Tập trung nguồn vốn cho vay chương trình nhà ở xã hội
Với nhiều hộ gia đình, việc sở hữu ngôi nhà là điều không dễ thực hiện. Nhờ vào nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, trong những năm qua đã có hàng nghìn hộ gia đình, đặc biệt là công nhân người lao động trên địa bàn Thanh Hóa thực hiện giấc mơ an cư để ổn định cuộc sống.
Sau gần 10 năm thuê trọ, cuối năm 2024, gia đình chị Nguyễn Thị Hồng, nhân viên siêu thị Coopmart Thanh Hoá đã chính thức sở hữu căn hộ nhà ở xã hội tại Khu chung cư Quảng Thắng, thành phố Thanh Hoá. Căn hộ này được mua từ tiền dành dụm của vợ chồng chị và nguồn vốn vay ưu đãi 500 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá. Với thời hạn vay dài lên tới 25 năm, mỗi tháng gia đình chị trả số tiền gốc và lãi hơn 4 triệu đồng. Chị Nguyễn Thị Hồng, chung cư Quảng Thắng, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Nếu như không có nguồn vay vốn của ngân hàng chính sách thì chưa biết lúc nào mới mua được nhà, khi mà có nhà riêng cuộc sống thoải mái hơn, công việc thuận lợi hơn nên rất vui".

Đến nay, toàn tỉnh Thanh Hoá đã có gần 2.000 khách hàng đang vay vốn Chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100 của Chính phủ với dư nợ gần 690 tỷ đồng. Triển khai chương trình, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền các địa phương, các ngành chức năng, chủ đầu tư dự án trong việc tuyên truyền, rà soát nắm bắt nhu cầu vốn vay. Đơn giản hoá quy trình, thủ tục xét duyệt hồ sơ và giải ngân nguồn vốn đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả.
Anh Nguyễn Văn Tùng, chung cư Hoàng Long, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Trước đây hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có chỗ ở ổn định, sau khi được vay vốn ngân hàng chính sách, được hỗ trợ tiếp cận có chỗ an cư lập nghiệp. Hiện nay gia đình vay 350 triệu, mỗi tháng trả cả gốc lãi 3 triệu/tháng, như đồng lương tôi đi làm cũng đơn giản để trả". Ông Lê Quý Anh, Giám đốc Tập đoàn Nhà Việt Nam, tỉnh Thanh Hoá cũng cho biết thêm: "Hiện tại có khoảng 95% khách hàng tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng chính sách, khi khách hàng có nhu cầu chúng tôi đã giới thiệu tuyên truyền các gói vay của ngân hàng, ngoài ra chúng tôi cũng phối hợp với ngân hàng hỗ trợ khách hàng hoàn tất thủ tục vay vốn nhanh nhất".

Theo nghị định 100 của Chính phủ, người dân được vay vốn từ nguồn tín dụng ngân hàng chính sách để mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở. Đối tượng được vay vốn bao gồm: người lao động thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo khu vực đô thị; người có công với cách mạng; công nhân; cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang chưa có nhà ở hoặc nhà ở chật chội, không đủ diện tích và không thuộc đối tượng đóng thuế thu nhập cá nhân.
Qua rà soát, năm 2025, tổng nhu cầu vay vốn chương trình nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh là hơn 400 tỷ đồng. Hiện nay Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã tham mưu và được Trung ương phân bổ thêm nguồn vốn thực hiện chương trình. Ông Nguyễn Ngọc Thanh, Phó giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tập trung chỉ đạo cán bộ ngân hàng tập trung chủ động tìm kiếm khách hàng, hướng dẫn hồ sơ, phấn đấu giảm 50% thời gian giải quyết hồ sơ để giải ngân vốn nhanh chóng kịp thời, đồng thời tham mưu cho Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh để bổ sung nguồn vốn đáp ứng nhanh chóng kịp thời nguồn vốn cho vay".

Hiện nay, nhu cầu vay vốn ưu đãi mua nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa rất lớn. Để các hộ gia đình có thu nhập thấp thực hiện hóa ước mơ "an cư, lạc nghiệp", ổn định cuộc sống, bên cạnh nguồn vốn phân bổ từ Trung ương rất cần thêm nguồn vốn đối ứng của tỉnh. Bên cạnh đó cũng cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền các địa phương, các ngành chức năng và Ngân hàng Chính sách xã hội, trong việc tuyên truyền, rà soát đối tượng, cải thiện quy trình, thủ tục xét duyệt hồ sơ và giải ngân để chương trình triển khai nhanh chóng, kịp thời.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm
6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%
Theo tính toán của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được.

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025. Lũy kế giải ngân đến hết ngày 30/6 ước đạt 268.000 tỷ đồng và bằng 32,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại
Chiến lược đa thị trường, đa sản phẩm kết hợp với tăng năng suất nội lực đang là hướng đi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam vượt qua áp lực, nhằm ứng phó với biến động thương mại và hướng tới tăng trưởng bền vững.

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay
Ngành ngân hàng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục giảm lãi vay. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.