Tăng cường công tác đối ngoại Thanh Hóa- Hủa Phăn
Trong số các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhiệm kỳ 2020 – 2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ 19 nêu rõ: triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả công tác đối ngoại, trọng tâm là kinh tế đối ngoại. Tiếp tục làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác với một số tỉnh, thành phố ở một số nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các đối tác chiến lược, quan trọng. Nghị quyết cũng nhấn mạnh nhiệm vụ: Xây dựng, củng cố đường biên giới với nước bạn Lào hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Với hơn 213km biên giới trên đất liền giáp với tỉnh Hủa Phăn, nước bạn Lào, trong suốt quá trình lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa luôn nhấn mạnh việc tăng cường công tác đối ngoại, không ngừng xây dựng, củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp với tỉnh kết nghĩa Hủa Phăn là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Trên tuyến biên giới dài hơn 213km, có 15 xã thuộc 5 huyện biên giới tỉnh Thanh Hóa, tiếp giáp với 33 bản, thuộc 10 cụm bản của 3 huyện tỉnh Hủa Phăn. Thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của 2 Đảng, 2 Nhà nước Việt Nam – Lào, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân 2 tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn đã thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị gắn bó keo sơn, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển bền vững.
Để tăng cường mối quan hệ hợp tác, hữu nghị và đoàn kết đặc biệt giữa 2 tỉnh kết nghĩa, tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn đã xây dựng chương trình hợp tác cho từng giai đoạn 5 năm và kế hoạch cụ thể cho từng năm. Chỉ tính riêng giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, đã có 247 đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố của hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn gặp gỡ, học tập, trao đổi kinh nghiệm, triển khai các nội dung thỏa thuận và phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến quan hệ giữa hai tỉnh, cũng như giữa các địa phương, đơn vị 2 bên đường biên giới. Trên tinh thần hợp tác bình đẳng và cùng phát triển, hai tỉnh Thanh Hóa- Hủa Phăn duy trì luân phiên tổ chức các cuộc gặp mặt chính thức cấp cao nhằm đánh giá kết quả thực hiện thỏa thuận hợp tác trong năm và ký kết nội dung hợp tác cho năm tiếp theo, làm cơ sở cho các cấp, các ngành, các địa phương hai tỉnh triển khai thực hiện.
Đến nay, đã có 35 đơn vị của tỉnh Thanh Hóa ký kết các chương trình hợp tác với các đơn vị của tỉnh Hủa Phăn. Trên cơ sở kí kết các chương trình hợp tác, các đơn vị đã đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm, giúp đỡ nhau, tăng cường sự hiểu biết và thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa hai tỉnh. Ngoài ra, các hoạt động cộng đồng được nhân dân hai bên thực hiện có hiệu quả, như: các hoạt động tình nguyện, khám chữa bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí; tổ chức thăm, tặng quà những gia đình chính sách, trẻ em học giỏi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; cùng nhau dọn dẹp vệ sinh môi trường quanh khu dân cư; tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao; tư vấn, chuyển giao khoa học - công nghệ, kỹ thuật cho bà con nhân dân ở các huyện biên giới.
Trong những năm gần đây, hai tỉnh Thanh Hóa- Hủa Phăn đã tổ chức nhiều hoạt động trao đổi thông tin về khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ và liên kết thực hiện các nhiệm vụ khoa học. Điển hình là phía Thanh Hóa đã chuyển giao thành công kỹ thuật sản xuất giống, sản xuất sản phẩm thương phẩm nấm sò, nấm mộc nhĩ với công suất 10 tấn/ năm cho Trung tâm hữu nghị sản xuất giống nấm thanh niên thuộc tỉnh đoàn Hủa Phăn.
Là địa phương có chung đường biên giới với huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn, trong nhiều năm qua huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã có các chương trình phối hợp hiệu quả với huyện bạn trong phát triển thương mại, du lịch. Đặc biệt, năm 2016 huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ huyện Viêng Xay xây dựng thành công mô hình trồng cam Cao Phong, đến nay hơn 900 cây cam đã phát triển tốt, bắt đầu cho thu hoạch và đang từng bước được nhân rộng, mở ra hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp cho địa phương. Anh Phiêng Sone Say Nha Son- Trưởng trung tâm nông nghiệp Huội Sá, huyện Viêng Xay, tỉnh Sầm Nưa, nước CHDCND Lào cho biết: "Huyện Quan Sơn hỗ trợ cho chúng tôi hơn 900 cây giống và cử cán bộ sang hướng dẫn trồng và chăm sóc cây cam trong 2 tháng liên tục, ngoài ra còn hỗ trợ phân bón để trồng và chăm sóc. Sau dó mỗi năm 2 lần phía bạn Quan Sơn vẫn cử người sang tiếp tục hỗ trợ chăm sóc. Những năm đầu, cam thu hoạch năng suất tốt, gần đây có giảm nên rất mong phía huyện Quan Sơn và tỉnh Thanh Hóa tiếp tục hỗ trợ việc chăm sóc và mở rộng mô hình trồng cam cho người dân".
Ông Khăm Hôm Mi Vay - Bí thư huyện Ủy, chủ tịch huyện Viêng Xay, Tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào cũng cho biết "Trong những năm gần đây, thực hiện chương trình đối ngoại nhân dân giữa 2 tỉnh Thanh Hóa- Hủa Phăn nói chung và 2 huyện Quan Sơn- Viêng Xay nói riêng đã tăng cường thông qua các hoạt động thăm chơi, động viên giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế. Đặc biệt, huyện Quan Sơn đã hỗ trợ huyện Viêng Xây dưng dựng mô hình trồng cam đến nay sau hơn 5 năm đã cho hiệu quả rất tốt, các xã biên giới của 2 huyện cũng tăng cường các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa từ đó thắt chặt thêm quan hệ hữu nghị đặc biệt của 2 tỉnh Thanh Hóa- Hủa Phăn và 2 huyện Quan Sơn- Viêng Xay".
Trên cơ sở Hiệp định về quy chế biên giới và các hiệp định, thỏa ước đã ký giữa 2 nước Việt Nam - Lào, các lực lượng vũ trang của 2 tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn thời gian qua đã tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm tra song phương hai bên biên giới, từ đó kịp thời ngăn chặn các hành vi xâm nhập biên giới trái phép; phối hợp thực hiện thành công nhiều chuyên án đấu tranh trấn áp tội phạm, đặc biệt là tội phạm về ma túy và các hoạt động âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên các địa bàn biên giới Thanh Hóa - Hủa Phăn. Cùng với đó, các đồn biên phòng 2 bên cũng đã phối hợp chặt chẽ với nhau để tích cực tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương hai bên biên giới triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách đối ngoại của hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam – Lào; tuyên truyền về đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của hai nước, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới, đấu tranh tố giác tội phạm, chung sức đồng lòng cùng với các lực lượng bảo vệ biên giới
Trung tá Boulome Somabane- Chính trị viên Đại đội bảo vệ biên giới 215, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hủa Phăn cho biết "Theo định kì hàng tháng đã thống nhất, đại đội bảo vệ biên giới 215 đã phối hợp với Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo thường xuyên tổ chức các buổi giao ban để trao đổi tình hình, phối hợp tổ chức tuần tra song phương. Lực lượng bảo vệ biên giới 2 bên cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa 2 đơn vị. Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Nam Mèo cũng đã hỗ trợ Đại đội bảo vệ biên giới 215 một số cơ sở vật chất để chúng tôi làm việc thuận lợi hơn".
Với những người dân bản Lơi thuộc cụm bản Mường Pùn, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn, hình ảnh những cán bộ, chiến sỹ mang trên mình bộ quân phục mầu xanh và quân hàm xanh của đồn biên phòng cửa khẩu Biên phòng Na Mèo đã trở nên rất quen thuộc. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn đóng quân, các anh còn thường xuyên sang thăm hỏi, giao lưu cùng người dân bản Lơi, tặng học bổng cho các em học sinh nghèo học giỏi, tổ chức khám chữa bệnh, hướng dẫn người dân ứng dụng các tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào trồng cây lúa nước. Với người dân nơi đây, các chiến sĩ mang quân hàm xanh Việt Nam từ lâu đã như con em thân thiết của bản. Ông Sỏn Mạ Ny Lợi Bủa My Xay- Trưởng bản kiêm bí thư chi bộ bản Lơi, cụm Mường Pún, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào chia sẻ "Người dân bản Lơi được Bộ đội Biên phòng, Nhân dân bản biên giới của huyện Quan Sơn hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; giúp đỡ các cháu học sinh ở bản theo chương trình "Nâng bước em tới trường". Hai bên cũng thường xuyên mời nhau sang chơi trong những dịp lễ tết. Bà con yêu quý các đồng chí biên phòng Na Mèo như con em một nhà và cùng chung sức bảo vệ biên cương, giữ vững an ninh trật tự vùng biên giới".
Để tăng cường hơn nữa công tác đối ngoại nhân dân giữa 2 tỉnh kết nghĩa Thanh Hóa- Hủa Phăn, ngày 17-12-2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành đề án triển khai xây dựng mô hình kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới; đồng thời chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, động viên đồng bào các dân tộc hai bên biên giới tích cực hưởng ứng việc tổ chức kết nghĩa và cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung đã kí kết. Trên cơ sở đó, các huyện biên giới đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện việc kết nghĩa giữa các cặp huyện hai bên biên giới, bảo đảm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, phù hợp với hiệp định, quy chế biên giới mà hai nước, hai tỉnh đã ký kết.
Bắt đầu từ năm 2014, những cặp bản đầu tiên của hai tỉnh Thanh Hóa- Hủa Phăn đã tiến hành kết nghĩa, đó là cặp bản Na Mèo thuộc xã Na Mèo, huyện Quan Sơn và Bản Lơi thuộc cụm Mường Pún, huyện Viêng Xay; cặp bản Hin, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát và Bản Pó, cụm Mường Cáng, huyện Viêng Xay; cặp bản Kéo Hượn, xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát và bản Khăm Nàng, cụm Nặm Ngà, huyện Viêng Xay. Ngay sau khi kết nghĩa, các cặp bản đã triển khai nhiều hoạt động như: thăm hỏi, tặng quà, chúc mừng dịp Tết cổ truyền và các ngày lễ lớn của 2 dân tộc, giao lưu văn hóa văn nghệ, tổ chức các hoạt động cộng đồng để gắn kết tình cảm; đồng thời giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong sản xuất và cuộc sống, xóa đói giảm nghèo. Từ ý nghĩa tốt đẹp và hiệu quả thiết thực, mô hình đã nhanh chóng được nhân rộng. Đến nay, dọc biên giới hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn đã có 17 cặp bản, cụm bản kết nghĩa.
Xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân có 4 bản giáp với 6 bản, thuộc 2 cụm Phôn Xay và Ca Son, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn. Xác định từng cụm cư dân biên giới là lực lượng tại chỗ có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với nước láng giềng, Ủy ban MTTQ xã đã tuyên truyền, động viên Nhân dân các bản kết nghĩa với bản nước bạn. Để từ đó, hai bên cùng nhau giải quyết những vấn đề liên quan đến đời sống của người dân, hỗ trợ nhau phát triển sản xuất và bảo vệ đường biên, mốc giới, giữ gìn trật tự an ninh từng thôn bản.
Có thể khẳng định rằng: việc thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về công tác đối ngoại đã góp phần quan trọng để Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh trong những năm qua. Đồng thời, qua đó đã giúp cán bộ, nhân dân trong tỉnh, nhất là đồng bào ở khu vực biên giới nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đồng thời góp phần xây dựng đường biên giới Việt – Lào hòa bình, ổn định, phát triển, vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa 2 tỉnh kết nghĩa Thanh Hóa- Hủa Phăn mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững./.
Bá Thước chung tay xây dựng nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở
Theo kết quả rà soát của huyện Bá Thước, hiện nay trên địa bàn huyện còn 4.116 hộ khó khăn cần hỗ trợ về nhà ở, trong đó có 2.718 hộ cần hỗ trợ xây mới, 1.398 hộ cần hỗ trợ sửa chữa. Trong những năm qua, nguồn kinh phí hỗ trợ các hộ nghèo xây mới sửa chữa nhà ở chủ yếu từ chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn lực hạn chế, tiến độ thực hiện còn chậm, do đó với việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025 chính là động lực quan trọng, tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Bá Thước cùng chung tay vì mục tiêu an cư, lạc nghiệp cho các hộ còn khó khăn về nhà ở.
Phát huy vai trò của Câu lạc bộ lý luận trẻ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Sau 1 thời gian được thành lập và đi vào hoạt động, mô hình Câu lạc bộ lý luận trẻ trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần phát huy vai trò của tuổi trẻ trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Việt Nam thực hiện mạnh mẽ các cam kết quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Trong khuôn khổ khóa họp thường kỳ lần thứ 57 vừa diễn ra vào tháng 9 vừa qua, Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát UPR đối với Việt Nam, ghi nhận những tiến bộ về mọi mặt của Việt Nam về hoàn thiện thể chế, pháp luật cũng như những hành động cụ thể, nhất quán từ cấp Trung ương đến cấp địa phương về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Trong đó, bảo vệ nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, trao cho họ cơ hội được phát triển bình đẳng được đánh giá là kết quả nổi bật nhất của Việt Nam trong thực hiện các cam kết và khuyến nghị được Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc cũng như các tổ chức quốc tế đưa ra tại các Phiên đối thoại trước đó.
Thanh Hóa: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa hiện đang phối hợp với Huyện ủy, Thành ủy và Thị ủy các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo năm 2024 cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện Kết luận 624 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác Dân vận - Cầu nối vững chắc giữa Nhân dân với Đảng
Ngày 15/10, kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng. Trải qua 94 năm, công tác Dân vận trong từng giai đoạn cách mạng có những yêu cầu, nội dung khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ và phát triển đất nước. Tại tỉnh Thanh Hóa, Ban Dân vận Tỉnh ủy luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác vận động quần chúng, tập trung hướng mạnh về cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, vấn đề bức xúc chính đáng của Nhân dân.
Người "vác tù và hàng tổng"
Được ví như "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, uy tín của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín luôn bền bỉ cống hiến bằng tinh thần vì nước, vì dân.
Thanh Hóa nỗ lực nâng cao số lượng, chất lượng nguồn đảng viên là học sinh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển Đảng trong học sinh tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng nghề có hệ giáo dục thường xuyên. Bên cạnh việc nâng cao số lượng, Đảng bộ,Chi bộ các nhà trường còn tập trung nâng cao chất lượng nguồn học sinh, đảm bảo vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhận diện "Cách mạng màu" và những nguy cơ tiềm ẩn đối với Việt Nam hiện nay
"Cách mạng màu", hay còn gọi "cách mạng nhung", "cách mạng đường phố" là thuật ngữ xuất hiện nhiều vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 và vẫn tiếp tục âm ỉ thâm nhập và lan rộng tại nhiều quốc gia, khu vực; gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Tại Việt Nam, "Cách mạng màu" cũng đã từng nhiều lần manh nha xuất hiện. Bài học về "Cách mạng màu" vẫn chưa bao giờ là cũ, luôn phải được ghi nhớ, khắc sâu; để kịp thời có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, không để có cơ hội thâm nhập và bùng phát.
Tỏa sáng phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn
Cụ Tống Văn Sơn sinh ngày 03/3/1946, trong một gia đình nghèo có truyền thống hiếu học và giàu truyền thống cách mạng tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn. Mặc dù, đã 80 tuổi nhưng với sự tinh thông về y khoa, am hiểu ngành y, sự tận tụy trong công việc nên Cụ đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều bệnh nhân từ các xã, các huyện trên địa bàn toàn tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.