Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa nỗ lực với vai trò dẫn dắt chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh
Chuyển đổi số là một trong những định hướng phát triển và là nhiệm vụ trọng tâm đang được tỉnh Thanh Hóa tập trung triển khai trong giai đoạn hiện nay. Với vai trò là cơ quan tham mưu về công tác chuyển đổi số của tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực được giao, từng bước khẳng định vai trò dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Để chuyển đổi số được triển khai bài bản, đồng bộ trên toàn tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa đã tham mưu thành lập Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tại 100% các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị, thành phố, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; đồng thời tham mưu thành lập gần 4.400 tổ công nghệ số cộng đồng tại tất cả các khu phố, thôn, bản trong toàn tỉnh. Từ đó, huy động được sự quan tâm, vào cuộc của các ngành, địa phương và người dân trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số của tỉnh nói chung, của từng ngành, địa phương nói riêng.

Với mục tiêu tập trung phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu lực hiệu quả của bộ máy Nhà nước trong hoạt động phục vụ người dân, trong năm 2023, Sở Thông tin và Truyền thông đã đề xuất và phối hợp với các địa phương triển khai nhiều mô hình hay như: mô hình "3 Không" ; mô hình "Ngày không viết", "Ngày không hẹn" trong giải quyết thủ tục hành chính… Trong quá trình thực hiện, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa đã tích cực tập huấn và tham mưu quy trình triển khai mô hình phù hợp với thực tế của từng đơn vị.

Ông Lê Xuân Lâm, Trưởng phòng Quản lý công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa
Ông Lê Xuân Lâm, Trưởng phòng Quản lý công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa cho biết: "Để giúp cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện Mô hình, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp thành lập Tổ công tác cấp tỉnh, gồm thành phần các ngành, đơn vị như: Sở Thông tin và Truyền thông, Công An tỉnh, Tỉnh đoàn Thanh Hóa, Các Doanh nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin. Ngoài ra, Sở cũng đã phối hợp với các đơn vị hỗ trợ các địa phương rà soát, lựa chọn dịch vụ công trực tuyến để thực hiện toàn trình theo quy định; triển khai cài đặt, hướng dẫn sử dụng các ứng dụng cho người dân, doanh nghiệp".
Hiện nay, mô hình "3 Không" đã được triển khai tại 73 xã, phường, thị trấn và đang được nhân rộng trong toàn tỉnh. Chính quyền được các địa phương đánh giá mô hình này mang lại hiệu quả tích cực, góp phần thúc đẩy tiến trình hình thành công dân số, từ đó hình thành chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Bà Lê Thị Thúy, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Yên Định
Bà Lê Thị Thúy, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Yên Định cho biết: "Trong năm qua hiện Yên Định triển khai được nhiều mô hình chuyển đổi số hiệu quả như mô hình 3 không, mô hình số hóa di tích điểm đến…. Trong đó huyện nhận được sự phối hợp hỗ trợ rất lớn từ Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác tập huấn nghiệp vụ, trao đổi thông tin… nhờ vậy mà huyện đã triển khai thành công các mô hình và đang nhân rộng".
Nhằm lan tỏa tinh thần quyết tâm, nhận thức về chuyển đổi số, từ năm 2022, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa đã tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức các sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia trên địa bàn tỉnh với nhiều hoạt động nổi bật, ý nghĩa. Qua 2 năm tổ chức, sự kiện Ngày Chuyển đổi số Quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thu hút sự quan tâm, tham gia của các địa phương, đông đảo doanh nghiệp và người dân. Qua đó giúp thông tin tuyên truyền, kết nối, triển khai các sáng kiến, giải pháp Chuyển đổi số phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Để thúc đẩy phát triển xã hội số, Sở Thông tin và Truyền thông đã thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp tập huấn cho các tổ công nghệ số cộng đồng, hướng dẫn kỹ năng, cập nhật kiến thức mới về chuyển đổi số, giúp người dân sử dụng các dịch vụ số cơ bản, thông dụng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đặc biệt, trong năm 2023, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí và giao chỉ tiêu chuyển đổi số cấp xã đến năm 2025; đồng thời đóng vai trò là cơ quan chủ trì trong công tác đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện năm 2022. Việc đánh giá, xếp hạng chuyển đổi số các sở, ngành, địa phương vừa là cơ sở để các đơn vị nhìn nhận lại công tác chuyển đổi số của mình; vừa là động lực để các đơn vị phấn đấu nỗ lực hơn trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trong thời gian tới.

Năm 2023, Thanh Hóa xếp thứ 15 trên cả nước về mức độ Chuyển đổi số cấp tỉnh, xếp thứ 16 về mức độ xây dựng chính quyền số, xếp thứ 14 về kinh tế số và thứ 13 cả nước về các hoạt động xã hội số. Thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa quyết tâm nỗ lực hơn nữa nhằm dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả.

Ông Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa
Ông Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa cho biết: "Trong năm 2024, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tập trung tham mưu tổ chức thực hiện tốt một số nội dung như sau: Thứ nhất, tập trung tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về chuyển đổi số. Thứ hai, tổ chức thực hiện nâng cao tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình cũng như thanh toán không dùng tiền mặt. Thứ ba, tham mưu tổ chức xây dựng dữ liệu chuyên ngành để kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ các sở ban ngành, người dân và doanh nghiệp".
Để chuyển đổi số thành công, không chỉ có sự nỗ lực của ngành Thông tin và Truyền thông mà cần phải có sự vào cuộc và hành động đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành. Có như vậy, công cuộc chuyển đổi số mới mang lại giá trị, hiệu quả, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra, tạo đà đưa Thanh Hóa phát triển nhanh và bền vững.


Xã Bát Mọt công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ Mặt trận Tổ quốc
Chiều ngày 16/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Bát Mọt đã tổ chức Hội nghị lần thứ Nhất, công bố các quyết định về công tác tổ chức và cán bộ.

Gần 160 xác lợn chết trên hệ thống kênh Bái Thượng trong nửa đầu tháng 7
Sáng 17/7, Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị bàn giải pháp ngăn chặn, kịp thời xử lý các trường hợp vứt xác động vật chết trên hệ thống kênh, các công trình thuỷ lợi tại Thanh Hoá.

Nhiều điều chỉnh tạo thuận lợi hơn trong đào tạo lái xe
Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 14/2025 quy định về đào tạo lái xe; bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Nhiều nội dung trong Thông tư mới được điều chỉnh nhằm tạo thuận lợi hơn cho học viên học lái xe.

Nâng cao vai trò của Công an cấp xã trong công tác đảm bảo an toàn giao thông
Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào hoạt động, lực lượng Công an các xã, phường đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. Khắc phục những khó khăn ban đầu về lực lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiệp vụ, Công an các xã, phường trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, góp phần thực hiện mục tiêu giảm cả 3 tiêu chí về tai nạn giao thông.

Nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch khu vực nông thôn, miền núi
Đến hết tháng 6/2025, Tỉnh Thanh Hoá đã có 98% hộ dân vùng nông thôn, miền núi được sử dụng nước hợp vệ sinh và 64% được dùng nước sạch. Việc quan tâm, đầu tư xây mới các công trình cấp nước đã tạo điều kiện cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khoẻ người dân và góp phần tích cực vào công tác xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, theo Sở Nông nghiệp và Môi trường rất cần có các giải pháp để nâng cao hơn nữa tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo đúng tiêu chuẩn.

Hơn 86 triệu tài khoản ngân hàng sẽ bị khai tử từ 1/9
Theo Ngân hàng Nhà nước: Hơn 86 triệu tài khoản ngân hàng không xác thực sinh trắc học, "đóng băng" lâu ngày sẽ bị xóa sổ từ ngày 1/9 để ngăn chặn lừa đảo, gian lận số.

Cần sớm hướng dẫn phân cấp quản lý cơ sở hành nghề y dược tư nhân
Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động, tỉnh Thanh Hoá chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc phân cấp, phân quyền trong quản lý đối với các cơ sở lĩnh vực hành nghề y dược tư nhân. Điều này khiến nhiều địa phương lúng túng trong công tác quản lý; bản thân các cơ sở kinh doanh cũng có nhiều thắc mắc, liệu có thay đổi gì so với trước đây để điều chỉnh và phối hợp với các cấp, các ngành.

Thuê bao 5G toàn cầu sẽ đạt gần 2,9 tỷ người dùng vào cuối năm 2025
5G đang tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ và được dự báo sẽ có khoảng 2,9 tỷ người dùng vào cuối năm 2025.

Tuổi trẻ phường Đông Sơn xung kích hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính số
Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, Đoàn Thanh niên phường Đông Sơn đã tình nguyện, sát cánh cùng chính quyền cơ sở trong hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính và tiếp cận công nghệ số.

Phường Đông Quang thu nhận mẫu ADN cho thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được thông tin
Sáng ngày 16/7, UBND phường Đông Quang phối hợp với các Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh, Công an phường, Công ty Genstory và các đơn vị có liên quan triển khai chương trình thu nhận mẫu AND cho thân nhân của các liệt sĩ chưa xác định được thông tin trên địa bàn phường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.