Sử dụng vaccine DPT-VGB-Hib thay thế vaccine DPT cho trẻ 18 tháng
Thành phần chính trong vaccine DPT-VGB-Hib ((SII) là sự phối hợp từ nhiều nguồn, bao gồm giải độc tố của vi khuẩn bạch hầu và uốn ván, thành phần bất hoạt của vi khuẩn ho gà, kháng nguyên của virus gây bệnh viêm gan B và kháng nguyên từ vi khuẩn Hib.
![]() |
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa có văn bản gửi ban điều hành tiêm chủng mở rộng các khu vực, trung tâm kiểm soát bệnh tật/ y tế dự phòng 63 tỉnh, thành phố trong cả nước về việc sử dụng vaccine DPT-VGB-Hib thay thế vaccine DPT cho trẻ 18 tháng trong tiêm chủng mở rộng.
Công văn nêu rõ: Được sự cho phép của Bộ Y tế về việc sử dụng vaccine DPT-VGB-Hib (do Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất) thay thế vaccine DPT cho trẻ 18 tháng tuổi trong tiêm chủng mở rộng, nhằm sử dụng hiệu quả DPT-VGB-Hib, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Dự án Tiêm chủng mở rộng) đề nghị ban điều hành tiêm chủng mở rộng các khu vực, trung tâm kiểm soát bệnh tật/ y tế dự phòng 63 tỉnh, thành phố chỉ đạo, thực hiện cụ thể như sau:
Dự án Tiêm chủng mở rộng sẽ cung ứng đủ vaccine DPT-VGB-Hib để sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi và sử dụng tiêm cho trẻ 18 tháng tuổi thay thế cho vaccine DPT đang sử dụng trong tiêm chủng mở rộng. Các địa phương chủ động điều phối DPT-VGB-Hib để đảm bảo sử dụng vaccine hiệu quả.
Các địa phương phổ biến cho cán bộ tiêm chủng mở rộng các tuyến về sử dụng vaccine DPT-VGB-Hib cho trẻ dưới 1 tuổi trong tiêm chủng thường xuyên, đồng thời sử dụng DPT-VGB-Hib cho trẻ 18 tháng thay thế DPT trong tiêm chủng mở rộng.
Các địa phương rà soát trẻ chưa được tiêm đủ mũi vaccine phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/ viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib (bao gồm cả trẻ trên 1 tuổi), sử dụng vaccine DPT-VGB-Hib tiêm bù cho các đối tượng trên để đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em đạt chỉ tiêu kế hoạch 95%.
Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tổ chức tiêm chủng an toàn và phòng chống lây nhiễm SARS-CoV-2, tổng hợp báo cáo kết quả tiêm chủng và tình hình phản ứng sau tiêm theo quy định.
DPT-VGB-Hib là một loại vaccine phối hợp 5 trong 1, có khả năng phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi do Hib và viêm màng não mủ do Hib.
Thành phần chính trong vaccine DPT-VGB-Hib là sự phối hợp từ nhiều nguồn, bao gồm giải độc tố của vi khuẩn bạch hầu và uốn ván, thành phần bất hoạt của vi khuẩn ho gà, kháng nguyên của virus gây bệnh viêm gan B và kháng nguyên từ vi khuẩn Hib. Tuy chứa nguyên liệu trực tiếp từ các tác nhân gây bệnh, nhưng vaccine này được chứng minh an toàn cho người sử dụng. Tác dụng của nó dừng lại ở việc kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể đặc hiệu bảo vệ và không thực sự gây bệnh ở người sử dụng.
Vaccine DPT-VGB-Hib được cấp phép tại Ấn Độ từ năm 2009 và một năm sau đó được WHO công nhận đạt chuẩn. DPT-VGB-Hib đã được cho phép sử dụng rộng rãi trên gần 80 quốc gia, đã chứng minh cho sự hiệu quả và an toàn của nó. Tháng 9/2018, DPT-VGB-Hib đã chính thức được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành trong nước sau các thử nghiệm lâm sàng chứng minh tính an toàn trước đó.
Hiện nay trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, vaccine ComBE Five và vaccine DPT-VGB-Hib đang được sử dụng song song nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu của cộng đồng.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng
Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực
Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”
Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi
Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.