Sức lan tỏa từ chương trình OCOP
Sau 5 năm triển khai, chương trình “Mỗi xã 1 sản phẩm" ( gọi tắt là OCOP) đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, thu hút các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tích cực tham gia. Qua đó, từng bước hình thành, nâng cao giá trị nhóm sản phẩm đặc sản của từng vùng miền, góp phần xây dựng Nông thôn mới bền vững.
Nếu như năm đầu tiên triển khai chương trình OCOP, toàn tỉnh mới chỉ có 10 huyện tham gia, thì đến năm 2022, toàn bộ 27/27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều đã có sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Đáng chú ý, các huyện miền núi mặc dù còn không ít khó khăn, nhưng cũng đã xây dựng thành công nhiều sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao.

Ông Lê Tiến Đạt - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thông qua chương trình OCOP đã làm thay đổi nhận thức của người dân từ sản xuất theo tập quán cũ, lạc hậu sang sản xuất kinh tế, thị trường, tạo ra hướng đi mới cho các sản phẩm truyền thống của địa phương, từ đó nâng cao thu nhập, đời sống của người dân. Huyện Như Xuân có nghị quyết của hội đồng hỗ trợ 30 triệu đồng/ sản phẩm để thúc đẩy các chủ thể hăng hái tham gia sản xuất".
Hiện nay, tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều đã xây dựng đề án phát triển sản phẩm OCOP; tổ chức rà soát, đánh giá các sản phẩm truyền thống có lợi thế trên địa bàn để xây dựng lộ trình thực hiện, gắn với chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu ở địa phương.

Tùy điều kiện thực tế, nhiều huyện, thị xã, thành phố đã ban hành các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị, hộ sản xuất xây dựng sản phẩm OCOP. Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh cũng đã phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn kiến thức cho lãnh đạo và chủ thể sản xuất, hỗ trợ quảng bá sản phẩm, kết nối thị trường tiêu thụ.
Nhận thấy được những lợi ích mà chương trình OCOP mang lại, các đơn vị, chủ thể sản xuất được lựa chọn đã tập trung cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường gắn với tiêu chí quy định để đạt chuẩn sản phẩm OCOP.

Ông Lữ Trọng Chung - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Ninh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lữ Trọng Chung - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Ninh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sau khi UBND tỉnh ban hành chương trình mỗi xã một sản phẩm, dựa trên cơ sở phát triển của địa phương, UBND xã đã quan tâm, chú trọng với các hộ gia đình có các sản phẩm từ trước để mở rộng quy mô diện tích, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài sản phẩm trứng gà sạch ra, địa phương đang muốn xây dựng sản phẩm cây thanh long ruột đỏ."
Tính đến thời điểm này, Thanh Hóa đã có 292 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh từ 3- 4 sao, 1 sản phẩm OCOP 5 sao Quốc gia; 3 sản phẩm đang đề xuất Trung ương xếp hạng 5 sao cấp Quốc gia. Với sự chủ động, tích cực của các địa phương cùng nỗ lực của các đơn vị sản xuất, Thanh Hóa phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2023 có thêm 120 sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh.


Thanh Hóa tạo việc làm mới cho 14.700 lao động
Quý 1 năm 2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 2 phiên giao dịch, ngày hội việc làm, thu hút 40 lượt doanh nghiệp, đơn vị và 2.000 lượt người lao động tham gia tuyển dụng, qua đó kết nối việc làm thành công cho 250 lao động.

Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa quý 1 ước đạt 2,57 tỷ USD
Năm 2025, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trọng điểm ở tỉnh Thanh Hóa như; Mỹ, các nước Liên minh Châu Âu và Châu Á đều có tín hiệu tăng trưởng tốt, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp đã tích cực nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên, phụ liệu làm đầu vào sản xuất.

Hơn 3.000 tỷ đồng cho vay xuất, nhập khẩu
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng nguồn vốn cho vay vào hoạt động sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có xuất, nhập khẩu. Tính đến cuối tháng 3 năm 2025, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt hơn 3.000 tỷ đồng.

Thành lập mới 579 doanh nghiệp trong quý 1
Theo thống kê từ Sở Tài chính, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập mới 579 doanh nghiệp, tăng 14,9% so với cùng kỳ, bằng 19,3% kế hoạch, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và thứ 6 cả nước, sau các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Tổng vốn điều lệ đăng ký khoảng 3.958 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ.

Xây dựng thương hiệu gắn với sự phát triển của hợp tác xã
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh vừa tổ chức Diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp, các Hợp tác xã” và truyền thông “Xây dựng thương hiệu gắn với sự phát triển của hợp tác xã” cho thành viên các mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn.

Đất nông nghiệp được thí điểm làm nhà ở thương mại
Nghị quyết 171 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4.

Cục Thuế siết chặt giám sát hóa đơn
Cục Thuế vừa ban hành thông báo chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định số 70/2025 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020 về hóa đơn, chứng từ.

Thanh Hóa: Nhiều loài thủy sản bị suy giảm tới 80 – 90%
Theo ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, nhiều loại thủy sản trên địa bàn tỉnh bị suy giảm tới 80 – 90%, thậm chí sắp tuyệt chủng như cá trê vàng, cá ngát, ốc nhồi, ếch đồng, tôm càng… Nhiều loài cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như cá mòi cờ hoa và cá mòi cờ chấm cũng đang dần trở nên hiếm gặp. Nguyên nhân chính là do khai thác quá mức và sử dụng các phương pháp khai thác tận diệt.

Thanh Hóa còn 8 đơn vị chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công
Hiện nay tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hóa đang cao hơn 7,4% so với bình quân chung cả nước, nhiều chủ đầu tư có tiến độ giải vốn cao. Tuy nhiên vẫn còn 8 đơn vị vẫn chưa thực hiện giải ngân vốn.

Quý I/2025, Thanh Hóa chi 12.000 tỷ đồng từ ngân sách
Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa, tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong quý I/2025 ước đạt hơn 12.000 tỷ đồng, tương ứng 22,4% dự toán cả năm và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.