Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
Trong quá trình thực hiện sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị, nâng tầm các sản phẩm theo mục tiêu “Mỗi xã một sản phẩm”, các chủ thể đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đều đã chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất, xem đây là giải pháp quan trọng để nâng sao và nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm.
Được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao vào đầu năm 2022, nước uống tinh khiết Haronawa của Công ty cổ phần Thanh Tân đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh. Nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, năm 2022, Công ty tiếp tục đầu tư gần 1 tỷ đồng để nâng công suất dây chuyền sản xuất nước đóng chai tinh khiết với công nghệ hiện đại.
Toàn bộ khâu chiết rót, lọc cặn thô và diệt khuẩn đều được thực hiện tự động đã góp phần tiết kiệm chi phí nhân công, nguyên liệu đầu vào và điện năng tiêu thụ.
Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Thanh Tân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Để tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm sau khi được chứng nhận OCOP và ngày 1 khẳng định trên thị trường, chúng tôi đã không dừng lại ở đó, ứng dụng máy móc khoa học kỹ thuật đã tiếp tục giúp chúng tôi nâng cao công suất và sản lượng và có thêm thu nhập".
Để nâng cao giá trị sản xuất, khẳng định thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm OCOP trên thị trường, các chủ thể là các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã chú trọng đầu tư ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, chế biến và kinh doanh nhằm mang đến người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng.
Một số sản phẩm như nước mắm, mắm tôm OCOP truyền thống, các khâu từ ủ đến chế biến đều được làm tự nhiên, tuy nhiên các khâu đóng chai, chiết rót, dán nhãn và dán tem chứng nhận đều được thực hiện bằng máy móc. Các sản phẩm OCOP có thế mạnh khác như củ, quả công nghệ cao, chè búp sạch, đông trùng hạ thảo, gạo và nem nướng…đều được sử dụng công nghệ hút chân không, sản xuất trong nhà màng theo hướng hữu cơ giúp sản phẩm được bảo quản an toàn, dài ngày mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Ông Phan Xuân Hùng, Tổ trưởng Tổ quản lý chương trình OCOP tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Thời gian qua các chủ thể đều đã tập trung đầu tư nâng cao chất lượng, ngoài đẩy mạnh xúc tiến thương mại, chúng tôi còn chú trọng tìm giải pháp hỗ trợ khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá trong các khâu giúp các chủ thể có thêm kinh phí đầu tư máy móc, trang thiết bị".
Hiện Thanh Hoá đã có 120 sản phẩm đăng ký tham gia chương trình OCOP năm 2023. Để phát huy vai trò của khoa học, công nghệ trong thực hiện chương trình OCOP của tỉnh, các cơ quan liên quan và tổ OCOP thuộc Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới Thanh Hoá đã tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh lồng ghép các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ vào phát triển sản phẩm OCOP.
Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương đẩy mạnh việc hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu; áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ISO, VietGAP và các công cụ quản lý LEAN, Kaizen, 5S vào sản xuất, giúp các doanh nghiệp, tổ chức, hộ sản xuất kinh doanh không ngừng nâng cao chất lượng, hoàn thiện mẫu mã, mở rộng thị trường, góp phần nâng tầm sản phẩm OCOP của tỉnh.
Doanh thu nhạc trực tuyến tại Việt Nam đạt 40 triệu USD
Theo kết quả nghiên cứu của đại học RMIT Việt Nam: Doanh thu phát nhạc trực tuyến ở Việt Nam trong năm 2024 đạt khoảng 40 triệu USD, trở thành phân khúc dẫn đầu ngành âm nhạc tại Việt Nam.
Việt Nam hiện có khoảng 1 triệu kỹ sư công nghệ
Trong khi nhiều nước trên thế giới đang thiếu hụt nguồn lao động cho thị trường công nghệ thì Việt Nam đang có nguồn nhân lực khá đông đảo, tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn khi thu hút các doanh nghiệp công nghệ đầu tư.
Việt Nam có liên minh ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng quốc gia
Hiệp hội An ninh mạng quốc gia vừa công bố thành lập Liên minh ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng quốc gia, do Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an chủ trì điều phối.
Công khai tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình của các bộ, tỉnh
Cục Chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố Kết quả đo từ hệ thống EMC về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của 20 bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trong năm 2024. Thông tin này được công bố trên Cổng thông tin chuyển đổi số quốc gia tại địa chỉ dx.gov.vn.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý hình ảnh trên sóng trực tiếp
Tại sự kiện công bố và trao Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam năm 2024 vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Hà Nội, sản phẩm Sigma Smart Detect do Thủ Đô Multimedia phát triển đã được vinh danh là một trong Top 10 giải pháp Make in Vietnam 2024 về "Công nghệ mới".
Nâng cao chất lượng sản phẩm ẩm thực xứ Thanh
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm ẩm thực. Qua đó, góp phần quảng bá nét văn hóa của đất và người xứ Thanh đến với người dân trong và ngoài tỉnh, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng cây ăn quả
Phát huy những lợi thế về khí hậu, đất đai, thời gian qua các địa phương đã và đang đẩy mạnh sản xuất cây ăn quả theo hướng tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Từ đó, đã làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân, các mô hình đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thanh Hóa có 227.400 ha cây trồng ứng dụng quy trình thâm canh
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã duy trì và phát triển được trên 97 vùng cây trồng thâm canh, vùng sản xuất tập trung với tổng diện tích đạt 227.400 ha, tăng 50 ha so với năm 2023.
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chăn nuôi gà
Với mong muốn thay đổi phương thức sản xuất trong chăn nuôi gà, thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đã đầu tư xây dựng chuồng trại theo hướng hiện đại, tự động hóa, quy trình chăn nuôi khép kín… Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường chăn nuôi.
Khoa học và Công nghệ - Động lực phát triển kinh tế - xã hội
Xác định khoa học, công nghệ là khâu đột phá để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, thời gian qua, ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Đặc biệt, nhiều dự án khoa học và công nghệ đã được triển khai và áp dụng vào sản xuất, góp phần giải quyết kịp thời các vấn đề cấp bách, đáp ứng yêu cấu phát triển bền vững của địa phương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.