Tăng cường hợp tác quốc tế trong chuyển đổi số phát thanh
Cũng như các loại hình báo chí khác như báo in, báo điện tử hay truyền hình, báo phát thanh cũng đang đối mặt với những thách thức mới đến từ sự thay đổi chóng mặt của công nghệ và sự xuất hiện của các nền tảng mạng xã hội. Trong bối cảnh đó, đẩy mạnh hợp tác quốc tế được xem là một trong những giải pháp hữu ích giúp những người làm báo phát thanh trong nước tiếp cận nhanh chóng và học hỏi được các kinh nghiệm đáng quý của các quốc gia đi trước, sớm bắt kịp đòi hỏi của phát thanh hiện đại.
"Điểm cốt lõi để chuyển đổi thành công từ phát thanh truyền thống sang mô hình phát thanh số, phát thanh đa phương tiện, phát thanh đa nền tảng là phải đặt công chúng làm trung tâm và ứng dụng linh hoạt các công nghệ hiện đại". Đây là chia sẻ đáng chú ý của nhà báo Matthew O'Sullivan – Tổng Biên tập ABC News khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại hội thảo nghiệp vụ "Chuyển đổi số phát thanh: Thực tiễn quốc tế và Việt Nam" vừa được tổ chức mới đây trong khuôn khổ Liên hoan phát thanh toàn quốc 2024.
Bên cạnh việc phân tích những thách thức mới đặt ra cho ngành phát thanh và chia sẻ các kinh nghiệm thích ứng của các cơ quan truyền thông quốc tế, các chuyên gia cũng tập trung giới thiệu các ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ thông minh nhân tạo AI trong quản trị và sáng tạo nội dung phát thanh phù hợp với từng nền tảng số. Hội thảo đã đem lại những thông tin tham khảo cực kỳ hữu ích đối với các cơ quan thông tấn báo chí trong nước, nhất là trong bối cảnh nhiều đơn vị còn đang loay hoay trong tiến trình chuyển đổi số và tự thay đổi chính mình để giữ tệp công chúng truyền thống và phát triển công chúng mới.


Bà Huỳnh Thị Liên, Phó Giám đốc Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Bà Huỳnh Thị Liên, Phó Giám đốc Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: "Tôi nghĩ là với bối cảnh khó khăn về tài chính như bây giờ, vấn đề là làm sao chúng ta có thể vận dụng được các nguồn hỗ trợ từ các Đài bạn, các doanh nghiệp… để có thể ứng dụng được công nghệ hiện đại vào sản xuất các chương trình phát thanh truyền hình, thu hút được nhiều công chúng hơn. Từ đó mới tạo được nguồn thu để tiếp tục đổi mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ".
Những năm gần đây, đặc biệt là trong các kỳ Liên hoan phát thanh toàn quốc, Đài Tiếng nói Việt Nam luôn chú trọng tổ chức các hội thảo quốc tế trao đổi nghiệp vụ nhằm tranh thủ kinh nghiệm, công nghệ tiên tiến của các nước, đẩy mạnh cải tiến phát thanh Việt Nam từ cách làm biên tập cũ kỹ, lạc hậu, một chiều chuyển sang phát triển phát thanh tăng cường tính tương tác, đối tượng hóa, chuyên biệt hóa; từ kỹ thuật lạc hậu tiến lên bắt kịp kỹ thuật và công nghệ số trong sản xuất chương trình và kỹ thuật phòng thu và phát sóng.

Hiệu quả của các chương trình trao đổi kinh nghiệm này đã thể hiện rõ qua chất lượng các tác phẩm dự thi Liên hoan phát thanh khi tác phẩm tham dự các kỳ sau luôn ứng dụng được nhiều yếu tố hiện đại hơn kỳ trước, vừa giữ trọn vẹn được tính thân thiết, gần gũi của phát thanh truyền thống, nhưng đồng thời cũng tiếp cận được nhiều đối tượng công chúng trẻ qua các nền tảng mạng xã hội.

Tiến sĩ Veysel Binbay, Giám đốc Ban Công nghệ và Đổi mới, Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á Thái Bình Dương
Tiến sĩ Veysel Binbay, Giám đốc Ban Công nghệ và Đổi mới, Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á Thái Bình Dương cho biết thêm: "Hiện nay, tất cả thói quen tiếp nhận thông tin của khán, thính giả đều đã thay đổi. Mọi người đã chuyển từ việc tiếp nhận tuyến tính sang tiếp nhận phi tuyến tính. Do đó, không chỉ có các Đài PT&TH tại Việt Nam mới phải đối mặt với sự thay đổi, mà chính chúng tôi cũng phải đối mặt với điều đó. Nhưng không tự mình thích ứng ngay ở thời điểm hiện tại thì chúng ta sẽ đánh mất công chúng. Do đó, chúng ta cần phải gắn kết với nhau hơn, cần tăng cường việc hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau thích ứng với bối cảnh công nghệ số hiện nay".
Theo các chuyên gia, công nghệ và con người là 2 thành tố chính làm nên thành công của việc chuyển đổi mô hình sang phát thanh đa phương tiện, đa nền tảng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đây cũng là 2 rào cản lớn nhất khi nguồn lực đầu tư công nghệ còn hạn chế và một bộ phận người làm báo vẫn còn sức "ì". Việc thúc đẩy hợp tác quốc tế cũng sẽ đem lại nhiều cơ hội để tháo gỡ 2 rào cản này, nhất là trong tư duy của cán bộ quản lý cơ quan báo chí và công tác đào tạo nhân lực ngành báo chí.


Ông Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Tổng biên tập báo điện tử Vietnamplus
Ông Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Tổng biên tập báo điện tử Vietnamplus chia sẻ: "Rất nhiều đơn vị cung cấp công nghệ có thể cung cấp phiên bản dùng thử miễn phí, đó là một cách tiếp cận tốt với công nghệ mới với chi phí rẻ hơn. Việc hợp tác quốc tế cũng sẽ tạo cơ hội để chúng ta nắm bắt được các công nghệ mới để có cách ứng dụng phù hợp với địa phương, đơn vị mình".
PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng, Phó Viện trưởng Viện Báo chí – Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: "Chúng tôi ý thức việc đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực báo chí số bởi vì cái đích đến của chuyển đổi số báo chí chính là chúng ta phát triển báo chí số. Và về kiến thức chúng tôi ý thức rất rõ là phát triển các giá trị cốt lõi của báo chí là tính thời sự, tính định hướng, tính nhân văn, tính khách quan chân thực, nhưng gắn với môi trường số chính là tính siêu kết nối siêu tương tác trên đa nền tảng và phục vụ cho đa dạng các nhóm công chúng".

Không chỉ tổ chức các chương trình hội thảo trao đổi nghiệp vụ, hiện nay, công tác hợp tác quốc tế đang được các cơ quan báo chí lớn tại Việt Nam như Đài Tiếng nói Việt Nam VOV, Đài truyền hình Việt Nam VTV, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC… tích cực thúc đẩy thông qua các hoạt động ký kết thỏa thuận hợp tác, các chương trình liên kết truyền thông quảng bá hình ảnh và thu mua bản quyền chương trình phát sóng… Các hoạt động này không chỉ thể hiện việc thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước ta, mà còn tạo động lực để ngành phát thanh nói riêng, ngành báo chí truyền thông của Việt Nam nói chung thu hẹp khoảng cách với truyền thông thế giới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin, giải trí ngày càng cao của người dân.

Cục Cảnh sát giao thông đề xuất sơn kẻ vạch tốc độ lên mặt đường
Trước một số ý kiến đề xuất cơ quan chức năng bổ sung trị số tốc độ tối đa cho phép lên mặt đường, tương tự như các ký hiệu vạch kẻ đường khác để người tham gia giao thông dễ dàng chấp hành đúng quy định, Đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, vấn đề sơn hiển thị trên mặt đường một số trị số, báo hiệu giao thông cũng nằm trong định hướng bảo đảm an toàn giao thông của Cục.

Công điện của UBND tỉnh về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm, ổn định sản xuất chăn nuôi, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành công điện số 05/CĐ-UBND ngày 19/7/2025 yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, phường, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.

Khoảng 102.000 khách hàng ở miền Bắc bị gián đoạn sử dụng điện do dông lốc
Dông lốc bất ngờ xảy ra vào chiều 19/7 tại nhiều địa phương khu vực miền Bắc đã ảnh hưởng đến việc cung cấp điện trên diện rộng. Thống kê ban đầu cho thấy, khoảng 102.000 khách hàng tại các tỉnh Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Phú Thọ, Ninh Bình, Hưng Yên... bị gián đoạn sử dụng điện.

Bão số 3 di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 15- 20km/h
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hoá, bão số 3 ở trên khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 220km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/giờ), giật cấp 11; di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 15- 20km/h.

Đảm bảo an toàn cho người dân vùng bị ảnh hưởng thiên tai
Là tỉnh có địa hình phức tạp, Thanh Hóa thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi nhiều hình thái thiên tai như sạt lở đất đá, lũ ống, lũ quét, ngập lụt... Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân, thời gian qua, nhiều địa phương đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó, cả trước mắt và lâu dài.

11 khuyến cáo về đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão
Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản trong mùa mưa lũ sau bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) khuyến cáo người dân không nên chủ quan, tuân thủ theo các khuyến cáo sau:

Thanh Hoá cấm biển từ 8h ngày 21/7
Để đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh vừa ban hành công điện 05 ngày 20/7 về việc cấm biển để ứng phó với bão số 3 (Wipha) năm 2025. Theo đó quyết định: Cấm biển trên địa bàn tỉnh từ 08 giờ 00 ngày 21/7/2025 cho đến khi không còn ảnh hưởng của bão.

Thanh Hoá là 1 trong 5 tỉnh chịu tác động mạnh nhất bởi bão số 3
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 3 có tên Wipha, là cơn bão mạnh, di chuyển nhanh với tốc độ khoảng 20 km/h. Hoàn lưu gây mưa lệch về phía Nam và phía Tây, chính vì vậy có thể xuất hiện mưa dông trước bão. Theo dự báo Thanh Hoá là 1 trong 5 tỉnh chịu tác động mạnh nhất bởi bão số 3.

Bão số 3 giật cấp 11, còn cách Quảng Ninh, Hải Phòng khoảng 233km
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, vào lúc 6h ngày 21/7, vị trí tâm bão khoảng 21.3 độ Vĩ Bắc; 110.0 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 233 km về phía Đông.

Công điện khẩn về việc khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành công điện khẩn về việc khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh. Nội dung cụ thể như sau:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.