Tăng nguồn lực chống chịu biến đổi khí hậu
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, Quỹ Khí hậu xanh vừa phê duyệt 30,2 triệu USD viện trợ không hoàn lại để tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Dự án do UNDP hỗ trợ nhằm tăng cường an ninh nguồn nước và cải thiện sinh kế cho nửa triệu nông hộ quy mô nhỏ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Cụ thể, tại cuộc họp Ban điều hành - lần thứ 25, Quỹ Khí hậu Xanh đã phê duyệt khoản viện trợ 30,2 triệu đô la Mỹ cho dự án “Tăng cường khả năng chống chịu của sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ trước tình trạng mất an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu ở khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam” (SACCR).
![]() |
Với hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Bộ NN&PTNT sẽ thực hiện dự án mới này trong sáu năm và trực tiếp mang lại lợi ích cho hơn 222.400 người dân ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hòa - khoảng 10% dân số của các tỉnh, đặc biệt là phụ nữ và người dân tộc thiểu số, với mục tiêu: Hiện đại hóa hệ thống tưới tiêu, cải thiện an ninh nguồn nước và sinh kế, tăng cường kiến thức về rủi ro khí hậu và áp dụng kỹ thuật nông nghiệp có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, và tiếp cận thông tin khí hậu nông nghiệp và thông tin thị trường.
Hơn 335.000 người dự kiến sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ tăng cường năng lực thông qua đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường tiếp cận thông tin về rủi ro khí hậu và phổ biến rộng rãi các thực hành tốt nhất về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.
“Dự án có cách tiếp cận tích hợp và sáng tạo nhằm tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu do Chính phủ Việt Nam đưa ra, UNDP và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cùng thiết kế. Khoản tài trợ không hoàn lại này bổ trợ và tăng tác dụng cho khản đầu tư của ADB vào hệ thống thủy lợi hiện đại ở các tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán, đảm bảo tăng lợi ích cho những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là người dân tộc thiểu số và phụ nữ”, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam nói.
Dự án này cũng bổ trợ cho những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm tăng cường khả năng chống chịu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển – một dự án mà UNDP đang hỗ trợ và được tài trợ bởi GCF từ năm 2017. Dự án hiện đang xây dựng những ngôi nhà chống bão lũ, trồng và phục hồi rừng ngập mặn ven biển để bảo vệ các cộng đồng dễ bị tổn thương, những người có cuộc sống và sinh kế bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
“Việt Nam đang phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu”, ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết. “Dự án SACCR sẽ giúp đỡ một cách hiệu quả cho các nông hộ quy mô nhỏ của chúng tôi - đặc biệt là người dân tộc thiểu số và phụ nữ - ở các tỉnh dễ bị tổn thương nhất của miền Trung Việt Nam để thích ứng với sự thay đổi lượng mưa và hạn hán do biến đổi khí hậu gây ra".
Với sự tăng trưởng kinh tế đáng kể trong những thập kỷ gần đây, Việt Nam được coi là một câu chuyện thành công của sự phát triển. Tuy nhiên, nghèo đói vẫn tồn tại ở một số cộng đồng, đặc biệt là người dân tộc thiểu số.
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ dự kiến sẽ hứng chịu những đợt hạn dài, khốc liệt và thường xuyên hơn vào mùa khô và mưa lũ nghiêm trọng hơn vào mùa mưa. Do vậy, nông dân phải đối mặt với việc năng suất cây trồng bị sụt giảm, từ đó ảnh hưởng đến an ninh lương thực và thu nhập.
Các nông hộ quy mô nhỏ với diện tích đất dưới một ha và phụ thuộc vào một hoặc hai vụ mùa một năm, phụ thuộc vào nước mưa, phải đối mặt với tình hình sản xuất khó khăn hơn.
Cùng với việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu - hỗ trợ các nông hộ quy mô nhỏ kết nối với các hệ thống thủy lợi do ADB tài trợ - dự án SACCR tập trung vào thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng. Trong dự án, “các lớp tập huấn tại đồng ruộng dành cho nông dân” sẽ đào tạo về thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, bao gồm thông tin khí hậu, sử dụng và quản lý nước một cách hiệu quả, lựa chọn cây trồng và lập kế hoạch. Nông dân nghèo cũng sẽ được đào tạo về kế hoạch kinh doanh nhỏ, bao gồm hỗ trợ tiếp cận tín dụng và liên kết với thị trường. Các nhóm sử dụng nước ở địa phương sẽ quản lý việc cung cấp nước đồng thời các bên liên quan trong chuỗi giá trị cùng hợp tác sẽ giúp đảm bảo việc tiếp cận thị trường và tín dụng.
“Dự án SACCR tập trung vào quản lý nước một cách bền vững và sẽ góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành độngvề biến đổi khí hậu của Việt Nam và các Mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là các hành động ưu tiên của Việt Nam để xóa đói giảm nghèo (SDG 1), an ninh lương thực (SDG 2), giảm bất bình đẳng (SDG 10), và để hiện thực hóa các cộng đồng bền vững (SDG 11)”, Bà Wiesen nhấn mạnh.
Dự án cũng góp phần thực hiện Đóng góp do quốc gia tự xác định (NDC) của Việt Nam theo Thỏa thuận Paris.
UNDP là một trong những tổ chức đầu tiên được Quỹ Khí hậu Xanh chỉ định là Cơ quan Ủy thác (AE) vào năm 2015. Với sự chấp thuận dự án tại Việt Nam - cùng với một dự án khác được phê duyệt gần đây ở Zimbabwe - UNDP đã hỗ trợ 24 quốc gia tiếp cận hơn 800 triệu đô la tài chính của GCF kể từ khi Quỹ này hoạt động.
Theo Đỗ Hương/Báo điện tử Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Trao quà cho ngư dân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Sáng ngày 22/5, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các huyện Hoài Đức, Ba Vì, Phúc Thọ Thành phố Hà Nội tặng quà cho các hộ ngư dân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn.

Tiếp nhận kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo theo Chỉ thị 22
Chiều ngày 22/5, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá phối hợp với phường Điện Biên, thành phố Thanh Hoá tiếp nhận kinh phí từ các doanh nghiệp ủng hộ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở.

Dồi dào nguồn cung nhà ở xã hội năm 2025
Sau khi bán hết 280 căn hộ ở đợt 1, Tập đoàn Vingroup tiếp tục mở bán đợt 2 với 576 căn nhà ở xã hội tại Thanh Hóa. Dự án này nằm trong tổng số hơn 2.800 căn hộ sẽ được triển khai trong thời gian tới. Tuy nhiên, ghi nhận cho thấy nhiều người dân vì nóng lòng đã tìm đến các sàn môi giới bất động sản bên ngoài, tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý. Theo quy định tại Nghị định 100 của Chính phủ, việc mua bán nhà ở xã hội chỉ được thực hiện trực tiếp với chủ đầu tư hoặc qua đơn vị được ủy quyền. Vậy người dân cần lưu ý gì để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình? Phóng sự dưới đây sẽ phản ánh cụ thể.

Tăng cường phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các chợ
Hàng ngày, lượng động vật, sản phẩm động vật vận chuyển về Thành phố Thanh Hóa khá lớn. Do vậy, nguy cơ xâm nhập, lây lan dịch bệnh gia súc, gia cầm cao. Ngành nông nghiệp thành phố Thanh Hóa đã tăng cường phòng, chống dịch bệnh tại các chợ kinh doanh, buôn bán gia súc, gia cầm, góp phần ngăn ngừa dịch bệnh trên người và động vật có thể lây lan.

Hoằng Hoá: Tháo dỡ lều, quán lấn chiếm bãi biển Hải Tiến
Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Hoằng Hóa, xã Hoằng Trường đã phối hợp với các phòng, ngành, đơn vị chức năng, tổ chức tháo dỡ lều, quán lấn chiếm bãi biển Hải Tiến phía trước Khu du lịch sinh thái biển và nghỉ dưỡng Flamingo Linh Trường.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo năm 2025
Sáng 22/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hóa, Ban chỉ huy Bộ bội Biên phòng tỉnh, UBND huyện Mường Lát tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo cho chức sắc, chức việc đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Dự báo từ đêm 24 ngày 25/5, khu vực Thanh Hoá có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to
Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, dự báo đêm 24 ngày 25/5 khu vực Thanh Hoá có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 20 - 50 mm, có nơi trên 50mm. Từ đêm 25 đến ngày 27/5, ở khu vực Thanh Hoá tiếp tục có mưa vừa, có nơi mưa to và dông.

Cảnh báo dông, lốc, mưa đá và mưa lớn cục bộ trên khu vực tỉnh Thanh Hóa
Thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh cho biết: qua theo dõi ảnh radar thời tiết lúc 13h40' cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển ở huyện Mường Lát, Thường Xuân, vùng biên giới Thanh Hóa - Lào, vùng giáp ranh Thanh Hoá - Nghệ An. Vùng mây đối lưu này có xu hướng di chuyển theo hướng Đông bắc.

Khuyến cáo ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất
Để chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đưa ra các khuyến cáo để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất cho nhân dân như sau:

Ứng dụng công nghệ thông tin lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai rộng rãi việc lấy ý kiến vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Để công tác này đạt kết quả cao nhất, các địa phương, đơn vị đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thông tin, tuyên truyền và lấy ý kiến các tầng lớp Nhân dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.