Tăng thu nhập, cải thiện kinh tế cho người dân từ phát triển du lịch ở Bá Thước
Những năm qua, huyện Bá Thước đã khai thác có hiệu quả tiềm năng về cảnh quan, văn hóa để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. Nhờ phát triển du lịch đã tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân tại nhiều địa phương trên địa bàn huyện Bá Thước.
Gia đình anh Hà Văn Dương, ở bản Đôn, xã Thành Lâm huyện Bá Thước có trên 5000m2 đất ở của gia đình. Năm 2018 gia đình anh Dương đã mạnh dạn đầu tư trên 3 tỉ đồng để xây dựng khu nghỉ dưỡng sinh thái Pù Luông Home. Khu nghỉ dưỡng được xây dựng theo lối kiến trúc nhà sàn truyền thống và các bungalow gần gũi với thiên nhiên. Đến nay khu nghỉ dưỡng sinh thái Pù Luông Home đang có 10 phòng bungalow, 6 phòng nghỉ riêng biệt và 1 nhà sàn nghỉ tập thể với công suất phục vụ 70 khách/1 ngày.
Năm 2023, gia đình anh Dương đã đón trên 1000 lượt khách đến nghỉ dưỡng, trong đó có trên 40% là khách quốc tế với doanh thu trên 3 tỉ đồng. Ngoài mang lại thu nhập cao cho gia đình, khu nghỉ dưỡng sinh thái Pù Luông Home đang tạo việc làm ổn định cho 8 lao động tại địa phương với mức thu nhập trung bình 6 triệu đồng/1 người/1 tháng. Ông Hà Văn Dương, Quản lý Khu nghỉ dưỡng sinh thái Pù Luông Home, bàn Đôn, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước chia sẻ: "Khách tây đến đây là trải nghiệm, khám phá bản sắc dân tộc bản Đôn nói chung và cả khu Pù Luông. Mình có thể giới thiệu giúp việc cho khách thực phẩm đặc sản ở địa phương mình, đây là những món khách rất thích. Về cung cách phục vụ thì các bạn sẽ không được nói to, nói nhiều kiểu để tạo cảm giác thân thiện cho khách".
Bản Đôn thuộc xã Thành Lâm hiện có 160 hộ dân sinh sống lâu đời trong vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Trước kia, các hộ gia đình ở bản Đôn chủ yếu làm ruộng nên đời sống rất khó khăn, phần lớn lao động phải bỏ đi làm ăn xã ở các tỉnh miền Nam. Trong 5 năm trở lại đây, được sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của huyện Bá Thước, nhiều hộ dân trong bản đã sửa sang, nâng cấp nhà sàn để phục vụ kinh doanh du lịch sinh thái cộng đồng.
Hiện cả bản có 28 hộ gia đình trực tiếp kinh doanh phục vụ ăn nghỉ cho khách du lịch với doanh thu trung bình từ 50 -70 triệu đồng 1 năm. Nhờ phát triển du lịch, người dân bản Đôn đã có việc làm và thu nhập ổn định ngay tại quê hương mà không phải bỏ đi làm ăn xa. Ông Hà Huy Giáp, Bí thư chi bộ kiêm trường bản Đôn, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước cho biết: "Từ ngày có du lịch, cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp hơn, bà con làng xóm biết sắp xếp chuồng trại, cách chăn nuôi tập trung, đưa vào những nơi kín đáo phù hợp với môi trường cũng như du lịch sinh thái. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người là 38 triệu đồng. Phấn đấu trong năm 2023 là 45 - 48 triệu đồng, chúng tôi đang phấn đấu thành thôn nông thôn mới kiểu mẫu".
Trong những năm qua, huyện Bá Thước đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. Huyện đã hình thành các khu du lịch trọng điểm như: Khu du lịch Pù Luông( xã Thành Sơn); Du lịch sinh thái thác Hiêu, (xã Cổ Lũng); Son, Bá, Mười( xã Lũng Cao); Thác Muốn( xã Điền Quang)... Nhờ bảo tồn được cảnh quan thiên nhiên gắn với giữ gìn được bản sắc văn hóa, đến nay nhiều điểm du lịch của huyện Bá Thước đang thu hút được rất đông khách du lịch trong và ngoài nước.
Riêng trong năm 2023, toàn huyện đón được trên 130.000 lượt khách du lịch, trong đó có khoảng 18.000 lượt khách quốc tế với tổng doanh thu du lịch ước khoảng 220 tỷ đồng. Ngoài ra, du lịch cộng đồng đang tạo việc làm cho gần 500 lao động địa phương với mức thu nhập từ 4 - 6 triệu đồng/1 người/1 tháng. Nói về phương hướng trong thời gian tới, ông Hà Nam Khánh, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi sẽ tăng cường công tác phối hợp liên ngành để quản lý của các khu du lịch, đấu mối phối hợp để phát huy vai trò của các công ty lữ hành đưa khách đến với Bá Thước, tập trung tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao về kỹ năng cho người dân làm du lịch ở địa phương, hoặc cũng có thể tập trung vào công tác truyền thông quảng bá các sản phẩm du lịch của địa phương".
Để phát triển sinh kế từ du lịch thời gian tới huyện Bá Thước sẽ tập trung quy hoạch, quản lý, đầu tư phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn theo thế mạnh của từng vùng. Tăng cường phối hợp liên ngành để quản lý điểm đến, kiểm soát chất lượng dịch vụ ở các khu du lịch. Ngoài ra tập chung tổ chức các lớp tập huấn cho người dân để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch đặc biệt là du lịch nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục làm tốt công tác truyền thông, quảng bá các sản phẩm du lịch của địa phương, đưa các sản phẩm du lịch đến được tay của du khách thập phương.
Tiềm năng du lịch của Bá Thước được khai thác, phát huy hiệu quả đã mang đến "luồng gió mới", "sức sống mới" cho nhiều địa phương. Vì vậy, trong thời gian tới huyện Bá Thước sẽ tiếp tục kêu gọi và thu hút các dự án đầu tư du lịch quy mô lớn, phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch phấn đấu đưa du lịch thực sự trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Vốn đầu tư từ Đức vào Việt Nam đạt 3,6 tỷ USD
Theo khảo sát của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, luỹ kế đến nay đã có 530 dự án của các doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD.
Thị xã Nghi Sơn phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất năm 2025 đạt 19% trở lên
Ngày 19/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thị xã Nghi Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 17, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác.
Thanh Hoá vượt mục tiêu xuất khẩu lao động năm 2024
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đưa trên 13.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt mục tiêu xuất khẩu lao động của cả năm. Kết quả này là do khai thác tốt thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới cùng hàng loạt chính sách hỗ trợ từ phía các đơn vị, địa phương trong tỉnh.
Xuất khẩu cá tra 11 tháng 2024 đạt 1,8 tỷ USD và đang trên đường về đích
Kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 11/2024 đạt 179 triệu USD, lũy kế đến hết tháng 11/2024 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025
Châu Á là thị trường xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2024 với thị phần 48,2%. Hai khu vực tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu lần lượt là 23,7% và 11,3%... Theo các chuyên gia, tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025 sang các khu vực là rất lớn.
Ngành thuế cả nước thu ngân sách nhà nước vượt 1,7 triệu tỷ đồng
Lần đầu tiên ngành thuế vượt 1,7 triệu tỷ đồng thu ngân sách năm. Thông tin được Tổng cục Thuế công bố tại Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025; công bố Cổng Thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, vừa diễn ra vào sáng ngày 19/12.
Yên Định có thêm 10 sản phẩm OCOP 3 sao
Để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung nguồn lực, hỗ trợ chủ thể, hộ kinh doanh, hợp tác xã chú trọng đầu tư cải tiến quy trình sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phục tráng, thâm canh 28.290 ha luồng
Đến đầu tháng 12 năm 2024, các huyện vùng thâm canh luồng đã hoàn thành kế hoạch thâm canh, phục tráng luồng năm 2024.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá
Từ đầu năm đến tháng 12 năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá. Trong đó có 134 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và 659 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên.
Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.