xâm nhập mặn
Chủ động ứng phó với hạn và xâm nhập mặn phục vụ sản xuất
Do lượng mưa trong các tháng gần đây thiếu hụt cùng với lượng nước trên các sông chính xuống thấp, đã khiến cho tình trạng xâm nhập mặn xuất hiện tại một số địa phương. Để hạn chế những ảnh hưởng từ xâm nhập mặn và hạn hán có thể xảy ra trong vụ chiêm xuân 2024 – 2025, nhiều giải pháp đã được các đơn vị thuỷ nông và chính quyền các địa phương chủ động triển khai.
Tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2024 - 2025
Để chủ động ứng phó với tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, đảm bảo an toàn cho sản xuất, giảm thiểu thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Công ty Khai thác công trình thủy lợi, các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 3 và các đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện tốt một số nội dung sau:
Tăng cường các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
Theo dự báo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thanh Hóa, từ nay đến tháng 6/2024, mực nước trên các sông biến đổi chậm theo xu thế xuống thấp dần và ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ, dòng chảy trên các sông suối tiếp tục giảm dần và có khả năng thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 15-40%; mặn có thể xâm nhập sâu vào nội địa và độ mặn có khả năng ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm.
Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Các đơn vị thuỷ lợi tập trung ứng phó với xâm nhập mặn
Theo báo cáo từ ngành Nông nghiệp Thanh Hoá, từ đầu năm 2024 đến nay, lượng mưa đã thiếu hụt hơn so với cùng kỳ năm 2023 từ 7 đến 10%, lượng nước trên các sông chính cũng xuống thấp, khiến cho tình trạng xâm nhập mặn xuất hiện tại nhiều địa phương. Để hạn chế những ảnh hưởng từ xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, nhiều giải pháp đã được các đơn vị thuỷ lợi tập trung triển khai.
Đo triều - mặn trên các hệ thống sông phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân
Nhằm bổ sung chuỗi số liệu phục vụ nghiên cứu về triều - mặn, từ đó đưa ra các giải pháp đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa đã phối hợp với các địa phương, đơn vị chức năng đẩy mạnh hoạt động điều tra triều - mặn trên các hệ thống sông chính trên địa bàn tỉnh.
Triển khai các giải pháp chống hạn và xâm nhập mặn
Theo nhận định của Chi cục Thủy lợi Thanh Hoá, các tháng mùa khô này khu vực đồng bằng, ven biển sẽ là những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hạn hán và xâm nhập mặn. Dự báo, khoảng 4.800 đến 7.200 ha canh tác có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, tập trung ở các huyện: Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hà Trung, thị xã Bỉm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thành phố Thanh Hóa.
Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng trước nguy cơ hạn hán và xâm nhập mặn
Theo thống kê từ Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa, mỗi vụ sản xuất, tỉnh Thanh Hoá có từ 9.000 đến 11.000 ha bị xâm nhập mặn và hạn hán. Năm 2023 này, dự báo tình hình hạn hán, xâm nhập mặn do ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino sẽ tăng cao bất thường. Do vậy, việc lựa chọn cây trồng, mô hình phù hợp để chuyển đổi cơ cấu, góp phần giảm nhu cầu sử dụng nước, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp đang được các địa phương tập trung triển khai.
Tập trung cấp nước và chống xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp
(TTV) - Theo Sở nông nghiêp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá, hiện tại mực nước ở các hồ, đập, sông suối trên địa bàn tỉnh xuống thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 gần 20% do lượng mưa ít và thời tiết hanh khô. Tại một số trạm bơm ở Nga Sơn, Hậu Lộc và Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá xâm nhập mặn đã xuất hiện từ 7 đến 12 phần nghìn. Thực tế này đã tạo áp lực không nhỏ đối với các đơn vị thủy nông thuộc hệ thống thuỷ nông Bắc Sông Mã trong việc đảm bảo nước tưới.