước chia sẻ: "Chúng tôi đưa ra mức giá cam kết 18 nghìn 1 yến, nhưng đầu vụ đã mua 24 nghìn đồng 1kg, mua trong ngày, thanh toán thứ 3 và thứ 6 hàng tuần".
Ông Vương Tiến Sỹ, Trưởng phòng Kinh doanh-Nhà máy sản xuất tinh bột sắn xuất khẩu Như Xuân cho biết: "Để đáp ứng vùng nguyên liệu bền vững, Nhà máy đầu tư ứng trước phân bón, giống, chọn giống mới, sạch, thay thế giống cũ không hiệu quả".
Thời gian thu hoạch sắn niên vụ này kéo dài đến tháng 3/2024. Để niên vụ 2024-2025, diện tích sắn ổn định 13.500 ha, năng suất bình quân 18 tấn/1 ha, theo định hướng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, các địa phương tiếp tục phát triển các vùng trồng sắn tập trung quy mô lớn, phát triển vùng nguyên liệu bền vững. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất sắn và thực hiện đồng bộ các giải pháp về phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn thông qua lựa chọn nguồn giống sạch bệnh, kháng bệnh, thường xuyên kiểm tra, xử lý mầm bệnh kịp thời trong quá trình cây sắn sinh trưởng và phát triển.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước
Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.
Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo 2 tháng còn lại của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức kỷ lục 62 tỷ USD.
Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm, do đó cần đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng thêm từ 10% đến 15% dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để xảy ra dịch bệnh và biến động giá cả.
Đẩy mạnh thu mua và chế biến sắn nguyên liệu
Bước vào vụ thu hoạch và chế biến sắn niên vụ 2024 – 2025, thị trường tiêu thụ tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn, giá giảm mạnh. Song các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thu mua sắn nguyên liệu với giá hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của người trồng sắn với nhà máy.
300 tấn gạo Thanh Hoá xuất sang thị trường Singapore
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Cẩm Thuỷ: 60 ngày đêm tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Do một số vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và tình hình thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng đến tiến độ thi công nên đến hết tháng 10/2024, huyện Cẩm Thuỷ mới giải ngân vốn đầu tư công đạt 62,7%, thấp hơn bình quân chung của cả tỉnh. Vì vậy, chính quyền địa phương đang quyết liệt chỉ đạo đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện chiến dịch 60 ngày đêm tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 955 triệu USD
10 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt hơn 2 triệu tấn, trị giá hơn 955 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 7% về trị giá so với cùng kỳ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.