Siết chặt quản lý giá cả hàng hoá Tết nguyên đán 2024
Dịp Tết nguyên đán, khi nhu cầu tiêu dùng mua sắm của người dân tăng cao dễ dẫn đến nguy cơ đầu cơ găm hàng, tạo cơn "sốt ảo" để nâng giá hàng hóa, trục lợi trái phép. Trước thực tế này, hiện nay, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang triển khai nhiều biện pháp quản lý giá cả, bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá bất hợp lý, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tăng cường kiểm tra kiểm soát việc đăng ký, kê khai giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết tại các cửa hàng, đơn vị kinh doanh; Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các đơn vị kinh doanh trong việc chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về giá; Tổ chức cho các đơn vị kinh doanh, tiểu thương buôn bán ký cam kết thực hiện niêm yết giá và bán theo đúng giá niêm yết… là những giải pháp đang được các đội Quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa triển khai quyết liệt nhằm bình ổn giá cả thị trường.

Ông Nguyễn Ngọc Lâm, Kiểm soát viên Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá
Ông Nguyễn Ngọc Lâm, Kiểm soát viên Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Đội đã thực hiện ký cam kết với 100% các hộ kinh doanh trên địa bàn, kiểm tra xử lý các mặt hàng như đầu cơ găm hàng, niêm yết giá và xử lý nghiêm theo quy định của Nhà nước, không để người dân thiếu mặt hàng gì trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024".

Muốn ổn định giá cả thì điều quan trọng là phải có nguồn cung hàng hóa ổn định, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Do đó, năm nay, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, đánh giá sớm nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Trên cơ sở đó, khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp chủ động tăng sản lượng sản xuất, dự trữ thêm nguồn hàng và tham gia các chương trình kích cầu tiêu dùng, bình ổn giá cả thị trường. Đến thời điểm này, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã dự trữ tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết khoảng trên 19.900 tỷ đồng, tăng 25% so với dịp Tết Quỹ Mão 2023. Các đơn vị đều cam kết thực hiện cung ứng đủ hàng hóa, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ tăng giá đột biến.

Ông Đỗ Cao, Giám đốc điều hành hệ thống siêu thị A&S Mart, tỉnh Thanh Hoá
Ông Đỗ Cao, Giám đốc điều hành hệ thống siêu thị A&S Mart, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Đối với hàng Tết, siêu thị đã về khoảng 80% cho lượng dự trữ năm nay, theo dự kiến năm nay, siêu thị tăng trưởng 5-10% so với cùng kỳ. Chúng tôi đang đưa ra chính sách khoá giá, tức là không tăng giá như các năm trước, bình ổn giá".

Càng gần đến Tết, sức mua hàng hoá trên thị trường dự kiến sẽ còn tăng cao hơn gây áp lực biến động giá cả hàng hóa trên thị trường. Do đó, các ngành, đơn vị chức năng đang tiếp tục theo dõi, nắm chắc diễn biến cung cầu hàng hóa, đặc biệt là giá cả các mặt hàng thiết yếu như bánh kẹo, rượu bia, thực phẩm, đồ điện tử… Qua đó, góp phần bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ sở kinh doanh và người tiêu dùng.

Thu thuế từ kinh doanh thương mại điện tử đạt 34,5 nghìn tỷ đồng
Bộ Tài chính cho biết, 3 tháng đầu năm số thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.

Thanh Hóa đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế
Xác định tầm quan trọng của công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ công tác đối ngoại. Hoạt động này đã góp phần quảng bá thông tin về vùng đất, con người và sự phát triển của Thanh Hoá đến với bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời thu hút các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu vật liệu xây dựng, tiến độ các dự án hạ tầng bị ảnh hưởng
Theo phản ánh của các nhà thầu thi công và chủ đầu tư, hiện nay, tình trạng thiếu vật liệu xây dựng, nhất là cát, đất đắp, đá base, đang ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tiến độ thi công các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. Có những nhà thầu phải thi công cầm chừng do không tìm được nguồn cung trong khu vực thi công dự án; hoặc phải tìm nguồn cung từ tỉnh ngoài khiến chi phí xây dựng tăng cao. Các đơn vị thi công đề nghị tỉnh Thanh Hoá sớm có các giải pháp giải quyết tình trạng thiếu vật liệu xây dựng, để đảm bảo tiến độ thi công cho các dự án.

Huy động hơn 1.930 tỷ đồng phục vụ phát triển nông nghiệp
Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thanh Hóa đã huy động được hơn 1.933 tỷ đồng phục vụ phát triển nông nghiệp. Trong đó, hơn 717 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách Trung ương; 212 tỷ đồng nguồn vốn nước ngoài và hơn 1.004 tỷ đồng vốn đầu tư công từ ngân sách tỉnh.

Ngọc Lặc tích tụ, tập trung được 144 ha đất nông nghiệp tập trung
Trong 3 tháng đầu năm 2025, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tích tụ, tập trung được 144 ha để sản xuất nông nghiệp tập trung hướng công nghệ cao.

FTA Index năm 2024: Thanh Hoá đứng thứ 2 bảng xếp hạng
Mới đây, Bộ Công Thương đã công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA index) của các địa phương năm 2024. Trong đó Thanh Hoá đứng thứ 2 bảng xếp hạng về điểm số.

Quý 1 năm 2025, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt hơn 2.500 tỷ đồng
Quý 1 năm 2025, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 2.500 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ.

Vốn FDI vào Việt Nam tăng 34,7%
Đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.

Thành lập Tổ công tác ứng phó chính sách thương mại mới của Mỹ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định thành lập Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Mỹ.

VASEP đề xuất giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ về 0%
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3 - 10% như hiện nay.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.