Tại sao Trái Đất có khí quyển?
Bầu khí quyển của Trái Đất là rất lớn, đến mức nó thậm chí còn ảnh hưởng đến tuyến đường của Trạm vũ trụ quốc tế. Nhưng làm thế nào mà bầu khí quyển này hình thành?
Khi Trái Đất hình thành, khoảng 4,5 tỷ năm trước, hành tinh nóng chảy hầu như không có bầu khí quyển. Nhưng khi thế giới nguội đi, bầu khí quyển đã hình thành, phần lớn là từ các khí phun ra từ núi lửa, Trung tâm nghiên cứu môi trường Smithsonian (SERC) cho biết.

Bầu không khí cổ xưa này rất khác với ngày nay bởi nó có hydro sunfua, metan và lượng carbon dioxide gấp 10 đến 200 lần so với không khí hiện đại.
Jeremy Frey, giáo sư hóa học tại Đại học Southampton, Vương quốc Anh, cho biết: "Chúng tôi tin rằng Trái Đất bắt đầu với bầu khí quyển giống như sao Kim, với nitơ, carbon dioxide, có thể là khí mê-tan”.
Sau khoảng 3 tỷ năm, hệ thống quang hợp đã phát triển, có nghĩa là các sinh vật đơn bào đã sử dụng năng lượng của mặt trời để biến các phân tử carbon dioxide và nước thành đường và khí oxy. Điều này làm tăng đáng kể lượng oxy.
Thực tế, bầu khí quyển của giúp bảo vệ Trái Đất khỏi những tia nắng gay gắt của Mặt Trời và làm giảm sự khắc nghiệt của nhiệt độ, hoạt động giống như một chiếc chăn được quấn quanh hành tinh.
Tuy nhiên, ngày nay, hiệu ứng khí nhà kính đang nằm ngoài tầm kiểm soát. Khi con người giải phóng nhiều carbon dioxide vào khí quyển, hiệu ứng nhà kính của Trái Đất trở nên mạnh mẽ hơn khiến khí hậu của hành tinh trở nên ấm hơn.
Hiện tại, không có hành tinh nào khác trong vũ trụ có bầu khí quyển như Trái Đất. Sao Hỏa và Sao Kim có bầu khí quyển, nhưng chúng không thể hỗ trợ sự sống vì chúng không có đủ oxy.
Trái Đất có bầu khí quyển cực kỳ “bất thường” đối với các hành tinh trong hệ Mặt Trời ở chỗ nó rất khác với bất kỳ hành tinh nào khác. Tàu vũ trụ của Nga đã đến sao Kim chỉ được ghi lại trong vài giây và sau đó bị nghiền nát.
Khôi Nguyên/Dân Trí (Theo Live Science)
Đọc thêm

Đoàn thanh niên thành phố Thanh Hoá xung kích trong phong trào “bình dân học vụ số”
Với sự chủ động, sáng tạo, thời gian qua, đoàn thanh niên thành phố Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong phong trào bình dân học vụ số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn thành phố ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Thanh niên thành phố Thanh Hoá xung kích trong phong trào bình dân học vụ số
Với sự chủ động, sáng tạo, đoàn thanh niên thành phố Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong phong trào bình dân học vụ số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn thành phố ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Trẻ em làm quen với công nghệ số - Nền tảng cho công dân số tương lai
Trong xu thế chung của toàn xã hội, việc trẻ em tiếp cận sớm với công nghệ là tất yếu. Điều này không chỉ giúp các em học tập hiệu quả hơn, mà còn góp phần hình thành kỹ năng sống cần thiết trong tương lai. Vì thế, tại nhiều trường học và trung tâm giáo dục trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, việc giáo dục công nghệ số cho trẻ đang được quan tâm và triển khai một cách linh hoạt, phù hợp với từng độ tuổi.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng Nông thôn mới
Trong hành trình xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Thanh Hóa xác định khoa học công nghệ là yếu tố then chốt để tạo nên sự đột phá. Từ chuyển đổi số sâu rộng trong quản lý đến ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, khoa học công nghệ đang thực sự trở thành người bạn đồng hành, giúp bà con nông dân Thanh Hóa vươn lên, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chuyển đổi năng lượng xanh trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh toàn cầu đang đứng trước áp lực ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên và xu thế tiêu dùng xanh lên ngôi, chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh - sạch - bền vững không còn là xu hướng, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp. Tại Thanh Hóa, quá trình này đang diễn ra mạnh mẽ không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp, mà còn lan tỏa sang nông nghiệp và dịch vụ, tạo nên một hệ sinh thái kinh tế xanh đầy triển vọng.

Nhóm giảng viên ứng dụng AI sáng chế robot chiến trường
Nhận thấy vai trò ngày càng quan trọng của các thiết bị tự hành trong chiến tranh hiện đại, một nhóm giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự đã phát triển mẫu robot chiến trường có khả năng tự động bám, bắt và di chuyển linh hoạt trên mọi địa hình, từ dưới nước, trên cạn đến leo dốc 45 độ.

Đánh giá mô hình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính tại Thanh Hóa
Sáng 23/5, tại huyện Thọ Xuân, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa phối hợp với Công ty Faeger Việt Nam tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả bước đầu và triển khai chương trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính tại Thanh Hóa.

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về số vụ tấn công dò tìm mật khẩu Brute Force
Theo báo cáo của Kaspersky, Việt Nam hiện đang dẫn đầu Đông Nam Á về số vụ tấn công dò tìm mật khẩu Brute Force, với gần 20 triệu cuộc tấn công trong năm 2024.

Phát động Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2025
Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa phát động Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2025 trong lĩnh vực công nghệ số. Giải thưởng sẽ nhận bài dự thi đến hết ngày 31/8/2025, chấm giải từ ngày 5/9 - 30/9/2025.

Tuần lễ Internet an toàn
Sáng ngày 22/5, Tổ chức Tầm nhìn Thế gới, chương trình vùng Thường Xuân phối hợp với trường Trung học cơ sở xã Luận Thành tổ chức tuần lễ Internet an toàn, cuộc thi tìm kiếm siêu anh hùng nhí và tổng kết vòng thi online - đường đua internet an toàn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.