Tăng cường hợp tác kinh tế Thanh Hoá - Niigata, Nhật Bản
Với lợi thế về vị trí địa lý, giao thông, điều kiện, nguồn nhân lực… những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều hoạt động nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các địa phương, các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp của Nhật Bản. Đặc biệt, nhiều hoạt động giao lưu, kết nối đã mở ra cơ hội hợp tác giữa địa phương, doanh nghiệp 2 tỉnh Thanh Hoá và Niigata, Nhật Bản trong phát triển kinh tế.
Vào tháng 11/2023, Đoàn cán bộ cấp cao tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa tỉnh Thanh Hóa với các địa phương, các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam, gặp gỡ cộng đồng người Thanh Hóa tại Nhật Bản. Điểm nhấn quan trọng trong chuyến công tác là Đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa đã thăm và làm việc với rất nhiều các tập đoàn lớn của Nhật Bản. Đây là những tập đoàn đã và đang triển khai các dự án quan trọng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Làm việc với Tập đoàn Idemitsu, là một trong các liên doanh của Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại tỉnh Thanh Hóa với số vốn góp chiếm 35,1% trong tổng số vốn hơn 9 tỷ USD, công suất lọc dầu của Nhà máy lên tới 10 triệu tấn dầu thô một năm. Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đề nghị các bên liên doanh, trong đó có Tập đoàn Idemitsu cần quan tâm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẩn trương thực hiện tái cấu trúc quản trị, nhân sự nhà máy, đồng thời đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hoạt động để giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy. Đồng thời tiếp tục nguyên cứu, mở rộng các sản phẩm hóa dầu, kể cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học; đầu tư lĩnh vực năng lượng xanh, sản xuất viên nén đen mà Thanh Hóa có tiềm năng lợi thế lớn. Chuyến công tác đã thành công tốt đẹp, tại đây, lãnh đạo hai tỉnh Thanh Hóa và Niigata đã ký các biên bản ghi nhớ hợp tác. Theo đó, 2 bên sẽ thúc đẩy giao lưu hợp tác, duy trì mối quan hệ hữu nghị, triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Ông MANABU TSUKADA, Đại diện tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản - Jetro cho biết: "Qua nguyên cứu chúng tôi thấy: Thanh Hóa có tiềm năng rất lớn về các điều kiện tự nhiên, về hạ tầng giao thông, vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ... nơi đây cũng có lực lượng lao động rất dồi dào và có tay nghề. Cùng với sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi nghĩ đây là một đối tác mà các nhà đầu tư Nhật Bản hoàn toàn có thể yên tâm để tìm hiểu và tìm kiếm cơ hội hợp tác. Chúng tôi nghĩ đây là điểm đến đầy tiềm năng và hứa hẹn thành công rất lớn. Chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp đến đây để hợp tác, đầu tư".
Ông Hanazami Hydeio, Thống đốc tỉnh Niigata – Nhật Bản cho biết thêm: "Chúng tôi thấy Thanh Hóa có diện tích rộng và khá nhiều tiềm năng trên các lĩnh vực. Việc ký kết hợp tác trên các lĩnh vực mở ra nhiều cơ hội cho 2 tỉnh Thanh Hóa và Nikata. Từ đây, không chỉ cho chính quyền 2 bên có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, hợp tác mà ở đây còn là cơ hội hợp tác của các doanh nghiệp, cùng ngồi lại và đàm phán ra các chương trình hợp tác về kinh tế, văn hóa, qua đó thắt chặt thêm mối quan hệ giữa 2 tỉnh ngày càng gắn kết, phát triển".
Tiếp nối mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 tỉnh, trong 2 ngày mùng 6 và mùng 7/8 vừa qua, ngài Hanazumi Hideyo, Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản và đoàn công tác của tỉnh Niigata đến thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hoá. Trong khuôn khổ các hoạt động của đoàn tại Thanh Hoá đã diễn ra Hội nghị Kết nối doanh nghiệp giữa tỉnh Thanh Hóa - Việt Nam và tỉnh Niigata - Nhật Bản. Tại hội nghị, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã giới thiệu về cộng đồng doanh nghiệp, năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng liên kết của các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá, trong đó nhấn mạnh: với những tiềm năng, lợi thế sẵn có, những nét tương đồng về văn hóa và nhu cầu hợp tác thiết thực, việc kết nối, đầu tư thương mại giữa các doanh nghiệp Thanh Hóa và các doanh nghiệp Nigata chắc chắn sẽ đạt hiệu quả trong tương lai, góp phần quan trọng tăng cường mối quan hệ bền chặt, tình cảm gắn bó giữa nhân dân 2 nước Việt Nam – Nhật Bản.
Tại hội nghị, các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá và doanh nghiêp tỉnh Niigata Nhật Bản đã trao đổi, chia sẻ thông tin về thế mạnh của doanh nghiệp. Trong đó nổi bật là các lĩnh vực sản xuất thực phẩm, dược, mỹ phẩm, xử lý nước, tái chế rác thải và logistics…
Hội nghị kết nối doanh nghiệp của tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Niigata Nhật Bản diễn ra tại Thanh Hóa vừa qua đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp trao đổi, chia sẻ thông tin nổi bật là các lĩnh vực sản xuất thực phẩm, dược, mỹ phẩm, xử lý nước, tái chế rác thải và logistics… Qua đó, hứa hẹn nhiều cơ hội về liên kết, hợp tác trong thời gian tới.
Ông Uono Takashi, Công ty UOSHOKU, Nhật Bản chia sẻ: "Năm 2019, chúng tôi đã xuất khẩu lô hàng thịt bò ủ tuyết sang Việt Nam và chúng tôi đánh giá, Thanh Hoá cũng là thị trường tiềm năng. Ngay sau buổi làm việc, công ty Sao Mai ở Thanh Hoá đã trao đổi danh thiếp với công ty chúng tôi và quan tâm đến sản phẩm thị bò ủ tuyết đặc biệt của Niigata. Chúng tôi thấy đây là mối quan hệ tiềm năng và chúng tôi sẽ tính toán đến việc trao đổi tiếp theo".
Ông Kobayashi, Trưởng phòng Chính sách Công nghiệp tỉnh Niigata, Nhật Bản cho biết: "Trên thực tế, trong cùng 1 mảng kinh doanh, doanh nghiệp 2 tỉnh đã có sự trao đổi rất sôi nổi. Về phía Nhật Bản, chúng tôi đã nghe và cảm nhận có nhiều doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang Thanh Hoá cũng như có ý tưởng đầu tư vào Thanh Hoá. Tôi nghĩ về lâu dài và trong tương lai, giữa Niigata và Thanh Hoá sẽ có bước phát triển về kinh tế rất tốt".
Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Đây là 1 trong những lần tiếp xúc và giao thương trực tuyến thương mại ý nghĩa nhất nhằm gắn chặt tình cảm, quan hệ đặc biệt giữa hai tỉnh. Buổi ký kết đạt được chất lượng rất cao và đồng thời, sẽ tiếp tục có nhiều cuộc tiếp nối giao thương, tiếp nối thương mại, xúc tiến thương mại để cho doanh nghiệp cùng nhau phát triển bền vững".
Được biết, Nhật Bản đang là nhà đầu tư có số vốn đầu tư trực tiếp (FDI) lớn nhất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, với 18 dự án do nhà đầu tư Nhật Bản trực tiếp đầu tư hoặc liên danh với các nhà đầu tư nước ngoài khác để đầu tư, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 12,53 tỷ USD, chiếm 86,7% tổng vốn đăng ký đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh. Các dự án có vốn đầu tư từ Nhật Bản tập trung chủ yếu vào lĩnh vực như: Lọc hóa dầu, sản xuất xi măng, sản xuất điện, may mặc, kết cấu thép... Nhiều dự án của các nhà đầu tư Nhật Bản có quy mô lớn, đã và đang được triển khai thành công, góp phần mang lại hiệu quả tích cực đối với sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ông Nakagawa Tetsuyuki, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam chia sẻ: "Công ty TNHH Aeon mall Việt Nam đã triển khai xây dựng và phát triển 6 Trung tâm thương mại trên địa bàn Việt Nam. Tại Thanh Hoá chúng tôi đang hoàn thành các thủ tục, hồ sơ để được cấp giấy phép xây dựng dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Thanh Hóa để khởi công dự án trong tháng 8 này. Dự án không chỉ là trung tâm thương mại mà còn là nơi giao lưu văn hóa, học hỏi kinh nghiệm và cũng là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực thương mại, góp phần đưa hàng hóa Thanh Hóa vào chuỗi hệ thống của Aeon Mall trên toàn cầu".
Ông Hino Takafumi, Giám đốc Nhà máy xi măng Nghi Sơn cho biết: "Công ty xi măng Nghi Sơn đi vào sản xuất, cung cấp sản phẩm ra thị trường từ năm 2000. Ở đây không chỉ thuận tiện về nguyên liệu, cảng biển mà tỉnh Thanh Hóa còn tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư trong và ngoài nước bằng các chính sách ưu đãi về thuế, ưu đãi thuê đất. Đến nay, việc sản xuất của công ty chúng tôi luôn ổn định và bền vững, 6 tháng năm 2024, công ty chúng tôi đã sản xuất được 2,2 triệu tấn xi măng, chúng tôi đang tập trung tới 2 thị trường xuất khẩu là Philipin và Singapore…. Chúng tôi mong rằng sẽ được xem xét giảm thuế xuất khẩu đối với clinker, sản phẩm trung gian của xi măng nhằm tăng sức cạnh tranh của ngành xi măng Việt Nam".
Việc tăng cường triển khai nhiều hoạt động đối ngoại, hợp tác kinh tế thiết thực, hiệu quả trong thời gian qua đã tiếp tục mở rộng mối quan hệ, hợp tác hữu nghị, xúc tiến đầu tư giữa 2 tỉnh Thanh Hóa - Niigata (Nhật Bản). Đây là tiền đề để Thanh Hóa tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả thỏa thuận hợp tác đã ký kết, khai thác hiệu quả những thế mạnh của từng địa phương, từng quốc gia để hiện thực hóa khát vọng thinh vượng.
Vốn đầu tư từ Đức vào Việt Nam đạt 3,6 tỷ USD
Theo khảo sát của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, luỹ kế đến nay đã có 530 dự án của các doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD.
Thị xã Nghi Sơn phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất năm 2025 đạt 19% trở lên
Ngày 19/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thị xã Nghi Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 17, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác.
Thanh Hoá vượt mục tiêu xuất khẩu lao động năm 2024
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đưa trên 13.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt mục tiêu xuất khẩu lao động của cả năm. Kết quả này là do khai thác tốt thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới cùng hàng loạt chính sách hỗ trợ từ phía các đơn vị, địa phương trong tỉnh.
Xuất khẩu cá tra 11 tháng 2024 đạt 1,8 tỷ USD và đang trên đường về đích
Kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 11/2024 đạt 179 triệu USD, lũy kế đến hết tháng 11/2024 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025
Châu Á là thị trường xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2024 với thị phần 48,2%. Hai khu vực tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu lần lượt là 23,7% và 11,3%... Theo các chuyên gia, tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025 sang các khu vực là rất lớn.
Ngành thuế cả nước thu ngân sách nhà nước vượt 1,7 triệu tỷ đồng
Lần đầu tiên ngành thuế vượt 1,7 triệu tỷ đồng thu ngân sách năm. Thông tin được Tổng cục Thuế công bố tại Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025; công bố Cổng Thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, vừa diễn ra vào sáng ngày 19/12.
Yên Định có thêm 10 sản phẩm OCOP 3 sao
Để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung nguồn lực, hỗ trợ chủ thể, hộ kinh doanh, hợp tác xã chú trọng đầu tư cải tiến quy trình sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phục tráng, thâm canh 28.290 ha luồng
Đến đầu tháng 12 năm 2024, các huyện vùng thâm canh luồng đã hoàn thành kế hoạch thâm canh, phục tráng luồng năm 2024.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá
Từ đầu năm đến tháng 12 năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá. Trong đó có 134 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và 659 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên.
Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.