Tập kết ra Bắc năm 1954 - Cuộc chuyển quân lịch sử
Cách đây 70 năm, năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã quyết định: một mặt, phải tổ chức, bố trí lại lực lượng cán bộ ở miền Nam; mặt khác phải khẩn trương thực hiện việc chuyển quân, tập kết, đưa một số lượng lớn con em cán bộ, chiến sỹ và đồng bào miền Nam ra Bắc học tập để chuẩn bị lực lượng cho sự nghiệp cách mạng lâu dài. Đây là một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược, thể hiện sự sáng suốt, tài tình, tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng và Bác Hồ.
Theo nội dung của Hiệp định Giơnevơ, lực lượng vũ trang hai bên sẽ tập kết ở hai miền Bắc - Nam, nước ta tạm thời chia cắt, hai năm sau sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Tuy nhiên, với tầm nhìn xa, trông rộng, thấy trước dã tâm của kẻ thù là phá hoại Hiệp định Giơnevơ, chia cắt nước ta lâu dài, đàn áp, trả thù những người kháng chiến, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định bố trí một bộ phận cán bộ, đảng viên ở lại miền Nam để lãnh đạo cuộc chiến đấu; đồng thời, đưa hàng vạn đồng bào, con em các gia đình cách mạng đi cùng với bộ đội và cán bộ tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập, nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ, vừa phục vụ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam và tái thiết đất nước sau chiến tranh.

Ông Ksor Phước, Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội
Ông Ksor Phước, Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội cho biết: "Quyết định đưa cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc thể hiện tư tưởng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nước Việt Nam là 1, dân tộc Việt Nam là 1; cách mạng là liên tục. Tầm nhìn chiến lược không chỉ có giá trị đến năm 1975 mà có giá trị đến sau này, đến bây giờ vẫn có giá trị".
Cùng với một số địa phương khác ở miền Bắc, Thanh Hóa được lựa chọn là nơi đón tiếp cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết. Ngày 25/9/1954, đoàn chuyển quân đầu tiên ở khu vực Hàm Tân - Xuyên Mộc cập bến Sầm Sơn. Đến ngày 08/02/1955, chuyến tàu cuối cùng chuyển quân ở Nam Bộ rời Cà Mau, lên đường tập kết ra Bắc. Trong cuộc chuyển quân này, riêng Thanh Hoá đã đón tiếp 7 đợt, với gần 57 nghìn cán bộ, chiến sỹ, thương - bệnh binh, học sinh, thân nhân cán bộ cách mạng miền Nam tập kết ra Bắc.

Ảnh tư liệu
Sau các đợt tập kết, cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam được bố trí tiếp tục theo học tại các cơ sở đào tạo; biên chế vào lực lượng vũ trang, học tập, rèn luyện và trưởng thành trên đất Bắc; đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội khi hòa bình lập lại. Nghĩa tình sâu nặng của Nhân dân Thanh Hoá nói riêng, Nhân dân miền Bắc nói chung, đã nhường cơm sẻ áo, đùm bọc chở che như đối với những người thân ruột thịt trong gia đình, luôn khắc sâu trong trái tim những người con miền Nam trong suốt những tháng năm tập kết trên đất Bắc, và cho đến tận bây giờ.

Ảnh tư liệu
Ông Huỳnh Minh Sơn, Cựu học sinh miền Nam chia sẻ: "Năm ấy Nông Cống mất mùa, đói hết. Đào củ chuối lên, ngâm hết chát, rồi độn cơm ăn. Tui tôi ở 4, 5 đứa. Gia đình có cái gì ăn được là họ cho mình".

Thiếu tướng Trần Văn Niên, Nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 9
Thiếu tướng Trần Văn Niên, Nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 9 cho biết: "Người Bắc đối với người Nam tập kết ra tình sâu nghĩa nặng. Lúc đó dân đói, thiếu ăn, mà một mực lo cho bộ đội miền Nam ăn đủ, ngủ ấm. Từ tình cảm đó, bản thân tôi thấy rất ấp lòng. Xa quê hương, chỉ còn biết lo học hành, công tác, chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ".
Cuộc chuyển quân, tập kết cán bộ, chiến sỹ và đồng bào miền Nam ra Bắc năm 1954-1955 không chỉ là đợt chuyển quân thông thường, mà còn là đợt chuyển quân, tập kết thực hiện chủ trương, chính sách về quản lý, đãi ngộ, sử dụng và bồi dưỡng - đào tạo đội ngũ cán bộ, chiến sĩ của Đảng; thể hiện một tình cảm hết sức sâu nặng của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Nhân dân miền Bắc đối với đồng bào miền Nam ruột thịt; khẳng định chân lý "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một". 70 năm trôi qua, nhưng tầm vóc, ý nghĩa và những bài học đúc rút từ sự kiện lịch sử này vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khám phá làng cổ Tân Hùng
Thôn Tân Hùng, xã Thanh Phong, huyện Như Xuân có 165 hộ dân thì có hơn 90 hộ còn lưu giữ được những ngôi nhà sàn cổ của người Thái, đặc biệt có những ngôi nhà có tuổi đời gần 100 năm. Đây chính là nét văn hóa độc đáo thu hút du khách đến với vùng đất này.

Sôi nổi các hoạt động văn hoá, thể thao tại Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội năm 2025
Trong khuôn khổ Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2025 do UBND thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá tổ chức, trong 03 ngày, từ 23/3/2025 đến ngày 25/3/2025 (tức là từ ngày 24/02 đến ngày 26/02 Âm lịch), tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Sòng Sơn, phường Bắc Sơn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao dân gian sôi nổi, thu hút sự tham gia, quan tâm của đông đảo Nhân dân và du khách.

Quý I/2025, Thanh Hóa thu 2.555 tỷ đồng từ hoạt động du lịch
Theo thống kê, trong quý 1/2025, toàn tỉnh Thanh Hóa ước đón hơn 2,6 triệu lượt khách du lịch, với tổng doanh thu ước đạt 2.555 tỷ đồng, tăng 6,1%

Thị xã Bỉm Sơn sẵn sàng tổ chức Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2025
Trong khuôn khổ Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2025, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn sẽ được tổ chức, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Trong đó, chính lễ sẽ diễn ra vào ngày 25/3, tức ngày 26/2 âm lịch. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho chính lễ đã cơ bản hoàn tất.

Mênh mông hồ
Đến thăm những thắng cảnh hồ trên núi ở xứ Thanh, trực tiếp cảm nhận bằng mọi giác quan mới thấy được sắc dịu dàng của đất trời xen lẫn vào hơi thở mơn man của cuộc sống, tạo nên nét đẹp của một vùng non nước hữu tình.

Bế mạc Liên hoan Truyền hình Toàn quốc lần thứ 42, năm 2025
Tối ngày 22/3, Lễ Bế mạc và trao giải Liên hoan Truyền hình Toàn quốc lần thứ 42, năm 2025 đã diễn ra tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành trung ương tới dự.

Một ngày ở làng cổ Tân Hùng
Thôn Tân Hùng, xã Thanh phong, huyện Như Xuân là nơi sinh sống của đồng bào Thái. Nơi đây có 165 hộ dân thì có hơn 90 hộ hiện còn lưu giữ được những ngôi nhà sàn cổ, đặc biệt có những ngôi nhà tuổi đời gần 100 năm tuổi.

Sôi động thị trường tour du lịch dịp nghỉ lễ 30/4
Dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay, người lao động được nghỉ 5 ngày liên tiếp. Kỳ nghỉ dài ngày thuận lợi cho các hoạt động vui chơi giải trí, đồng thời đây cũng là cơ hội lớn để các đơn lữ hành chốt tuor.

Sôi động hội thi “Học sinh, sinh viên tài năng - thanh lịch Thanh Hóa năm 2025”
Tối 21/3, tại Nhà hát Lam Sơn diễn ra đêm Chung kết hội thi “Học sinh, sinh viên tài năng - thanh lịch” Thanh Hoá năm 2025. Đây là cuộc thi do Ban thường vụ tỉnh đoàn tổ chức tổ chức dành cho học sinh khối THPT và sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn tỉnh.

Đặc sắc nghi thức rước kiệu tại Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025
Một trong những hoạt động thu hút được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người dân và du khách tại Lễ hội Đền Bà Triệu hàng năm là nghi thức rước kiệu, hay còn gọi là rước bóng. Đây là một trong những nghi thức truyền thống, chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa và tâm linh, với màn trình diễn "kiệu bay" độc đáo.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.