Tăng giá trị thu nhập từ liên kết sản xuất lúa
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích trồng lúa, việc liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị đang được nhân rộng ở nhiều địa phương. Trong vụ xuân năm 2024, Thanh Hóa có trên 37 nghìn ha lúa được sản xuất theo hình thức liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm.
Vụ xuân năm nay, ông Lê Văn Luật ở thôn Mỹ Thạch, xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương cùng với 10 hộ dân thành lập nhóm hộ tổ chức sản xuất lúa tập trung với tổng diện tích gần 30 ha bằng giống Ha na số 7. Trong đó, hộ ít khoảng 1,5 ha, hộ nhiều trên 5 ha. Phần lớn diện tích được thuê lại từ các hộ không có nhu cầu sản xuất. Việc sản xuất khá thuận lợi khi nhóm liên kết với Công ty TNHH hạt giống Ha-Na Thanh Hóa.
Ông Lê Văn Luật, thôn Mỹ Trạch, xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Giữa nhà liên kết với người nông dân thống nhất với nhau, đưa những loại giống tốt, năng suất cao, thị trường có nhu cầu cao, giá cả được; thu hoạch nhanh gọn, lợi nhuận cao nên chúng tôi rất phấn khởi".
Trong quá trình sản xuất, Công ty TNHH hạt giống HaNa Thanh Hóa hỗ trợ bà con cung ứng chậm trả giống, vật tư nông nghiệp, chuyển giao quy trình kỹ thuật canh tác và chỉ trừ chi phí đầu vào khi công ty thu mua sản phẩm cuối vụ. Đến nay, lúa đang cho thu hoạch, năng suất đạt khoảng 80 tạ/1 ha. Vụ xuân này, công ty đã liên kết sản xuất trên 250 ha lúa tại nhiều địa phương trong tỉnh.
Ông Nguyễn Ngọc Hoàn, Giám đốc Công ty TNHH hạt giống HaNa Thanh Hóa cho biết: "Công ty phối kết hợp với các tập đoàn thu mua ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, đảm bảo số diện tích lúa của bà con do công ty liên kết sản xuất sẽ được tiêu thụ toàn bộ".
Với sự tham gia tích cực của doanh nghiệp, hợp tác xã, các nhóm hộ, vụ xuân năm nay, Thanh Hóa có trên 37 nghìn ha trong tổng số hơn 114 ngìn ha lúa xuân được liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm. Không chỉ ở các huyện có diện tích trồng lúa lớn, việc liên kết còn được mở rộng ở các huyện miền núi.
Việc liên kết, sản xuất tập trung được quy hoạch vùng và sản xuất cùng giống, cùng trà, cùng quy trình chăm sóc, tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa lớn, lại tiết kiệm chi phí sản xuất. Các mô hình đều cho giá trị thu nhập cao hơn 1,3 lần trở lên trên cùng 1 đơn vị diện tích so với sản xuất lúa đại trà.
Ông Hàn Văn Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Từ việc liên kết sản xuất, các doanh nghiệp và bà rất chủ động trong việc thu hoạch. Hơn nữa, giá cả ổn định, bà con thu hoạch không phải phơi, bảo quản, rất thuận lợi, gặt xong có thể bố trí làm công việc khác".
Hiện nay, nhu cầu chế biến lúa gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khá lớn, dư địa mở rộng diện tích liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ còn nhiều. Việc xây dựng các vùng sản xuất lúa hàng hóa, lúa chất lượng cao, lúa nếp đảm bảo sản phẩm theo nhu cầu của doanh nghiệp để tăng hiệu quả liên kết cũng chính là định hướng của ngành nông nghiệp Thanh Hóa, nhằm nâng cao giá trị trong sản xuất lúa gạo.
Thanh Hóa: Doanh thu bán lẻ hàng hoá năm 2024 đạt gần 198 nghìn tỷ đồng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 198 nghìn tỷ đồng, bằng 105,1% kế hoạch và tăng 14,3% so với cùng kỳ.
Vốn đầu tư từ Đức vào Việt Nam đạt 3,6 tỷ USD
Theo khảo sát của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, luỹ kế đến nay đã có 530 dự án của các doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD.
Thị xã Nghi Sơn phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất năm 2025 đạt 19% trở lên
Ngày 19/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thị xã Nghi Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 17, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác.
Thanh Hoá vượt mục tiêu xuất khẩu lao động năm 2024
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đưa trên 13.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt mục tiêu xuất khẩu lao động của cả năm. Kết quả này là do khai thác tốt thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới cùng hàng loạt chính sách hỗ trợ từ phía các đơn vị, địa phương trong tỉnh.
Xuất khẩu cá tra 11 tháng 2024 đạt 1,8 tỷ USD và đang trên đường về đích
Kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 11/2024 đạt 179 triệu USD, lũy kế đến hết tháng 11/2024 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025
Châu Á là thị trường xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2024 với thị phần 48,2%. Hai khu vực tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu lần lượt là 23,7% và 11,3%... Theo các chuyên gia, tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025 sang các khu vực là rất lớn.
Ngành thuế cả nước thu ngân sách nhà nước vượt 1,7 triệu tỷ đồng
Lần đầu tiên ngành thuế vượt 1,7 triệu tỷ đồng thu ngân sách năm. Thông tin được Tổng cục Thuế công bố tại Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025; công bố Cổng Thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, vừa diễn ra vào sáng ngày 19/12.
Yên Định có thêm 10 sản phẩm OCOP 3 sao
Để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung nguồn lực, hỗ trợ chủ thể, hộ kinh doanh, hợp tác xã chú trọng đầu tư cải tiến quy trình sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phục tráng, thâm canh 28.290 ha luồng
Đến đầu tháng 12 năm 2024, các huyện vùng thâm canh luồng đã hoàn thành kế hoạch thâm canh, phục tráng luồng năm 2024.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá
Từ đầu năm đến tháng 12 năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá. Trong đó có 134 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và 659 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.