Tăng trưởng kinh tế tỉnh Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nước
Năm 2024, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp với tinh thần “Kỷ cương - Trách nhiệm - Hành động - Sáng tạo - Phát triển”. Cùng với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, kinh tế của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát triển với nhiều điểm sáng.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2024 của tỉnh Thanh Hoá ước đạt 11,72%, vượt kế hoạch và đứng thứ 3 cả nước. Các khu vực kinh tế đều có bước phát triển; trong đó, sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt kết quả khá toàn diện; sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao, là động lực cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 19,25%; trong đó, nhóm các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo chủ lực phát triển ổn định, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của ngành. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng so với cùng kỳ, như: xi măng; sắt thép; điện sản xuất; thức ăn gia súc, quần áo may sẵn; giày thể thao,..

Ông Tseng Jung Huei, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn giày Huali, tỉnh Thanh Hoá
Ông Tseng Jung Huei, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn giày Huali, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Đối với tập đoàn, năm nay chúng tôi đã đạt tăng trưởng 25%, và chúng tôi đã nhận được đơn hàng của nhãn hiệu ADIDAS, số lượng lên đến 9,9 triệu đôi/năm, và vì vậy chúng tôi cần đầu tư xây dựng thêm 2 nhà máy mới tại Thanh Hoá, và ở Nghệ An cũng tiếp tục đầu tư thêm. Với hiệu ứng mà ADIDAS mang lại, cùng việc tất cả các nhà máy đều nhận được đơn hàng với số lượng lớn, tập đoàn sẽ có sự phát triển mạnh trong thời gian tới".
Trong gam màu sáng của bức tranh kinh tế tỉnh Thanh Hóa có sự phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại, dịch vụ, là động lực thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Nhiều lĩnh vực dịch vụ tăng mạnh như: tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, giá trị xuất khẩu, tổng thu du lịch, doanh thu vận tải...

Đáng chú ý, năm 2024 thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hóa ước đạt trên 54 nghìn 300 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán, tăng 25,9% so với cùng kỳ, cao nhất từ trước đến nay; đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa
Các động lực tăng trưởng có nhiều chuyển biến tích cực theo chiều sâu: thu hút đầu tư gấp 1,4 lần về số dự án và 10,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ. Thu hút đầu tư FDI cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục quan tâm, tin tưởng và kỳ vọng vào sự phát triển kinh tế, môi trường đầu tư của tỉnh.

Hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư đạt kết quả tích cực; số doanh nghiệp thành lập mới tăng 5,7% so với cùng kỳ, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và xếp thứ 8 cả nước. Giải ngân vốn đầu tư công luôn trong nhóm đầu cả nước; giải phóng mặt bằng vượt kế hoạch, cao hơn 1,2 lần so với cùng kỳ.

Ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc VCCI Chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình
Ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc VCCI Chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình cho biết thêm: "Môi trường hoạt động sản xuất đầu tư kinh doanh thuận lợi, mặc dù kinh tế thế giới, trong nước khó khăn như vậy nhưng chúng ta đạt mục tiêu vậy là điều hết sức đáng mừng, như vậy cộng đồng doanh nghiệp đón nhận thông tin vui, đóng góp ngân sách có vai trò quan trọng của doanh nghiệp.Trong suốt thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của các cấp, đặc biệt sự quan tâm tháo gỡ đến từng đầu mục công việc, từng dự án, để giải quyết tháo gỡ từng nút thắt tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển".
Trong bối cảnh phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều chỉ tiêu kinh tế nổi bật, nằm trong tốp đầu của cả nước.

Điều này tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, sự điều hành của chính quyền, sự nỗ lực, cố gắng trong tổ chức thực hiện của các sở ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp; sự đồng thuận, đoàn kết, ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân. Đây cũng là điều kiện quan trọng để tỉnh xây dựng chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2025, tạo đòn bẩy để tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025.

Dự báo mới nhất về lãi suất, giá USD tại Việt Nam
Nhiều tổ chức tài chính quốc tế dự báo giá USD sẽ chạm mốc 26.000 đồng, lãi suất duy trì mức thấp trong ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Năm 2025: xuất khẩu tôm có thể đạt 4,3 - 4,5 tỷ USD
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2025 cả nước sẽ tăng lên 750.000 ha, sản lượng ước đạt 1,29 triệu tấn. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) dự báo năm 2025, xuất khẩu tôm có thể đạt 4,3 - 4,5 tỷ USD, tăng 10 - 15% so với năm 2024, nhờ sự phục hồi của thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản và nhu cầu gia tăng đối với sản phẩm chế biến sâu.

Kích cầu tiêu dùng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Cùng với đầu tư và xuất khẩu, tiêu dùng là một trong ba động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Kích thích tiêu dùng sẽ góp phần hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong năm 2025. Do đó, tỉnh Thanh Hoá đang tập trung nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt trên 209 nghìn tỷ đồng trong năm 2025.

Trung Quốc giảm sản lượng thép, cơ hội hay rủi ro cho Việt Nam?
Trung Quốc gần đây đã thông báo sẽ tái cấu trúc ngành thép của mình bằng cách cắt giảm sản lượng thép thô. Điều này đem lại cơ hội và rủi ro cho Việt Nam.

Tín dụng khởi sắc, nhiều ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025
Năm 2025 có thể là một năm cạnh tranh gay gắt trong ngành ngân hàng khi nhiều ngân hàng đã đặt ra mục tiêu lợi nhuận đầy tham vọng.

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026
Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng đến hết năm 2026. Đây là bước đi nhằm hỗ trợ tiêu dùng, giảm chi phí đầu vào và kích cầu sản xuất kinh doanh trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều áp lực.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
Thanh Hóa hiện có tổng đàn gia súc, gia cầm trên 28 triệu con, đang được nuôi tại 1.082 trang trại và khoảng 740.000 hộ chăn nuôi. Để giảm thiểu tác động của chăn nuôi tới môi trường, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã khuyến cáo các địa phương, người chăn nuôi chú trọng xử lý chất thải, đồng thời ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi.

Phụ nữ Hà Trung khởi nghiệp, kinh doanh phát triển kinh tế nông thôn
Thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Hà Trung đã giúp cho nhiều hội viên thực hiện thành công ý tưởng khởi nghiệp, kinh doanh. Từ khởi nghiệp, nhiều chị không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn tạo thêm nhiều việc làm, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Tập trung thu hoạch sắn nguyên liệu
Niên vụ sắn 2024 – 2025, tỉnh Thanh Hóa trồng được trên 14.358 ha sắn nguyên liệu, tập trung ở các huyện miền núi như Bá Thước, Như Xuân, Như Thanh, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Mường Lát. Hiện các công ty chế biến sắn đang tích cực phối hợp với các địa phương vùng nguyên liệu tập trung đẩy mạnh tiến độ thu hoạch sắn nguyên liệu theo kế hoạch.

Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt gần 46.130 tấn
Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết thuận lợi nên ngư dân trong tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động khai thác, nuôi trồng. 3 tháng đầu năm nay, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt gần 46.130 tấn. Trong đó, sản lượng khai thác hơn 29.740 tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 16.390 tấn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.