ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Tăng cường công tác quản lý về thu mua và chế biến gỗ keo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 100 nghìn ha rừng keo, chiếm trên 40% diện tích rừng trồng của toàn tỉnh. Thời điểm này, tại nhiều địa phương, hoạt động thu mua và chế biến gỗ keo khá sôi động. Dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động thu mua; nhiều cơ sở sản xuất tự phát cũng được thành lập làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, đảm bảo an toàn trong hoạt động vận chuyển và công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại nhiều địa phương.

31/10/2023 23:23

Công ty TNHH chế biến lâm sản Anh Kiên, ở xã Thành Sơn, huyện Thạch Thành được quy hoạch vùng nguyên liệu tại 4 xã: Thạch Cẩm, Thạch Sơn, Thạch Bình và Thạch Đồng, với trên 2.000 ha rừng keo. Thời gian qua, thị trường xuất khẩu gỗ sụt giảm, trong khi đó, việc mua nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất lại phải cạnh tranh với nhiều thương lái, dẫn đến việc thu mua không ổn định, giá nguyên liệu tăng, chất lượng rừng trồng giảm đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất chế biến lâm sản của doanh nghiệp.

Theo xác nhận của chính quyền địa phương xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, cơ sở chế biến lâm sản này trước đây là điểm thu mua nguyên liệu, nằm trên diện tích đất ở của gia đình. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hoạt động chế biến diễn ra khá sôi động, không chỉ sản xuất gỗ dăm, cơ sở này còn đầu tư máy bóc ván ép.

Tăng cường công tác quản lý về thu mua và chế biến gỗ keo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa - Ảnh 2.

Trên địa bàn huyện Thường Xuân, đã có nhiều cơ sở chế biến lâm sản tự phát mọc lên từ các trạm cân, điểm thu mua đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp được đầu tư bài bản, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, không tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Ông Cao Văn Sơn, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Huyện Như Xuân hiện có trên 10 cơ sở chế biến lâm sản. Nhằm lập lại hoạt động thu mua và chế biến lâm sản, đặc biệt là các cơ sở chế biến gỗ keo, trong thời gian qua, huyện đã tiến hành kiểm tra hoạt động toàn diện của các cơ sở này. Qua kiểm tra đã phát hiện có 5 cở sở hoạt động không có giấy phép kinh doanh, xây dựng cơ sở sản xuất trên đất nông nghiệp. Hiện nay, tất cả 5 cơ sở chế biến lâm sản này đang phải tạm dừng hoạt động nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Tăng cường công tác quản lý về thu mua và chế biến gỗ keo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa - Ảnh 4.

Ông Đỗ Tất Hùng, Chủ tịch UBND xã Bãi Trành, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có trên 350 doanh nghiệp, cơ sở chế biến lâm sản đang hoạt động, trong đó có hàng trăm cơ sở, doanh nghiệp thu mua và chế biến gỗ keo. Theo các doanh nghiệp, trong năm 2022 và 10 tháng năm 2023, thị trường gỗ bị sụt giảm nghiêm trọng đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất quy mô, đầu tư bài bản. Trong khi đó, hoạt động thu mua gỗ keo lại không đảm bảo quy hoạch, thu mua chồng lấn làm cho nguyên liệu đầu vào đáp ứng cho hoạt động sản xuất cũng gặp không ít khó khăn. Vì vậy, một số doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng.

Tăng cường công tác quản lý về thu mua và chế biến gỗ keo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa - Ảnh 6.

Tăng cường công tác quản lý về thu mua và chế biến gỗ keo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa - Ảnh 7.

Hoạt động tự phát, thiếu sự quản lý của chính quyền địa phương trong thu mua và chế biến gỗ keo đang làm khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến lâm sản được quy hoạch, đầu tư bài bản. Vì vậy, các địa phương cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, lập lại trật tự hoạt động thu mua và chế biến lâm sản nói chung và gỗ keo nói riêng. 

Nguồn: Chuyên mục Phát triển kinh tế ngày 31/10/2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân

Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân

08:25 , 20/01/2025

Tổng cục Thống kê cho biết, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua đã có tác động tích cực, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi. Trong năm 2024, các doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cao hơn 20% so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025

Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025

18:05 , 19/01/2025

UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 02 ngày 17/1/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng

Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng

10:32 , 19/01/2025

Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD. Ngành tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025.

Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao

Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao

08:17 , 19/01/2025

Mới đây, Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm "Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40 N" của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm & Thương mại dịch vụ Lê Gia huyện Hoằng Hóa được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia.

Từ ngày 1/7 nộp thuế bằng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế

Từ ngày 1/7 nộp thuế bằng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế

08:05 , 19/01/2025

Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh sẽ được thực hiện đến hết ngày 30/6/2025. Từ ngày 1/7/2025, mọi hoạt động liên quan đến thuế sẽ sử dụng số định danh cá nhân. Đây là quy định tại Thông tư số 86/2024 của Bộ Tài Chính được ban hành ngày 23/12/2024, có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 235.000 tỷ đồng

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 235.000 tỷ đồng

22:27 , 18/01/2025

Năm 2024, sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sự phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Nhờ đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt 235 nghìn tỷ đồng.

Hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ

Hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ

22:17 , 18/01/2025

Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực hợp tác, vận động viện trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nhằm tăng cường, huy động mọi nguồn lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Năm 2024 Thanh Hóa thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Năm 2024 Thanh Hóa thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

22:14 , 18/01/2025

Trong năm 2024, toàn tỉnh đã thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp (trong đó có 19 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký trên 12.960 tỉ đồng và 477,9 triệu USD, gấp 1,43 lần về số dự án và tăng 25,1% về vốn đăng ký so với năm 2023; có 9 dự án điều chỉnh tăng với số vốn 63,2 triệu USD; 01 dự án điều chỉnh giảm với số vốn 21,5 triệu USD.

Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD

Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD

22:11 , 18/01/2025

Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2024 sơ bộ đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% so năm trước, vượt hơn gấp đôi chỉ tiêu phấn đấu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 (+6%). Mặc dù nhập khẩu cũng tăng mạnh, nhưng xuất khẩu đã giúp cán cân thương mại duy trì mức thặng dư lớn 24,77 tỷ USD. Đây là năm thứ 9 liên tiếp cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt xuất siêu.

Tập trung gieo cấy, bảo vệ sản xuất vụ xuân 2025

Tập trung gieo cấy, bảo vệ sản xuất vụ xuân 2025

18:11 , 18/01/2025

Cùng với thu hoạch các cây màu vụ đông, hiện nay bà con nông dân tỉnh Thanh Hóa đang tập trung sản xuất vụ Chiêm xuân 2025. Hiện các địa phương đã gieo cấy trên 20% diện tích lúa xuân.