Tăng cường phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi
Do ảnh hưởng của đợt gió mùa đông bắc kết hợp với hội tụ gió trên cao, những ngày qua trên địa bàn Thanh Hóa, nền nhiệt xuống thấp từ 12 đến 16 độ C, vùng núi cao có nơi xuống dưới 10 độ C. Dự báo đợt rét đậm, rét hại sẽ còn kéo dài trong những ngày tới. Do vậy, ngành Nông nghiệp và chính quyền các địa phương đang tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn bà con tập trung chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi.
Thời tiết chuyển sang rét đậm, rét hại, ông Lương Văn Nhất, ở thôn Phú Vinh, xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân đã chủ động gia cố, che chắn chuồng trại, đảm bảo thức ăn dự trữ, bảo vệ an toàn cho đàn lợn gần 30 con của gia đình, theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn. Ông Lương Văn Nhất cho biết: gia đình ông đã căng bạt, thắp điện chống rét cho lợn thịt, dùng rơm dùng bóng công nghiệp để ủ ấm cho đàn lợn con.

Để hạn chế thiệt hại trong chăn nuôi do thời tiết rét đậm, rét hại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã có công văn yêu cầu các địa phương, đơn vị, đoàn thể đến từng thôn, bản, hộ gia đình kiểm tra, đôn đốc, tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm và cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn, nước uống cho đàn gia súc, gia cầm. Vận động các hộ dân không cho trâu, bò ra đồng làm việc và chăn thả vào rừng tự nhiên khi nhiệt độ xuống dưới 12 độ C, đưa trâu bò về chỗ nuôi nhốt có kiểm soát, chủ động dự trữ nguồn thức ăn thô, xanh, giữ ấm cho đàn vật nuôi. Đồng thời, tăng cường áp dụng các biện pháp phòng chống các bệnh như cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi, cước chân, xù lông do gió lùa... để bảo vệ đàn vật nuôi trước dịch bệnh và giá rét.

Ông Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết: trên địa bàn huyện thức ăn cho gia súc, gia cầm cơ bản các hộ gia đình thực hiện việc trồng cỏ và tích trữ rơm rạ sau thu hoạch để cho trâu bò ăn trong mùa giá rét này. Việc trồng cỏ cũng được các hộ rất quan tâm làm sao để có thức ăn cho gia súc trong mùa giá rét. Ông Lưu Chí Nghĩa, Giám đốc Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Cẩm Thủy cũng cho biết:"Trung tâm đã tuyên truyền cho Nhân dân che chắn chuồng trại, đặc biệt đơn vị xã miền núi nuôi nhốt gia súc để theo dõi, dự trữ nguồn thức ăn, đặc biệt là thức ăn xanh để phòng chống đói rét trong thời gian rét đậm rét hại. Chúng tôi cũng tăng cường công tác tiêm phòng văcxin, đặc biệt bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hay xảy ra trong mùa đông. Tập trung các giải pháp nhằm triển khai tốt công tác phòng chống rét, phấn đấu trong thời gian tới không để trâu bò chết đói do giá rét".

Hiện nay, Thanh Hóa có 435.000 con trâu, bò, 1,3 triệu con lợn và khoảng 26,5 triệu con gia cầm. Chủ động các biện pháp phòng chống là cách tốt nhất để giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ đàn vật nuôi trong những ngày mùa đông giá rét như hiện nay.

Thanh Hoá đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP
Sau gần 7 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Thanh Hoá đã đánh giá, công nhận 631 sản phẩm. Không chỉ chinh phục thị trường trong nước, sản phẩm OCOP Thanh Hóa đã tiếp cận thành công nhiều thị trường nước ngoài.

Thúc đẩy tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục có các chỉ đạo về điều hành ổn định lãi suất, tăng trưởng tín dụng. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh vẫn gặp những khó khăn, thách thức, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung các giải pháp khơi thông dòng chảy tín dụng, sẵn sàng đưa nguồn vốn vào khu vực sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nhân rộng mô hình thâm canh, nâng cao hiệu quả trồng sắn nguyên liệu
Niên vụ 2024-2025, nông dân tỉnh Thanh Hóa trồng hơn 14 nghìn ha sắn nguyên liệu, năng suất bình quân đạt 17 tấn 1 ha, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Theo ngành nông nghiệp, để nâng cao năng suất hiệu quả trồng sắn, cần phải nhân rộng mô hình thâm canh tăng năng suất.

Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp
Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp. Xu hướng này trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, khi ngành rau quả Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ suốt cả năm.

Kỳ vọng phát triển ngành tôm trong năm 2025
Năm 2025, ngành tôm tiếp tục được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến môi trường, chi phí sản xuất và yêu cầu bền vững từ thị trường quốc tế.

Tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Giá vé máy bay dịp lễ 30/4 và 1/5 tăng từ 500.000 - 1 triệu đồng
Giá vé máy bay trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đã tăng từ 500.000 - 1 triệu đồng so với ngày thường. Do vậy, nhiều người dân đã chuyển hướng di chuyển bằng ô tô, tàu lửa và đặt tour theo nhóm để tiết kiệm chi phí.

Dự báo mới nhất về lãi suất, giá USD tại Việt Nam
Nhiều tổ chức tài chính quốc tế dự báo giá USD sẽ chạm mốc 26.000 đồng, lãi suất duy trì mức thấp trong ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Năm 2025: xuất khẩu tôm có thể đạt 4,3 - 4,5 tỷ USD
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2025 cả nước sẽ tăng lên 750.000 ha, sản lượng ước đạt 1,29 triệu tấn. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) dự báo năm 2025, xuất khẩu tôm có thể đạt 4,3 - 4,5 tỷ USD, tăng 10 - 15% so với năm 2024, nhờ sự phục hồi của thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản và nhu cầu gia tăng đối với sản phẩm chế biến sâu.

Kích cầu tiêu dùng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Cùng với đầu tư và xuất khẩu, tiêu dùng là một trong ba động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Kích thích tiêu dùng sẽ góp phần hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong năm 2025. Do đó, tỉnh Thanh Hoá đang tập trung nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt trên 209 nghìn tỷ đồng trong năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.