Sử dụng điện tiết kiệm, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế
Điện năng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, thời gian qua, diễn biến thuỷ văn hết sức bất lợi. Tại khu vực miền Bắc, tất cả 12/12 hồ thủy điện lớn có lưu lượng nước về hồ rất kém, tần suất nước về nhiều hồ kém nhất trong 100 năm qua. Bên cạnh đó, một số tổ máy nhiệt điện than trong hệ thống bị suy giảm công suất hoặc bị sự cố do vận hành cao liên tục trong điều kiện thời tiết nóng gay gắt kéo dài đã khiến ngành điện phải đối vối diện với tình trạng thiếu điện chưa từng có. Không chỉ đời sống mà hoạt động sản xuất cũng bị ảnh hưởng do ngành điện phải tiết giảm phụ tải. Vì vậy, sử dụng điện tiết kiệm, hợp lý trong sinh hoạt và sản xuất để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế là yêu cầu đặt ra hết sức bức thiết.
Với gần 1.600 lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất giầy da xuất khẩu, Công ty TNHH giầy ALINA, tại huyện Quảng Xương sử dụng 122.000 Kwh điện mỗi tháng, tương đương trên 1 triệu KWh điện mỗi năm.
Với nhu cầu sử dụng điện lớn như vậy, công ty thuộc diện điều chỉnh phụ tải phi thương mại vào những giờ cao điểm. Vì vậy, ngoài việc phối hợp tốt với ngành điện thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh phụ tải, trong quá trình sản xuất, công ty cũng đã áp dụng tối đa các giải pháp tiết kiệm điện mà vẫn đảm bảo môi trường làm việc tốt cho người lao động.
Ông Trần Duy Hưng, Công ty TNHH giày ALINA Việt Nam cho biết: "Công ty có quy định cụ thể về sử dụng điện, giờ bật điều hoà, đặc biệt, khu nhà xưởng dều lắp đặt hệ thống thông gió, làm mát."
Cũng là doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, sử dụng nhiều thiết bị tự động hoá, nên người đứng đầu Công ty TNHH dệt kim Jasan Thanh Hoá nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của điện đối với việc duy trì hoạt động của nhà máy. Do vậy, công ty đã đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng, đồng thời lắp đặt các hệ thống thông gió, làm mát tự tự động, để giảm thiểu tố đa nguồn điện phục vụ sản xuất mà vẫn đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. Các thiết bị điện ở đây cũng luôn đặt ở chế độ sử dụng hợp lý, tránh lãng phí mà lại không phát huy được hiệu quả.
Ông Chen Song QI, Tổng Giám đốc Công ty TNHH dệt kim Jasan Thanh Hoá cho biết thêm: "Từ khi đi vào sản xuất, nguồn điện ở đây rất ổn định, giúp chúng tôi đảm bảo các đơn hàng và an toàn cho hệ thống máy. Như bạn đã thấy, trên mỗi hệ thống máy, chúng tôi đều lắp đặt một hệ thống làm mát, toàn bộ khí nóng được hút ra ngoài, giảm tốt đa nguồn nhiệt tại các phân xưởng."
Thấu hiểu khó khăn của ngành điện, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh đã thực hiện tiết kiệm điện năng tiêu thụ hàng tháng ít nhất 10% so với cùng kỳ. Đặc biệt, các khách hàng sản xuất công nghiệp có mức tiêu thụ điện lớn, thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện tự nguyện theo Thông tư số 23 ngày 16/11/2017 của Bộ Công Thương, khi có yêu cầu, thông báo của đơn vị điện lực.
Để giảm áp lực cho ngành điện, từ đầu tháng 6, tại thành phố Thanh Hoá, điện năng tiêu thụ cho chiếu sáng công cộng đã được tiết giảm đáng kể. Trong đó, Công ty Cổ phần môi trường và đô thị Thanh Hoá đã tiết kiệm 1/3 công suất điện chiếu sáng ngay từ giờ đóng điện và đến 22h chỉ để lại 1/3 đèn chiếu sáng, đồng thời cắt 100% điện trang trí, quảng cáo, đèn cầu. Các khu vực ngã ba, ngã tư, các vị trí trọng điểm được duy trì vừa đủ để đảm bảo an toàn giao thông và an ninh trật tự.
Từ việc Công ty điện lực Thanh Hoá đã phân nhóm khách hàng 110 kV và lập phương thức tiết giảm luân phiên theo ngày để các đơn vị chủ động trong sản xuất, kinh doanh, hạn chế gián đoạn cung cấp điện đột xuất và việc các doanh nghiệp chủ động xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh trong bối cảnh nguồn điện khó khăn, các hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn được đảm bảo điện tốt nhất phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực du lịch.
Ông Thái Khắc Quang, Giám đốc kỹ Thuật Công ty Cổ phần FLC Thanh Hoá cho biết: "Từ đầu năm đến nay, chưa xảy ra mất điện, Điện lực Sầm Sơn phối hợp rất tốt với chúng tôi trong việc đảm bảo cấp điện an toàn, do đó, chúng tôi cũng chia sẻ với ngành điện và sử dụng tiết kiệm tối đa nguồn điện."
Cùng với việc thực hiện tốt các khuyến cáo của ngành điện về sử dụng điện tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả, các doanh nghiệp trong tỉnh cũng chia sẻ khó khăn với ngành điện bằng cách chủ động xây dựng kế hoạch tiết giảm điện trong quá trình sản xuất. Do vậy, từ đầu năm đến nay, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cơ bản ổn định, một số lĩnh vực có bước phát triển khá so với cùng kỳ, nổi bật là, trong tháng 5, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định; chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 6,61% so với cùng kỳ. Thời gian tới, nguồn điện dự báo vẫn còn khó khăn và các địa phương trong đó có Thanh Hoá tiếp tục phải thực hiện tiết giảm phụ tải. Vì vậy, sử dụng điện tiết kiệm, hợp lý vẫn là vấn đề đặt ra nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các cấp tiếp tục tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài.
Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên
Sáng ngày 20/11, tại xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả kinh tế - xã hội của các mô hình thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước
Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.
Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo 2 tháng còn lại của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức kỷ lục 62 tỷ USD.
Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm, do đó cần đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng thêm từ 10% đến 15% dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để xảy ra dịch bệnh và biến động giá cả.
Đẩy mạnh thu mua và chế biến sắn nguyên liệu
Bước vào vụ thu hoạch và chế biến sắn niên vụ 2024 – 2025, thị trường tiêu thụ tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn, giá giảm mạnh. Song các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thu mua sắn nguyên liệu với giá hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của người trồng sắn với nhà máy.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.