văn hóa phi vật thể
Hội nghị bồi dưỡng, cập nhật kiến thức quý IV năm 2024
Sáng ngày 20/12, Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị bồi dưỡng, cập nhật kiến thức quý IV năm 2024 với chuyên đề về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu cấp xã với hơn 35.000 đại biểu tham dự.
Lễ hội đền Đồng Cổ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Lễ hội đền Đồng Cổ, xã Yên Thọ, huyện Yên Định được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Việt Nam lần thứ 5 được vinh danh "Điểm đến di sản hàng đầu thế giới"
Tổ chức Giải thưởng thế giới vừa công bố Việt Nam là Điểm đến di sản hàng đầu thế giới năm 2024. Đây là lần thứ 5 Việt Nam được vinh danh ở hạng mục này.
Thanh Hoá bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp các ngành có liên quan, chính quyền các địa phương và đội ngũ nghệ nhân dân gian, nhiều loại hình văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian của tỉnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Việc tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể còn mở ra cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch cho các địa phương.
Bảo vệ và phát huy giá trị thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
Từ thế kỷ 16, tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và trong tâm thức của người dân Việt Nam nói chung và người dân xứ Thanh nói riêng. Việc di sản thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người Việt được UNESCO ghi danh tại danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2016 đã tạo điều kiện pháp lý cho các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng thờ mẫu được phát triển mạnh mẽ, lan toả sâu rộng, được bảo vệ và phát huy dưới nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt, với sức hút vốn có của loại hình tín ngưỡng này, cùng với những thắng cảnh và văn hóa độc đáo của xứ Thanh, định hướng phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn di sản được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều kết quả khả quan.
Lễ hội Chá Mùn của người Thái đen ở Thanh Hóa trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lễ hội Chá Mùn của người Thái (xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình Lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng.
Khơi dậy tiềm năng du lịch cộng đồng vùng đệm khu bảo tồn Nam Động
Ngoài hệ thống rừng nguyên sinh chứa đựng sự đa dạng sinh học cao, vùng đệm của Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động còn có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, chứa đựng nhiều sắc thái văn hóa truyền thống đặc sắc. Đây chính là điều kiện thuận lợi, để chính quyền các địa phương và Khu bảo tồn Nam Động phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cộng đồng.
Lớp tập huấn biên đạo tại xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Trong 2 ngày 17-18/5, Trung tâm văn hóa điện ảnh tỉnh Thanh Hóa tổ chức lớp tập huấn biên đạo, tập luyện và hỗ trợ đạo cụ, trang phục cho đội văn nghệ xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy.
Hỗ trợ phục hồi văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc có nguy cơ mai một
Trong quý II và III năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, mất bản sắc gồm nghề thủ công, nghi lễ, nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống của các dân tộc Khmer, Thái, Mông, Sán Dìu tại Trà Vinh, Yên Bái và Vĩnh Phúc.
Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển
Xứ Thanh - vùng đất "địa linh nhân kiệt", nơi tinh hoa văn hóa ngàn năm hội tụ vẫn luôn vinh dự và tự hào là "cái nôi" của nhiều lễ hội, trò chơi, trò diễn tiêu biểu, độc đáo mang đậm sắc thái riêng khác của văn hóa xứ Thanh. Trải qua thăng trầm của thời gian, lịch sử, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã và đang được các cấp chính quyền, người dân địa phương khôi phục, bảo tồn, giữ gìn và trao truyền để “vươn mình” ra khỏi không gian sinh hoạt cộng đồng và giới hạn địa lý, trở thành những di sản văn hóa. Và, càng vinh dự hơn khi trở thành di sản văn hóa quốc gia.
Bá Thước gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
Huyện Bá Thước là nơi sinh sống lâu đời của bà con các dân tộc Thái, Mường. Bởi vậy, đây cũng là địa phương có nền văn hóa phát triển đa dạng. Theo số liệu thống kê, hiện nay, Bá Thước có 55 di tích có yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, di chỉ khảo cổ học, di tích tôn vinh công đức của các bậc tiền nhân, các danh nhân có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước… Ngoài ra, cộng đồng người Thái, Mường còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa, thông qua những đặc trưng về trang phục, nhà ở, cách ứng xử, giao tiếp hay các lễ tục truyền thống...
Diễn đàn Tín ngưỡng thờ Mẫu và Phật giáo với phát triển văn hoá du lịch huyện Thọ Xuân
Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc vừa phối hợp với huyện Thọ Xuân tổ chức Diễn đàn “Tín ngưỡng thờ Mẫu và Phật giáo với phát triển phát triển văn hoá du lịch huyện Thọ Xuân.
Như Thanh bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Sết Bóoc Mạy
Lễ hội Sết Bóoc Mạy là nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái tại thôn Mó 1, xã Cán Khê, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương đã có nhiều nỗ lực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội trong đời sống cộng đồng.
Sửa đổi thủ tục cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 31 năm 2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01 năm 2012 về thủ tục cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể.
Lễ hội Mường Xia năm 2024
Lễ hội Mường Xia là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc trong đời sống văn hóa tinh thần của người Thái huyện Quan Sơn. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và nhân văn sâu sắc, năm 2022 Lễ hội Mường Xia đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Tối 18/3, Lễ hội Mường Xia năm 2024 tại xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn đã chính thức khai mạc.