Tăng cường đổi mới tư duy để phát triển nông nghiệp bền vững
Những năm gần đây, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo thế mạnh của từng địa phương, người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã tích cực thay đổi tư duy sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chủ động tiếp cận thị trường để ổn định đầu ra của sản phẩm... nhằm bắt nhịp với xu hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Hiện nay, người sản xuất ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã quan tâm, đặt chất lượng nông sản lên hàng đầu, vì vậy, diện tích sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ... ngày càng được mở rộng, nhất là đối với rau màu, từ đó đã hình thành các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, quy mô lớn. Tại các vùng sản xuất tập trung như lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, rau an toàn, sản xuất ngô ngọt... người dân đã thay đổi tư duy sản xuất, có trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch sản xuất và đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật trồng trọt được hướng dẫn, sản xuất theo chuỗi giá trị.
Theo tính toán của các hộ dân, nếu như trước đây sản xuất theo phương pháp truyền thống thì 1 ha rau màu thu nhập gần 300 triệu đồng/năm thì áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất rau, quả an toàn đã cho thu nhập 400 - 500 triệu đồng/ha mỗi năm; riêng diện tích dưa Kim Hoàng Hậu cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Trên lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, người dân cũng đã nắm bắt những tín hiệu của thị trường, chuyển đổi từ chăn nuôi truyền thống sang phát triển theo quy mô trang trại, mô hình công nghiệp và bán công nghiệp. Có thể nói, để bắt kịp với xu hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại, người dân trên địa bàn tỉnh đã dần thay đổi tư duy, chuyển từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang làm kinh tế nông nghiệp. Tư duy sản xuất mới mới, hiện đại, an toàn đã dần thay thế cho cách trồng trọt, chăn nuôi trước kia, trong đó, chất lượng nông sản được đặt lên hàng đầu để phát triển bền vững.
168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các cấp tiếp tục tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài.
Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên
Sáng ngày 20/11, tại xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả kinh tế - xã hội của các mô hình thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước
Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.
Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo 2 tháng còn lại của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức kỷ lục 62 tỷ USD.
Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm, do đó cần đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng thêm từ 10% đến 15% dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để xảy ra dịch bệnh và biến động giá cả.
Đẩy mạnh thu mua và chế biến sắn nguyên liệu
Bước vào vụ thu hoạch và chế biến sắn niên vụ 2024 – 2025, thị trường tiêu thụ tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn, giá giảm mạnh. Song các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thu mua sắn nguyên liệu với giá hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của người trồng sắn với nhà máy.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.