Sức hút lễ hội Lam Kinh 2023
Lễ hội Lam Kinh năm 2023 diễn ra đúng vào thời điểm những ngày cuối tuần, vì vậy đã thu hút hàng vạn người dân, du khách ở khắp mọi miền Tổ quốc về với Thọ Xuân - vùng đất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vĩ đại để hòa mình vào không gian thiêng của Lễ hội.
Những ngày qua, có rất đông du khách về với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh để hòa mình vào không gian thiêng của lễ hội - một di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc, giàu giá trị, để cùng dâng hương tưởng nhớ công đức của vua Lê Thái Tổ cùng các bậc tiền nhân, các anh hùng, nghĩa sĩ đã có công trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Đối với mỗi người dân và du khách gần xa, Lễ hội Lam Kinh đã thực sự trở thành gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp cho lịch sử luôn sống mãi trong thế hệ mai sau.
Bà Nguyễn Thị Được - Du khách Hà Nội cho biết: "Từ năm 2016 đến nay năm nào cứ đến lễ hội chúng tôi đều về, năm thì xe 45 chỗ, năm tới 2 xe, đợt dịch không về được rất nhớ, cứ như hối thúc trong mỗi người".
Về với lễ hội Lam Kinh, người dân và du khách được hòa mình vào không khí hào hùng, được khơi dậy tinh thần yêu nước sục sôi của hào khí Lam Sơn. Lễ hội còn là nơi trình diễn các trò diễn dân gian truyền thống xứ Thanh như: Xuân Phả, trò chiềng, múa Rồng, Bình Ngô, Sanh Ngô, trống hội... khẳng định Thanh Hóa là một vùng đất giàu truyền thống, một kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, để lại nhiều dư âm, ấn tượng tốt đẹp trong lòng Nhân dân và du khách. Đặc biệt hơn, Lễ hội còn là dịp để giới thiệu, quảng bá giá trị và hình ảnh Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh.
Chị Lê Thị Hằng - Du khách Hà Nội, cho biết: "Có thể nói chương trình rất tuyệt vời, quy mô, đặc sắc, công tác tổ chức chỉn chu chuyên nghiệp, đặc biệt hơn là sự ấn tượng về một di tích như nằm giữa rừng nguyên sinh mà hiếm nơi nào có được".
Gìn giữ lễ hội Lam Kinh chính là sự tôn vinh công lao của các anh hùng hào kiệt, gìn giữ văn hóa truyền thống. Ngày hôm nay, Lễ hội Lam Kinh nói riêng - Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh nói chung đang phát huy mạnh mẽ thế mạnh về du lịch, là một địa chỉ hấp dẫn đối với du khách. Đồng thời, đây cũng là một trong những điểm đến không thể bỏ qua trong sản phẩm tour "mùa thu Xứ Thanh" của các đơn vị lữ hành.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa
Sau 5 năm xây dựng, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã chính thức mở cửa đón du khách tham quan từ ngày 1/11/2024 và miễn phí vé trong 1 tháng.
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Mường Lát
Sáng ngày 31/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho hơn 100 học viên là cán bộ văn hóa, nghệ nhân, người dân tộc thiểu số có năng khiếu về nghệ thuật của 8 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mường Lát.
Nâng cao chất lượng hướng dẫn viên tại các khu, điểm du lịch
Hướng dẫn viên du lịch có vai trò giới thiệu, cung cấp thông tin giúp du khách hiểu biết sâu hơn về các giá trị văn hóa, lịch sử của mỗi địa danh. Những năm gần đây, việc xây dựng và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên tại các khu, điểm du lịch đã được ngành du lịch Thanh Hoá quan tâm, góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của địa phương.
Kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
Chiều 30/10, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị đánh giá tiềm năng du lịch Thanh Hoá, với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp hội viên và gần 30 doanh nghiệp lữ hành đến từ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Bình yên tại thiên đường nghỉ dưỡng LAMORI
LAMORI Resort & Spa nằm cách cảng hàng không Thọ Xuân 11km, cách Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh 2km. Với vị trí thuận lợi, LAMORI dễ dàng kết nối với nhiều điểm tham quan nổi tiếng của huyện Thọ Xuân và tỉnh Thanh Hóa, tạo điều kiện cho du khách khám phá trọn vẹn hành trình di sản và vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây.
Định hướng đến năm 2030, Thanh Hóa sẽ là một trong những động lực phát triển du lịch
Theo Quyết định số 509 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công bố, đến năm 2030, tỉnh Thanh Hoá cùng với Nghệ An, Hà Tĩnh sẽ trở thành 1 trong 6 khu vực động lực phát triển du lịch của Việt Nam.
Ra mắt công trình số hóa Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường
Sáng ngày 27/10, tại Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã tổ chức chương trình ra mắt công trình số hóa Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường.
Tọa đàm Thực hành tín ngưỡng hầu đồng bản sắc văn hóa xứ Thanh xưa và nay
Ngày 27/10, Viện Nghiên cứu ứng dụng văn hóa truyền thống Việt Nam đã phối hợp với Câu lạc bộ hát văn tỉnh Thanh Hóa tổ chức tọa đàm về nghi lễ, trang phục, hát văn trong thực hành tín ngưỡng hầu đồng của xứ Thanh xưa và nay.
Bảo tồn và phát huy giá trị cây di sản ở Thanh Hoá
Thời gian qua công tác bảo vệ cây cổ thụ và bảo tồn cây di sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã được các ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân quan tâm thực hiện nghiêm túc, từ đó góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan môi trường và góp phần phát triển du lịch.
Tỉnh Thanh Hoá đón gần 14,7 triệu lượt khách du lịch
10 tháng năm 2024, tỉnh Thanh Hoá đã đón gần 14,7 triệu lượt khách du lịch, với tổng thu du lịch đạt hơn 32.440 tỷ đồng, tăng 38,5% so với cùng kỳ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.