Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Theo báo cáo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thanh Hóa, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh có tổng lượng mưa phổ biến từ 140-270 mm; trên các sông biến đổi chậm theo xu thế thấp dần; mực nước trung bình tháng trên các sông Mã tại Lý Nhân, sông Chu tại Xuân Khánh thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) cùng kỳ từ 1,16-2,55 m, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 từ 0,06-0,31 m; độ măn 1% vùng cửa sông, ven biển tiếp tục duy trì ở mức cao và lấn sâu vào nội đia từ 18,7-24,3 km (trên sông Mã 24,3 km; sông Lèn 18,7 km; sông Hoàng 24,2 km; sông Yên 20 km; sông Nhơm 23 km). Đến ngày 04/5/2024, có 208/610 hồ chứa đầy nước, còn lại 402 hồ chứa có mực nước thấp hơn mực nước dâng bình thường (MNDBT); riêng mực nước 3 hồ chứa lớn đều thấp hơn MNDBT và thấp hơn cùng kỳ năm 2023, cụ thể: hồ Cửa Đạt (+85.91 m) thấp hơn MNDBT 24,09 m, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 là 0,33 m; hồ Sông Mực (+29.87 m) thấp hơn MNDBT 3,13 m, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 là 1,85 m; hồ Yên Mỹ (+16.08 m) thấp MNDBT 4,28 m, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 là 0,73 m. Dự báo, từ nay đến tháng 6/2024, nhiệt độ không khí có khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn TBNN, tổng lượng mưa ở mức xấp xỉ so với TBNN, mực nước trên các sông biến đổi chậm theo xu thế xuống thấp dần và ở mức thấp hơnso với TBNN cùng kỳ, dòng chảy trên các sông suối tiếp tục giảm dần và có khả năng thấp hơn so với TBNN cùng kỳ từ 15-40%; mặn có thể xâm nhập sâu vào nội địa và độ mặn có khả năng ở mức cao hơn so với TBNN cùng kỳ và xấp xỉ cùng kỳ năm 2023.
Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; Công văn số 2605/BNN-TL ngày 10/4/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024 và Công văn số 1545/BXD-HTKT ngày 10/4/2024 của Bộ Xây dựng về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng - nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân; để hạn chế thiệt hại đối với sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 3, các Công ty Khai thác công trình thủy lợi và các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai, thời tiết cực đoan, nhất là nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, trong đó tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Tiếp tục triển khai thực hiện các Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 11/8/2023, số 48/KH-UBND ngày 21/02/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn giai đoạn 2023-2025 và năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 17818/UBND-NN ngày 23/11/2023 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2023-2024.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty Khai thác công trình thủy lợi:
Theo dõi chặt chẽ diễn biến và dự báo về thời tiết, khí tượng thủy văn, nguồn nước, xâm nhập mặn; kiểm kê, nắm chắc thông tin về nguồn nước trên địa bàn để cập nhật phương án, kế hoạch phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn của địa phương cho phù hợp; phối, kết hợp chặt chẽ từ cơ sở đến các cấp, ngành để chỉ đạo ứng phó kịp thời với diễn biến thời tiết phức tạp xảy ra. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động có hình thức linh hoạt tích trữ nước ngọt, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí nguồn nước.
Trường hợp xảy ra thiếu nước không bảo đảm cung cấp đủ cho các nhu cầu sử dụng, phải ưu tiên cấp đủ nước cho sinh hoạt, tưới cho cây lâu năm có giá trị kinh tế cao và các nhu cầu thiết yếu khác; vận hành hiệu quả các hệ thống, công trình thủy lợi để lấy nước, chủ động trữ nước bảo đảm đáp ứng nhu cầu tối thiểu nước tưới cho cây trồng khi xảy ra thiếu nước, hạn chế thiệt hại đối với sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất nông nghiệp.
Rà soát, đánh giá khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi, nhất là dọc các tuyến sông xảy ra tình trạng hạ thấp mực nước và gia tăng xâm nhập mặn để chủ động triển khai các giải pháp thích ứng phù hợp.
Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn; chủ động huy động nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn, báo cáo kịp thời những nội dung vượt thẩm quyền về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện khu vực xảy ra thiếu nước cục bộ để cấp nước tránh gây hạn giả tạo, kiểm tra phát hiện diện tích lúa bị dịch bệnh, chủ động phối hợp trong việc bơm, dẫn nước phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh gây hại trên lúa; phối hợp thực hiện đúng theo phương án tưới, lịch tưới đã đề ra. Bố trí cán bộ, công nhân và lao động của các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ thường trực tại các công trình để sẵn sàng cấp đủ nước tưới phục vụ sản xuất.
UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức rà soát, xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước sinh hoạt để chủ động tổ chức triển khai giải pháp bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, không để người dân thiếu nước sinh hoạt, trường hợp cần thiết phải huy động lực lượng, phương tiện (như xe cứu hỏa, xe quân đội chuyên chở..) vận chuyển nước để cung cấp cho người dân; phối hợp với các đơn vị liên quan, nghiên cứu giải pháp dự phòng nguồn nước, bố trí quỹ đất cho công trình trữ nước trên hệ thống cấp nước tại khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt.
3. Sở Nông nghiệp và PTNT:
Chủ động, kịp thời tổ chức theo dõi, dự báo chuyên ngành về nguồn nước, xâm nhập mặn, cung cấp thông tin cho các địa phương và người dân vùng ảnh hưởng; chủ động chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, phố và các Công ty Khai thác công trình thủy lợi triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả, giảm thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn.
Chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh để kịp thời cung cấp nguốn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Thường xuyên theo dõi, tổng hợp tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và kịp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Xây dựng; phối hợp với các Sở, ngành và các đơn vị liên quan đấu mối với các Bộ, ngành Trung ương đề nghị hỗ trợ kinh phí tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chống hạn.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung chỉ đạo triển khai công tác đo triều - mặn hạ lưu hệ thống sông Mã, sông Yên và sông Bạng (đặc biệt theo dõi - giới hạn độ mặn 1%), kịp thời thông tin cho Sở Nông nghiệp và PTNT, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, các Công ty Khai thác công trình thủy lợi, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan để có kế hoạch khai thác, sử dụng nước cho phủ hợp, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãnh phí nguồn nước.
5. Sở Công Thương chỉ đạo Công ty Điện lực Thanh Hóa tập trung duy trì đảm bảo cung cấp điện cho các trạm bơm tưới; đặc biệt, các trạm bơm đầu mối lớn, các trạm bơm vùng triều phải được ưu tiên cấp điện 24/24h để tranh thủ bơm nước phục vụ công tác chống hạn, xâm nhập mặn; phối hợp với các Sở Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan theo dõi, chỉ đạo các nhà máy Thủy điện Trung Sơn, Bá Thước 1, Bá Thước 2, CẩmThủy 1 vận hành phát điện với lưu lượng, thời gian phù hợp nhu cầu dùng nước, đồng thời duy trì mực nước ổn định để đảm bảo cho các trạm bơm dọc sông Mã lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
6. Sở Y tế tăng cường phổ biến, hướng dẫn người dân các biện pháp bảo vệ sức khỏe, nhất là trong những ngày nắng nóng gay gắt kéo dài.
7. Sở Xây dựng:
Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và các địa phương để tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai các giải pháp ứng phó nguy cơ thiếu nước sinh hoạt theo lĩnh vực được phân công; đồng thời, chỉ đạo các đơn vị cấp nước tăng cường kết nối hệ thống cấp nước sinh hoạt với nguồn nước từ các hồ chứa nước ngọt, công trình thủy lợi.
Chủ động phối hợp với các địa phương và các đơn vị liên quan nghiên cứu tăng cường kết nối giữa các nhà máy nước, mạng lưới cấp nước; kiểm tra đốc thúc các địa phương và các đơn vị cấp nước bố trí quỹ đất cho công trình trữ nước trên hệ thống cấp nước tại khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn nhằm đảm bảo nguồn nước cho mục đích sinh hoạt.
Chỉ đạo các đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh rà soát, lập và thực hiện kế hoạch đảm bảo cấp nước an toàn, quản lý rủi ro.
8. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được giao tham mưu, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh hỗ trơ kinh phí hoặc lồng phép trong các chương trình, chính sách hiện hành để thực hiện công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đảm bảo theo quy định.
9. Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 3:
Phối hợp chặt chẽ với các Công ty cổ phần Xây dựng và Năng lượng VCP, cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Bắc Miền Trung căn cứ mực nước hồ hiện tại, điều chỉnh lưu lượng vận hành xả nước hồ Cửa Đạt theo quy định tại Điều 15, Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Mã ban hành kèm theo Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 13/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo phù hợp với nhu cầu tưới thực tế, tiết kiệm; có kế hoạch làm việc với Công ty cổ phần thủy điện Hủa Na để xả nước đúng quy trình, tăng cường xả nước xuống hạ du khi cần thiết.
Triển khai lập phương án, kế hoạch sử dụng nước phần dung tích chết của hồ Cửa Đạt trình duyệt theo quy định để chống hạn cuối vụ Xuân và đầu vụ Mùa; trong đó, nêu cụ thể phương án vận hành qua cửa van thủy lợi thủy điện Cửa Đạt và cửa van An thủy lợi Tuynel Dốc Cáy.
Phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Sông Chu và Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Nam Sông Mã để có kế hoạch cấp nước tưới phù hợp với nhu cầu và lịch tưới thực tế.
10. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh kịp thời thông báo những diễn biến bất lợi của thời tiết đến các đơn vị liên quan phục vụ chỉ đạo sản xuất và cung cấp thông tin đến các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, cảnh báo cho nhân dân các địa phương có những biện pháp chống hạn thích hợp.
11. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Báo Thanh Hóa, trên cơ sở diễn biến tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, thông báo khả năng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn để người dân biết, sử dụng nước tiết kiệm; theo dõi đưa tin biểu dương, động viên các đơn vị, địa phương làm tốt công tác chống hạn.
12. Các Sở, ban, ngành, đơn vị khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động triển khai các biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra.
Yêu cầu các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện.
Thạch Thành: Bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thạch Thành vừa phối hợp với xã Thành Trực tổ chức bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở.
Tập trung kiểm soát an toàn thực phẩm dịp Tết
Vào dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân thường tăng khoảng 20 - 30% so với ngày thường, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm. Trước tình hình trên, các lực lượng chức năng của tỉnh Thanh Hóa đang tập trung thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Tăng cường phòng cháy tại các điểm du lịch cộng đồng trong dịp Tết
Dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày là điều kiện thuận lợi để người dân sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, du lịch cùng gia đình. Du lịch cộng đồng được kỳ vọng là một trong những loại hình thu hút du khách tới trải nghiệm, nghỉ dưỡng. Do đặc thù các cơ sở kinh doanh liên quan đến loại hình này thường sử dụng vật liệu dễ cháy, nên công tác phòng chống cháy nổ được các địa phương, chủ cơ sở đặc biệt quan tâm.
Mức phạt đỗ xe sai quy định mới nhất năm 2025
Theo Nghị định 168 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ các quy định, đỗ xe ở nơi không có biển cấm và bảo đảm khoảng cách với vỉa hè.
Đề xuất thu phí 6 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư
Cục Đường bộ Việt Nam vừa báo cáo Bộ Giao thông vận tải đề án thu phí các tuyến cao tốc do nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý khai thác.
Bảo đảm trật tự đô thị tại các khu vực chợ hoa cây cảnh
Vào những ngày giáp Tết, các khu vực bày bán hoa cây cảnh tại thành phố Thanh Hoá trở nên nhộn nhịp. Tình hình trật tự đô thị tại khu vực này cũng tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông. Đội Kiểm tra Quy tắc đô thị thành phố đã phối hợp với chính quyền các địa phương tăng cường lực lượng giữ gìn trật tự đô thị, nhắc nhở và xử lý các hành vi vi phạm.
Dự báo rét đậm, mưa phùn dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo khu vực miền Bắc sẽ rét đậm và có mưa phùn vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Thành phố Sầm Sơn đón nhận quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự
Sáng ngày 21/1, Uỷ ban Nhân dân thành phố Sầm Sơn đã tổ chức lễ đón nhận 75 quân nhân, hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng" tại huyện Như Xuân
Sáng ngày 21/1, Liên đoàn Lao động huyện Như Xuân đã tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” cho đoàn viên công đoàn nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực trao quà Tết
Sáng ngày 21/1, Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực đã đến thăm hỏi và tặng quà cho các thương, bệnh binh và người có công, nạn nhân chất độc da cam tại Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công Thanh Hóa và trao quà Tết cho Trung tâm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.