Tết của người Mông xứ Thanh
Trước đây, người Mông hay di cư tự do, nay đây mai đó, thường ăn Tết trước một tháng, đó là tháng 12 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, hiện nay cộng đồng người Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã sống định canh, định cư thành bản làng và ăn Tết chung cùng các dân tộc khác trên cả nước.
Bản Pù Đứa, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa nằm ở chân núi Pù Hu, cách trung tâm huyện khoảng 30km. Đây là bản Mông duy nhất của xã Quang Chiểu, với hơn 73 hộ, gần 400 nhân khẩu, đều là đồng bào dân tộc Mông.
Hôm nay, vợ chồng ông Lâu Văn Pó đang gùi chuyến thóc cuối cùng về cất trong kho và tạm gác lại việc nương rẫy để chuẩn bị cho cái Tết duy nhất của một năm.

Ông Lâu Văn Pó đang làm nghi lễ cần thiết của người Mông trong dịp Tết. Ngọn tre được ông chặt về để quét với mong muốn xua tan hết những điều không may trong năm cũ. Người Mông quan niệm: trong 3 ngày Tết không quét nhà, mà nếu có thì cũng chỉ quét vào trong và không hót rác đổ đi, làm như vậy thì sang năm mới sẽ không bị mất của.
Ngày Tết, trong nhà người Mông thường không trang trí cầu kỳ, nhưng trước Tết, gia đình nào cũng phải tự làm giấy bản để sử dụng trong những ngày Tết.

Ông Lâu Văn Pó, Bản Pù Đứa, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lâu Văn Pó, Bản Pù Đứa, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Người Mông chúng tôi dán giấy lên sàn nhà, cột nhà ngày Tết, thứ nhất là thông báo cho tổ tiên, gia tiên biết là năm cũ qua, năm mới đã đến. Thứ hai, thông báo cho bạn bè, anh em gần xa biết là gia chủ đã ăn Tết rồi".
Chị Thao Thị Dua đang chuẩn bị gạo nếp, một loại gạo trồng trên nương rất thơm, dẻo, dùng để làm bánh dày, thứ bánh không thể thiếu trong ngày Tết của đồng bào Mông.
Với người Kinh, bánh chưng, bánh dày thường được làm vào dịp Tết Nguyên đán là biểu tượng đất vuông trời tròn, với ý nghĩa trọn vẹn đủ đầy. Còn với đồng bào Mông, bánh dày là biểu tượng cho tình yêu, sự thủy chung son sắt của trai gái; bánh dày còn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời, là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên trái đất.

Ngày 30 Tết, người Mông có một lễ cúng rất quan trọng, đó là lễ cúng Thần nhà. Cúng thờ Thần nhà, tiếng Mông gọi là "Sự ca", một năm chỉ cúng Sự ca một lần vào dịp Tết. Bất cứ người đàn ông Mông nào khi lớn lên lập gia đình và bố mẹ cho ra ở riêng đều phải có Sự ca. Cứ mỗi một năm trôi qua, người Mông lại thay Sự ca mới một lần, đó là cắt một mảnh giấy mới thay thế mảnh giấy cũ, mổ một con gà trống để thờ, thể hiện sự tôn kính của con người đối các vị thần linh.
Ông Lâu Văn Pó, Bản Pù Đứa, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Lễ Thần nhà là lễ quan trọng lắm đối với người Mông chúng tôi, một năm chúng tôi chỉ làm lễ cúng duy nhất có 1 lần thôi, thờ Thần nhà sẽ được người Mông tổ chức làm vào ngày 30 Tết, cầu mong sao cho năm mới gia đình làm ăn phát đạt, con cháu khỏe mạnh, học hành thành đạt, lúa ngô đầy kho, trâu bò đầy chuồng, tiền bạc đầy túi".

Ngày Tết, người Mông coi tất cả các công cụ sản xuất trong nhà đều có linh hồn, vì chúng đã cùng bà con vật lộn với đất trời suốt một năm để làm ra của cải vật chất, giúp gia đình không bị đứt bữa, cuộc sống ấm no, trẻ con được học hành. Dịp Tết duy nhất trong năm, con người nghỉ lao động, vật dụng, nông cụ sản xuất cũng được nghỉ ngơi.
Ông Lâu Văn Pó, Bản Pù Đứa, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Người Mông chúng tôi dán giấy lên con dao, cuốc, xẻng, dụng cụ lao động cũng không khó hiểu đâu, bởi vì trong 3 ngày Tết là ngày kiêng, con người nghỉ thì chúng nó cũng phải được nghỉ ngơi chứ. Khi bắt đầu sang ngày mùng 4 Tết trở đi thì con người đã có thể lên nương rẫy và được sử dụng chúng nó để đi làm rồi".

Bữa cơm Tết của gia đình ông Lâu Văn Pó, trong khi những người đàn ông ngồi bên nhau cùng chén rượu ngô, chúc nhau sức khỏe năm mới thì những cô gái Mông đã chuẩn bị cho mình những bộ trang phục lộng lẫy, cùng bạn bè chơi trò ném pao.

Đất trời ngả nghiêng cùng hơi men thơm nồng của rượu ngô, những người đàn ông Mông lại say sưa với tiếng khèn... Tiếng khèn vang lên chạm vào núi rừng, chạm vào lòng người. Một mùa xuân mới đem theo bao niềm ước vọng tốt đẹp đang về cùng với đồng bào người Mông ở xứ Thanh.

Lễ dâng hương tại di tích Đền Hạ
Sáng ngày 18/7 (tức 24/6 năm Ất Tỵ), phường Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ các vị thần được thờ cúng tại di tích Đền Hạ.

Bản tin Du lịch 17/7: Về với Mường Đeng
Bản tin Du lịch 17/7/2025 có những nội dung chính sau: - Một số di sản thế giới mới của UNESCO - TPHCM lọt top những điểm đến sắc màu rực rỡ nhất thế giới - Về với Mường Đeng

Bác Hồ và tầm nhìn chiến lược về du lịch biển Sầm Sơn
Cách đây tròn 65 năm, vào ngày 17 tháng 7 năm 1960, Bác Hồ kính yêu đã về thăm và nói với Đảng bộ, Nhân dân Sầm Sơn "Nếu nơi đây có một hệ thống du lịch, khách sạn và có phương tiện đưa đón khách nghỉ mát tới Hòn Mê thì sẽ thu được nhiều của cải từ đây". Suốt hơn nửa thế kỷ qua, lời căn dặn của Bác đã trở thành kim chỉ nam cho mọi định hướng phát triển du lịch Sầm Sơn.

Bản tin Du lịch 15/7: Thưởng thức Bánh Việt ba miền tại Thanh Hoá
Bản tin Du lịch 15/7/2025 có những nội dung chính sau: - Mega Booming – Huế 2025: điểm nhấn đặc biệt của Năm Du lịch Quốc gia - 3 điểm đến của Việt Nam được vinh danh trong top 15 điểm đến hàng đầu Đông Nam Á - Thưởng thức bánh Việt ba miền tại Thanh Hóa

Sầm Sơn duy trì bờ biển sạch đẹp
Khu vực biển Sầm Sơn những ngày gần đây cũng bị tình trạng bèo tây dạt vào các bãi tắm. Song chính quyền địa phương, người dân và các đơn vị kinh doanh du lịch đã nhanh chóng phối hợp xử lý kịp thời, khôi phục các bãi tắm sạch đẹp trong mùa du lịch cao điểm.

Phát động Cuộc thi sáng tạo video du lịch trên Youtube Shorts "Việt Nam: Đi để yêu"
Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam phối hợp YouTube và MCV Group vừa phát động cuộc thi sáng tạo video du lịch trên YouTube Shorts với chủ đề “Việt Nam: Đi để yêu!”.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch 6 tháng cuối năm
Chiều ngày 9/7, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch Việt Nam 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 34 điểm cầu của 34 địa phương trên cả nước.

Khuyến cáo du khách khi tắm biển
Trên địa bàn phường Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa xảy ra vụ đuối nước trên biển khiến 2 cháu nhỏ gặp nạn. Một lần nữa, cơ quan chức năng đã phát đi một số khuyến cáo người dân và du khách khi tắm biển.

Sầm Sơn duy trì bãi biển sạch đẹp
Khu vực biển Sầm Sơn những ngày gần đây cũng bị tình trạng bèo tây dạt vào các bãi tắm. Song chính quyền địa phương, người dân và các đơn vị kinh doanh du lịch đã nhanh chóng phối hợp xử lý kịp thời, khôi phục các bãi tắm sạch đẹp trong mùa du lịch cao điểm.

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông"
Tối 08/7, tại Nhà hát nghệ thuật Lam Sơn Thanh Hóa đã diễn ra lễ khai mạc Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông" khu vực Bắc Trung Bộ năm 2025. Các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện; lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị cùng đông đảo nghệ nhân, diễn viên và khán giả yêu nghệ thuật đã tới dự.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.