Tăng cường quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan
Tổng cục Hải quan tiếp tục có chỉ đạo tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan ở khu vực biên giới phía Bắc.
![]() |
Theo Tổng cục Hải quan, những tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều hàng hóa tạm nhập nhưng chưa tái xuất được và tồn đọng lượng lớn ở khu vực cửa khẩu, cảng biển.
Mặt khác, khi Chính phủ cho phép nới lỏng giãn cách xã hội và thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, trong đó có việc cho phép thực hiện xuất nhập khẩu trở lại với một số cửa khẩu phụ ở biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Tổng cục Hải quan dự báo thời gian tới sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Để thực hiện tốt yêu cầu tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời kịp thời phát hiện, ngăn chặn các tổ chức, cá nhân lợi dụng chủ trương tạo thuận lợi để buôn lậu, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các cục hải quan địa phương và Cục Điều tra chống buôn lậu, phổ biến, quán triệt và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn 3701/VPCP-KTTH ngày 11/5/2020 của Văn phòng Chính phủ.
Theo đó, các đơn vị cần tăng cường thu thập thông tin, nắm rõ diễn biến tình hình về hoạt động xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa, hoạt động tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan tại các tỉnh biên giới phía Bắc. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp lợi dụng chính sách thông thoáng để buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Cùng với đó, chủ động xây dựng các kế hoạch, triển khai lực lượng tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan theo đúng quy định của pháp luật và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư 09/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương…
Thực tế, từ thời điểm dịch COVID-19 bùng phát và sau khi Thủ tướng có chỉ đạo về nới lỏng giãn cách xã hội, lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã có nhiều chỉ đạo đối với các đơn vị thuộc, trực thuộc trong việc chủ động nắm bắt, phân tích tình hình để phòng, chống buôn lậu hiệu quả, trong đó có hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan.
Cũng về quản lý đối tượng kinh doanh này, ngày 16/7, Tổng cục Hải quan có Công văn 4747/TCHQ-GSQL chỉ đạo các cục hải quan địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hải quan, chủ động phát hiện và ngăn chặn, xử lý hành vi gian lận thương mại đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan, quá cảnh hàng hóa.
Trong Công văn, lãnh đạo Tổng cục Hải quan chỉ đạo rõ, về cửa khẩu tạm nhập, tái xuất hàng hóa, không cho phép làm thủ tục tạm nhập, tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới sau: Nà Lạn (Cao Bằng), A-Pa-Chải (Điện Biên), Lũng Pô (Lào Cai) và các địa điểm chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định mở cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định tại Nghị định 112/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền. Việc tạm nhập tái xuất qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới khác thực hiện nghiêm túc theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, trong tháng 6, Tổng cục Hải quan có văn bản chỉ đạo Cục Hải quan Cao Bằng thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại địa bàn Cao Bằng.
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Lãi suất cho vay ngắn hạn của các ngân hàng thấp hơn quy định
Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất huy động cũng như cho vay của các ngân hàng đã giảm hơn so với thời gian trước đây. Đặc biệt là lãi suất cho vay ngắn hạn đã giảm xuống thấp hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Thanh Hóa hỗ trợ tích tụ 5.000 ha đất sản xuất lúa quy mô lớn
Thực hiện Nghị quyết số 192 ngày 16/10/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ 25 tỷ đồng thuê đất để tích tụ, tập trung đất đai sản xuất lúa quy mô lớn, theo chuỗi giá trị, áp dụng quy trình VietGap với tổng diện tích hỗ trợ 5.000 ha.

Chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGap
Nhiều hộ chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng kỹ thuật mới, hiện đại vào chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGap, nhằm thúc đẩy quy trình sản xuất sạch và bền vững. Nhờ đó,giảm dịch bệnh, tiết kiệm chi phí đầu tư và cho lợi nhuận cao hơn.

Ứng dụng công nghệ cao thông minh trong sản xuất lúa chất lượng cao
Chiều ngày 23/4, tại huyện Yên Định, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Yên Định tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề "Ứng dụng công nghệ cao thông minh trong sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ bền vững, gắn với tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn".

Thanh Hóa tập trung các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng GRDP
Quý 1 năm nay, Thanh Hóa đạt tốc độ tăng trưởng GRDP ở mức 7,57%. Mức tăng trưởng này thấp hơn so với mục tiêu 9,79% trở lên trong kịch bản tăng trưởng quý 1. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức, đây vẫn được xem là mức tăng trưởng tích cực.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp là cơ sở quan trọng để thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương. Do đó, tỉnh Thanh Hoá đang đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp ưu tiên nguồn lực, tập trung đầy nhanh tiến độ thi công dự án. Đồng thời, chỉ đạo các sở ngành, địa phương rà soát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đồng hành cùng nhà đầu tư trong quá trình thực hiện.

Các ngân hàng khuyến khích gửi tiền kỳ hạn dài ở các ngân hàng
Tiền gửi có kỳ hạn là một hình thức đầu tư sinh lời an toàn giúp khách hàng tích lũy tài chính dần dần để thực hiện những mục tiêu lớn trong cuộc sống. Hiện các ngân hàng đang áp dụng các mức lãi suất huy động khác nhau khi khách hàng gửi tiền các kỳ hạn dài từ 24 đến 36 tháng.

Ngân sách thặng dư 300 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2025
Bộ Tài chính cho biết lũy kế 3 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt trên 721 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán; tổng chi ước đạt 428 nghìn tỷ đồng, bằng 16,8% dự toán. Nhờ đó, ngân sách thặng dư gần 300 nghìn tỷ đồng.

Dự báo giá xuất khẩu gạo Việt sớm khởi sắc trở lại
Các chuyên gia nhận định, gạo xuất khẩu của Việt Nam ở phân khúc chất lượng cao và có thương hiệu, nên giá xuất khẩu dự báo sẽ sớm khởi sắc trở lại.

Đánh giá kết quả quý I hoạt động uỷ thác vốn vay tín dụng chính sách ở Mường Lát
Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mường lát vừa tổ chức phiên họp quý I năm 2025, đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.