ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa có Công điện về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

18/06/2024 14:38
Tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2024 đến nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện tại 410 xã thuộc 40 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 17.400 con (tăng 53,74% so với cùng kỳ năm 2023); 44 xã của 13 tỉnh, thành phố đã có dịch Lở mồm long móng (LMLM); 34 tỉnh, thành phố đã phát hiện động vật nghi mắc bệnh Dại; trên 60 xã của 09 tỉnh có dịch Viêm da nổi cục (VDNC); 7 tỉnh đã xảy ra Cúm gia cầm (CGC) A/H5N1, buộc tiêu hủy trên 12.000 con gia cầm, đặc biệt đã có 01 người chết vì nhiễm vi rút CGC A/H5N1 và 01 người nhiễm vi rút CGC A/H9N2. Thanh Hóa là tỉnh có tổng đàn gia súc, gia cầm rất lớn, trong đó hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ là phổ biến, chưa đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, vì vậy nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm xâm nhập, lây lan, bùng phát trên địa bàn tỉnh ta trong thời gian tới là rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), sức khỏe người dân và môi trường.

Để công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm kịp thời, hiệu quả, hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, cuộc sống của người chăn nuôi và sức khỏe người dân, bảo vệ thành quả công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan, tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cầm theo đúng quy định của pháp luật về Thú y, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, hướng dẫn của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đặc biệt là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 16/6/2024 về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; trong đó tập trung chỉ đạo, thực hiện các nội dung sau:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nhất là qua hệ thống loa truyền thanh cấp huyện, cấp xã về tình hình dịch, các yếu tố nguy cơ, các biện pháp phòng chống dịch bệnh để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành thú y, y tế và tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh.

Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp chỉ đạo, huy động các nguồn lực hợp pháp trên địa bàn tổ chức triển khai, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch; phân công lực lượng chủ động triển khai giám sát dịch bệnh đến tận thôn bản, kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm các ổ dịch trong diện hẹp, không để phát sinh ổ dịch mới; xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh; chủ động triển khai các biện pháp, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo đúng quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển động vật bệnh, vứt xác động vật chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.

Tổ chức triển khai tiêm phòng mới, tiêm nhắc lại, tiêm bổ sung cho đàn vật nuôi, bảo đảm đạt tối thiểu trên 80% tổng vật nuôi hiện có được tiêm phòng, nhất là đối với bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi như: bệnh Dại, Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh, Viêm da nổi cục, Tụ huyết trùng trâu bò, Dịch tả lợn Châu Phi.

Rà soát, điều chỉnh kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của địa phương trong năm 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả kế hoạch tiêm phòng cho đàn vật nuôi, nhất là các bệnh Cúm gia cầm, Dại, Dịch tả lợn Châu phi, Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục, Tai xanh; đối với các huyện Miền núi khẩn trương rà soát tình hình chăn nuôi, tổng đàn, nhu cầu vắc xin tiêm phòng cho đàn vật nuôi đợt 2 năm 2024 và báo cáo kế hoạch hỗ trợ vắc xin cho người chăn nuôi vùng khó khăn, kịp thời tổ chức tiêm phòng, đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.

Chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho đàn vật nuôi, các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hoá chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; đẩy mạnh xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; chủ động xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp dấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về nguy cơ xảy ra dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Chủ động từ ngân sách dự phòng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch, đặc biệt bố trí kinh phí chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, vật tư, dụng cụ, hoá chất sát trùng, vôi bột, vắc xin... để chủ động ứng phó kịp thời bao vây dập tắt các ổ dịch ngay khi mới xảy ra trong diện hẹp. Thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tình hình dịch bệnh, kết quả công tác phòng, chống dịch định kỳ, đột xuất theo quy định về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời thực hiện cập nhập lên hệ thống báo cáo dịch bệnh động vật trực tuyến (VAHIS); xử lý nghiêm các trường hợp dấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh.

Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh trên diện rộng, gây thiệt hại lớn trên địa bàn quản lý.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng.

Tăng cường tổ chức lấy mẫu giám sát các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm để kịp thời phát hiện sớm, cảnh báo sớm dịch bệnh trên địa bàn và hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả; lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng đánh giá hiệu quả công tác tiêm phòng, hướng dẫn công tác tiêm phòng vắc xin hiệu quả; thành lập, duy trì hoạt động của các đội phản ứng nhanh để chỉ đạo, hướng dẫn xử lý dứt điểm các ổ dịch ngay khi mới xuất hiện, không để dịch lây lan ra diện rộng.

Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức thực hiện nghiêm việc kiểm dịch tại gốc, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán động vật và sản phẩm động vật vào địa bàn; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong buôn bán, vận chuyển động vật không đúng quy định.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, điều chỉnh kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh trong năm 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay; rà soát nguồn dự phòng vật tư, hóa chất, vắc xin và tỉnh hình thực tế yêu nhu cầu công tác phòng, chống dịch để báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét bổ sung kịp thời đảm yêu cầu phục vụ công tác phòng, chống dịch khi dịch bệnh xảy ra; đặc biệt phối hợp với UBND các huyện Miền núi căn cứ vào tình hình thực tế rà soát đúng nhu cầu, tham mưu việc hỗ trợ các huyện khó khăn các loại vắc xin để tổ chức tiêm phòng đợt 2 năm 2024 đảm bảo công tác phòng, chống dịch hiệu quả.

Thành lập các đoàn công tác tổ chức kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật; kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.

Chủ trì phối hợp với Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về nguy cơ xảy ra dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Sở Tài chính chủ động tham mưu, cân đối, ưu tiên bố trí nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch theo đề xuất của các đơn vị, kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

Sở Y tế chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh truyền lây giữa động vật và người.

Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh và các đơn vị có liên quan phối hợp với lực lượng thú y, công an, thanh tra giao thông xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch trên thị trường nhằm ngăn chặn các dịch bệnh động vật.

Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị, công an các địa phương phối hợp với lực lượng chức năng và chính quyền các địa phương trong việc ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên tuyến biên giới; chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các địa phương tổ chức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân khu vực biên giới trong công tác phòng, chống dịch, sự nguy hiểm của dịch bệnh động vật và tác hại khi buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc.

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về tình hình dịch, các yếu tố nguy cơ, các biện pháp phòng chống dịch bệnh để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế, thú y.

Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện nghiên cứu, rà soát, đề xuất phương án kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về thú y, tăng cường năng lực hệ thống thú y trên địa bàn tỉnh đảm bảo theo đúng các quy định của Đảng, Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh để bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật.

Các sở, ngành và từng thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng chuyên ngành phối hợp để triển khai thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Yêu cầu Giám đốc các sở, ngành, đơn vị nêu trên và thủ trưởng các đơn vị có liên quan, tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung tại Công điện này.

Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Liên thông dữ liệu vi phạm hành chính

Liên thông dữ liệu vi phạm hành chính

09:17 , 08/01/2025

Để tạo điều kiện cho cơ sở đăng kiểm tra cứu cảnh báo phạt nguội khi đăng kiểm xe, thời gian tới Cục Cảnh sát giao thông và Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ liên thông dữ liệu vi phạm hành chính của phương tiện.

Xử lý nghiêm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phép

Xử lý nghiêm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phép

09:08 , 08/01/2025

Nhiều cơ sở đăng ký kinh doanh dịch vụ xoa bóp, chăm sóc da, vật lý trị liệu nhưng trá hình hành nghề khám, chữa bệnh. Nhiều người dân tin vào những quảng cáo trên mạng xã hội, đóng tiền để điều trị. Kết quả tiền thì mất, bệnh thì không khỏi. Trước thực trạng trên, Sở Y tế Thanh Hóa đã phối hợp với phòng Bảo vệ chính trị nội bộ Công an tỉnh và các đơn vị liên quan kiểm tra đột xuất, xử lý nhiều cơ sở kinh doanh có dấu hiệu hoạt động khám, chữa bệnh trái phép.

Mường Lát chính thức “xóa trắng” xã nông thôn mới

Mường Lát chính thức “xóa trắng” xã nông thôn mới

08:32 , 08/01/2025

Huyện Mường Lát có 7 xã biên giới và 1 thị trấn, với trên 95% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số. Quá trình xây dựng nông thôn mới gặp rất nhiều khó khăn do nền kinh tế thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, kết cấu hạ tầng thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên với sự quan tâm của tỉnh, sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân đến nay huyện Mường Lát đã "xóa trắng" xã nông thôn mới.

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu dịp Tết Nguyên đán

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu dịp Tết Nguyên đán

08:23 , 08/01/2025

Vào dịp tết Nguyên Đán, nhu cầu sử dụng xăng dầu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đi lại của người dân, doanh nghiệp tăng cao. Do vậy, các ngành chức năng, đơn vị kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chuẩn bị đủ nguồn hàng, đảm bảo nhu cầu cho người tiêu dùng.

Năm 2024, Nhân dân Thanh Hoá hiến 346 ha đất

Năm 2024, Nhân dân Thanh Hoá hiến 346 ha đất

08:18 , 08/01/2025

Nhằm phát triển hệ thống giao thông nông thôn đồng bộ theo hướng đô thị, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực vận động Nhân dân hiến đất mở rộng đường làng, ngõ xóm xây dựng quê hương ngày càng khang trang, sạch đẹp và xây dựng nông thôn mới.

Đẩy mạnh các hoạt động tri ân liệt sĩ

Đẩy mạnh các hoạt động tri ân liệt sĩ

23:09 , 07/01/2025

Sáng ngày 7/1, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh Thanh Hóa tổ chức tổng kết công tác hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Liên hoan văn nghệ chào mừng thành lập thị trấn Hà Long

Liên hoan văn nghệ chào mừng thành lập thị trấn Hà Long

23:05 , 07/01/2025

Tối 6/1, Uỷ ban Nhân dân thị trấn Hà Long, huyện Hà Trung đã tổ chức Liên hoan văn nghệ quần chúng chào mừng thành lập thị trấn.

Huyện Triệu Sơn tăng cường quản lý hoạt động tận thu đất san lấp

Huyện Triệu Sơn tăng cường quản lý hoạt động tận thu đất san lấp

20:30 , 07/01/2025

Thời gian vừa qua, huyện Triệu Sơn đã tăng cường công tác quản lý hoạt động tận thu đất san lấp. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, xử phạt, từng bước đưa hoạt động tận thu đất theo đúng quy định của pháp luật. Qua đó, hạn chế tối đa tình trạng khai thác, tận thu đất trái phêp, gây thất thoát tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường và an ninh trật tự trên địa bàn.

Cụm thi đua số 11 triển khai nhiệm vụ năm 2025

Cụm thi đua số 11 triển khai nhiệm vụ năm 2025

18:21 , 07/01/2025

Sáng ngày 7/1, Cụm thi đua số 11 tỉnh Thanh Hoá đã tổng kết công tác thi đua năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Ngày 09/01 không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng đến khu vực tỉnh Thanh Hóa

Ngày 09/01 không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng đến khu vực tỉnh Thanh Hóa

16:21 , 07/01/2025

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, hiện nay (07/01), ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.