ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội

Sở hữu trí tuệ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, bảo đảm môi trường đầu tư, duy trì lợi thế cạnh tranh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giá trị nông sản hàng hóa, sản phẩm đặc trưng của địa phương và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đang tích cực hỗ trợ các địa phương, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn để nhận diện thương hiệu cũng như khẳng định vị thế trên thị trường. Nhờ đó, nhiều sản phẩm của tỉnh đã có sức cạnh tranh, được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường cả nước và một số sản phẩm đã tham gia xuất khẩu.

Hoàng Mai - Đức Anh - Xuân Quang - Quốc Cường

27/04/2024 15:03

Nhiều năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã trở thành một tổ chức khoa học công nghệ có nhiều đóng góp trong nghiên cứu, triển khai các đề tài, dự án góp phần phục vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Theo số liệu thống kê, từ năm 2011 đến nay, các trung tâm, phòng chuyên môn trực thuộc Viện nông nghiệp Thanh Hóa đã thực hiện trên 70 nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp. Thông qua thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhiều loại giống mới, quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật đã được đưa vào ứng dụng thực tiễn, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã làm chủ 28 quy trình công nghệ. Do vậy, để thương mại hóa sản phẩm từ các kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cũng đặc biệt chú trọng đến quyền sở hữu trí tuệ. Hiện nay, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã có gần 10 sản phẩm được đăng ký bảo hộ.

Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 1.

Tiến sỹ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Tiến sỹ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Viện Nông nghiệp nhận thấy một trong những hoạt động cần tập trung là hoạt động đổi mới sáng tạo gắn với việc thực hiện chứng nhận các sản phẩm khoa học công nghệ. Cùng với việc nâng cao về chất lượng, phải từng bước xác nhận chỉ dẫn địa lý cũng như xác nhận của các tổ chức cho việc đánh giá sản phẩm từ các đề tài".

Cùng với các tổ chức khoa học công nghệ, trên địa bàn tỉnh có 31 đơn vị và 1 chi nhánh doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Điểm nổi bật của doanh nghiệp khoa học công nghệ đó là các doanh nghiệp dùng đòn bẩy cho sự phát triển và tăng trưởng thông qua kết quả nghiên cứu khoa học được tạo ra bởi chất xám và nguồn lực rất lớn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, bảo vệ tài sản trí tuệ có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ bảo đảm việc xử lý, ngăn chặn và ngăn ngừa hành vi xâm phạm, đồng thời bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có tác dụng kích thích, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn và lành mạnh.

Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông là 1 doanh nghiệp khoa học công nghệ và là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng cây trồng tại Việt Nam. Hầu hết các sản phẩm của công ty có hàm lượng nghiên cứu cao. Vì vậy, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm được doanh nghiệp hết sức quan tâm.

Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 2.

Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 3.

Ông Nguyễn Ngọc Huấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển Khoa học và công nghệ Tiến Nông, Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông, tỉnh Thanh Hóa

Ông Nguyễn Ngọc Huấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển Khoa học và công nghệ Tiến Nông, Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Là một doanh nghiệp khoa học công nghệ, trong nhiều năm qua, Tiến Nông luôn theo đuổi tầm nhìn là đơn vị sáng tạo hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng cây trồng tại Việt Nam. Nghiên cứu sáng tạo luôn đi đôi với bảo hộ sở hữu trí tuệ để đảm bảo quyền của mình với thương hiệu cũng như các giải pháp hữu ích, kết quả nghiên cứu mà doanh nghiệp đã đạt được trong nhiều năm vừa qua. Điều đó cũng góp phần hạn chế tình trạng hàng giả hàng nhái trên thị trường đối với những sản phẩm mà Tiến Nông đã đạt được".

Xác định xây dựng và bảo vệ "thương hiệu" là "chìa khóa" để các sản phẩm khẳng định chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Công nghệ Tân Thanh Phương, Thành Phố Thanh Hóa cũng đã đăng ký bản quyền tác giả, bảo hộ nhãn hiệu để nhận diện thương hiệu cũng như khẳng định vị thế trên thị trường. Hiện nay, Công ty đã có 2 sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và công nghệ cấp giấy chứng đăng ký nhãn hiệu.

Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 4.

Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 5.

Ông Nguyễn Viết Thanh, Giám đốc Công ty đầu tư phát triển Công nghệ Tân Thanh Phương, Thành Phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Ông Nguyễn Viết Thanh, Giám đốc Công ty đầu tư phát triển Công nghệ Tân Thanh Phương, Thành Phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Khi chúng tôi đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, trong vòng 2 năm, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp nhãn hiệu độc quyền cho chúng tôi. Sau khi được cấp, uy tín thương hiệu sản phẩm tăng lên rất nhiều, khẳng định được chất lượng cũng như dịch vụ sản phẩm hàng hóa mà chúng tôi được bảo hộ".

Xác định được tầm quan trọng của Sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, các Sở ngành, liên quan phối hợp với cấp ủy, chính quyền đẩy mạnh công tác tuyền truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, quyền lợi, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiêp trên địa bàn tỉnh đối với sở hữu trí tuệ. Đồng thời hỗ trợ kinh phí thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với hoạt động xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ chủ lực đặc thù của địa phương, sản phẩm gắn với chương trình OCOP của tỉnh dưới dạng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.

Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 6.

Theo thống kê của Sở Khoa học và công nghệ, từ năm 2020 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã có 4 bằng độc quyền sáng chế; 45 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và 553 giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Các sản phẩm sau khi được cấp văn bằng bảo hộ bước đầu đã khẳng định được giá trị trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng biết đến. Một số sản phẩm có chứng nhận chỉ dẫn địa lý hoặc nhãn hiệu tập thể đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, đang xuất khẩu tới một số thị trường "khó tính" trên thế giới. Năm 2023, Thanh Hóa có 3 sản phẩm được Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng bảo hộ đối với Nhãn hiệu tập thể, đó là nhãn hiệu tập thể "Cải làng Lê" cho sản phẩm rau cải của huyện Yên Định; Nhãn hiệu tập thể "Dưa hấu Mai Am Tiêm" cho sản phẩm dưa hấu của huyện Nga Sơn và nhãn hiệu tập thể "Bưởi Bắc Lương huyện Thọ Xuân.

Để việc xây dựng bảo hộ nhãn hiệu đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, trong thời gian tới, các sở, ngành liên quan cần tiếp tục hướng dẫn các địa phương, các doanh nghiệp phát triển nhãn hiệu, thương hiệu dựa trên các quyền sở hữu trí tuệ đối với địa danh dùng cho sản phẩm đặc thù. Cùng với đó, cần nâng cao vai trò của quản lý Nhà nước về kiểm soát sử dụng nhãn hiệu trên thị trường, tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Và chỉ khi nhận thức của người dân và doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ được nâng cao, thì tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ giảm, và đó là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế - xã hội.

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Công nghệ ngày 26/4/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Sẽ không có việc nghẽn mạng khi các thuê bao chuyển đổi từ 2G lên 4G

Sẽ không có việc nghẽn mạng khi các thuê bao chuyển đổi từ 2G lên 4G

10:41 , 22/07/2024

Ngày 16/9, các nhà mạng viễn thông tại Việt Nam sẽ tiến hành tắt sóng 2G. Theo đó, những người đang dùng điện thoại chỉ hỗ trợ công nghệ 2G bắt buộc phải chuyển đổi lên 4G/5G. Đã có những nghi ngại rằng, liệu có xảy ra tình trạng nghẽn mạng hay nghẽn liên lạc, nếu ngày cuối người dân đổ dồn đi chuyển đổi từ 2G lên 4G/5G hay không?

Thanh Hoá xây dựng chính quyền điện tử

Thanh Hoá xây dựng chính quyền điện tử

09:23 , 22/07/2024

Nhằm xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang tập trung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; tăng cường chỉ đạo việc xử lý công việc, nhất là việc gửi, nhận văn bản trên môi trường điện tử.

Hoằng Hóa nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao

Hoằng Hóa nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao

15:20 , 20/07/2024

Để nâng cao giá trị nuôi trồng thủy sản, thời gian gần đây, nhiều hộ dân ở huyện Hoằng Hóa đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, đáp ứng yêu cầu nuôi trồng theo hướng ứng dụng công nghệ cao, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái hướng tới phát triển bền vững hơn.

Tuổi trẻ ngành văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa tích cực chuyển đổi số

Tuổi trẻ ngành văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa tích cực chuyển đổi số

15:05 , 20/07/2024

Những năm qua, tuổi trẻ ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã chủ động, tích cực ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số, đổi mới phương thức hoạt động theo hướng hiện đại. Qua đó, góp phần phục vụ tốt hơn cho công việc chuyên môn; xây dựng phát triển văn hóa số; giúp bạn đọc sách, báo; khách tham quan có thêm nhiều trải nghiệm bổ ích.

Dừng công nghệ di động 2G từ tháng 9/2024

Dừng công nghệ di động 2G từ tháng 9/2024

23:05 , 16/07/2024

Từ nay đến tháng 9/2024, các đối tượng thuê bao sử dụng máy điện thoại 2G Only cần nắm bắt kế hoạch dừng công nghệ 2G và thực hiện chuyển đổi thuê bao sử dụng máy điện thoại 2G sang sử dụng smartphone.

Số lượng và mức độ phức tạp của các cuộc tấn công mạng ngày càng tăng

Số lượng và mức độ phức tạp của các cuộc tấn công mạng ngày càng tăng

10:16 , 16/07/2024

Theo thống kê, trong nửa đầu năm 2024, có hơn 5.000 vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam, tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2023. Các hình thức tấn công phổ biến là tấn công có chủ đích vào các cơ sở trọng yếu như tổ chức tài chính, cơ quan chính phủ và doanh nghiệp lớn.

Chuyển đổi số - Xu hướng tất yếu đưa phát thanh đến gần công chúng

Chuyển đổi số - Xu hướng tất yếu đưa phát thanh đến gần công chúng

09:06 , 15/07/2024

Phát thanh là loại hình truyền thông đại chúng sở hữu rất nhiều thế mạnh như tính lan tỏa, tính gần gũi, sinh động khi nội dung thông tin được truyền tải qua âm thanh lời nói, âm nhạc và tiếng động. Kỷ nguyên số mở ra cho phát thanh những cơ hội thu hút lượng công chúng mới qua vận dụng các nền tảng số, nhưng đồng thời cũng mang lại những thách thức không nhỏ về việc thay đổi từ phát thanh truyền thống sang phát thanh hiện đại, đa phương tiện.

Lượng người sử dụng Mobile Money tại Việt Nam tăng nhanh

Lượng người sử dụng Mobile Money tại Việt Nam tăng nhanh

08:58 , 15/07/2024

Tính đến hết tháng 5/2024, số lượng người sử dụng dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam đã đạt hơn 8,8 triệu khách hàng, tăng 3,3% so với cùng kỳ tháng trước.

Công bố kết quả đánh giá chất lượng các hệ thống giải quyết thủ tục hành chính

Công bố kết quả đánh giá chất lượng các hệ thống giải quyết thủ tục hành chính

08:55 , 15/07/2024

Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn thành việc đánh giá chất lượng các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh năm 2024. Kết quả đánh giá vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin rộng rãi tới các Bộ, ngành và địa phương.

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ 
 trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

22:58 , 14/07/2024

Xác định việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo niềm tin với người tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh... trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc dán tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm khi đưa ra thị trường.