Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng
Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD. Ngành tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam: để tăng sức cạnh tranh và đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2025, người nuôi tôm cần được tạo điều kiện thuận lợi vay vốn ngân hàng hoặc các nguồn quỹ khác, đồng thời kiểm tra chặt hơn việc lưu thông, tiêu thụ tôm giống kém chất lượng. Hiệp hội đề xuất Chính phủ và các Bộ ngành liên quan tập trung các hoạt động ngoại giao kinh tế, đàm phán song phương và xúc tiến thương mại có mục tiêu tại các thị trường quan trọng để khơi thông lợi thế cho xuất khẩu tôm Việt Nam.
Thời gian tới, ngành tôm cần chuyển đổi tư duy, ưu tiên bền vững và hiệu quả, tập trung vào chất lượng, bảo vệ môi trường, sức khỏe và giá trị sản phẩm. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024, diện tích nuôi tôm nước lợ ước đạt 737.000 ha với sản lượng trên 1,26 triệu tấn, tăng hơn 5% so với năm 2023. Dự kiến, năm 2025, diện tích nuôi tôm nước lợ sẽ đạt 750.000 ha, tăng 1,8% so với năm 2024, sản lượng đạt 1,29 triệu tấn.
Minh bạch chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm
Năm 2025 là năm thứ 2 Ngân hàng Nhà nước giao toàn bộ chỉ tiêu tín dụng cho các ngân hàng thương mại ngay từ đầu năm. Nếu ngân hàng nào đạt trên 80% chỉ tiêu thì tự động được tăng thêm hạn mức mà không cần phải làm văn bản xin phép Ngân hàng Nhà nước. Cách làm này được nhận định đã tạo thêm sự linh hoạt, chủ động hơn cho các ngân hàng trong việc lập kế hoạch kinh doanh.
Không để thiếu hàng, tăng giá đột biến dịp Tết
Bộ Công Thương vừa có Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thị trường trong nước dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và quý I/2025.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thanh tra các dự án bất động sản tăng giá bất thường
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản và thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng bất động sản.
Bấm số lựa chọn “Hóa đơn may mắn” quý IV/2024
Sáng ngày 16/1, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức bấm số lựa chọn hóa đơn thuộc chương trình “Hóa đơn may mắn” quý IV năm 2024.
Các nhà vườn cung ứng hoa lan cho thị trường Tết
Hoa lan là một trong những loại hoa được khách hàng ưa chuộng trong dịp Tết Nguyên Đán. Nắm bắt nhu cầu đó, nhiều nhà vườn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa các giống hoa lan về trồng cung ứng cho thị trường Tết.
Hơn 100.000 tỷ đồng cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
Đến đầu tháng 1 năm 2025, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh với dư nợ đạt hơn 100.000 tỷ đồng.
Phát triển rừng gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC
Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển diện tích rừng gỗ lớn gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Qua đó không chỉ tăng giá trị kinh tế rừng trồng mà còn đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.
Thanh Hóa: Gần 56.200 tỷ đồng dư nợ cho vay sản xuất, kinh doanh
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng thông qua các chương trình ưu đãi, lãi suất cho vay hợp lý, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng.
Hơn 90% kim ngạch xuất khẩu được mang lại từ doanh nghiệp FDI
Tính đến hết năm 2024, tỉnh Thanh Hóa có 304 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa; trong đó có nhiều doanh nghiệp quay trở lại sau một thời gian bị gián đoạn bởi thị trường tiêu thụ và giá cước vận tải gia tăng cao.
Chế biến sâu để mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
Thống kê mới nhất từ Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, đến đầu năm 2025 toàn tỉnh đã phát triển được 606 sản phẩm OCop từ 3 sao đến 5 sao. Không chỉ dừng lại ở phương thức sản xuất thủ công truyền thống, các sản phẩm OCop đã được chế biến sâu, nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn cao và mẫu mã, từ đó mở rộng thị trường cho sản phẩm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.