rau an toàn
Thanh Hóa có 227.350 ha cây trồng thâm canh
Để nâng cao năng suất, sản lượng của cây trồng, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lựa chọn các giống đạt năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và áp dụng các kỹ thuật thâm canh vào sản xuất.
Thanh Hóa xây dựng được gần 100 mã số vùng trồng
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Thanh Hóa tích cực phối hợp với các địa phương xây dựng các vùng chuyên canh hàng hóa gắn với cấp và quản lý mã số vùng trồng, hướng đến xuất khẩu. Đến nay, toàn tỉnh đã cấp được gần 100 mã số vùng trồng xuất khẩu.
Tăng cường đổi mới tư duy để phát triển nông nghiệp bền vững
Những năm gần đây, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo thế mạnh của từng địa phương, người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã tích cực thay đổi tư duy sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chủ động tiếp cận thị trường để ổn định đầu ra của sản phẩm... nhằm bắt nhịp với xu hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Giữ vững chất lượng những vùng trọng điểm sản xuất rau màu
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh đã hình thành được 97 vùng sản xuất thâm canh rau an toàn tập trung, với diện tích khoảng 13.500 ha, sản lượng đạt trên 170.700 tấn/năm.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất dược liệu và rau màu hữu cơ
Nhằm giúp hội viên vươn lên làm giàu, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đông Sơn đã khuyến khích, tạo điều kiện cho các hợp tác xã và hộ gia đình đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất dược liệu và rau màu hữu cơ. Việc chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng đến phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững.
Thanh Hóa hỗ trợ hơn 122 tỷ đồng phát triển chuyên canh rau an toàn
Để phát triển các vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn, tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất như: hỗ trợ xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng, nhà sơ chế, đóng gói sản phẩm rau an toàn; hỗ trợ kinh phí chứng nhận VietGAP, kinh phí thuê kiểm soát chất lượng và dán tem cho các sản phẩm rau an toàn.
Phát triển vùng chuyên canh gắn với xây dựng mã số vùng trồng
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với các địa phương xây dựng các vùng chuyên canh hàng hóa gắn với cấp và quản lý mã số vùng trồng, hướng đến xuất khẩu.
Đẩy mạnh sản xuất rau an toàn tập trung
Sản xuất rau sạch, rau an toàn là một trong những định hướng trọng điểm của đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa nhằm hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Hiệu quả từ những mô hình sản xuất rau an toàn tập trung
Với mục tiêu phát triển thêm được hơn 500 ha rau an toàn trong năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân sản xuất. Theo đó, các địa phương đã xây dựng được nhiều mô hình rau an toàn tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sản xuất rau an toàn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ
Những năm gần đây, việc sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã phát triển nhiều vùng rau an toàn được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGap. Tuy nhiên, các địa phương có vùng rau lớn vẫn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
Thanh Hóa xây dựng được 13.000 ha rau an toàn
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được 13.000 ha rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Theo tính toán của các hộ dân, sản xuất rau an toàn thu nhập từ 300 đến 500 triệu đồng/ha/năm.
Yên Định: 5.000 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung huy động các nguồn lực, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Thanh Hóa phát triển đa dạng các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, thời gian qua, Thanh Hóa đã tập trung lãnh chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã có bước phát triển mạnh, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Thanh Hóa phát triển được 13.000 ha rau an toàn
Tính đến đầu tháng 10 năm 2022, tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được 13.000 ha rau an toàn với sản lượng 630 nghìn tấn/năm. Tất cả các khâu trong quá trình sản xuất rau an toàn đều được các hộ dân tuân thủ đúng quy trình theo tiêu chuẩn VietGap.