dân tộc Mông
Tăng cường công tác Dân vận vùng đồng bào Dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/12, Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với huyện Mường Lát tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Kết luận số 684 ngày 10/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025.
Đổi thay ở Tà Cóm
Bản Tà Cóm, xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá từng là một trong những điểm nóng về tệ nạn ma tuý. Nhưng với sự chung tay, vào cuộc của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban ngành, đến nay, tệ nạn ma tuý dần được đẩy lùi, đời sống của người dân nơi đây đang từng ngày khởi sắc.
Tập huấn các hoạt động văn hóa nghệ thuật cho các học viên và nghệ nhân dân gian huyện Mường Lát
Trong các ngày từ 3/6 – 7/6, Trung tâm Văn hoá - Điện ảnh tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Uỷ ban Nhân dân huyện Mường Lát tổ chức 2 lớp tập huấn và lồng ghép chiếu phim lưu động phục vụ bà con Nhân dân trên địa bàn huyện Mường Lát.
Nét đẹp nghề thêu truyền thống của đồng bào Mông xứ Thanh
Thanh Hóa là nơi quần cư sinh sống của nhiều dân tộc anh em như Kinh, Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú... Trong đó, đồng bào Mông có hơn 3.700 hộ; 20.000 nhân khẩu (chiếm 1,5% dân số vùng dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa). Người Mông sinh sống tập trung ở 44 bản thuộc các huyện Mường Lát, Quan Hóa và Quan Sơn, với 3 nhóm Mông chính là Mông Trắng, Mông Đen và Mông Hoa. Cùng với các dân tộc anh em khác, người Mông ở xứ Thanh gìn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó có nghề thêu trang phục. Chị em phụ nữ dân tộc Mông, bằng những bàn tay khéo léo, cần mẫn, đã tạo nên những “tác phẩm phục trang” mang vẻ đẹp độc đáo.
Khởi công xây dựng điểm trường Mầm non bản Cơm, thuộc trường Mầm non xã Pù Nhi, huyện Mường Lát
Sáng ngày 25/2, Huyện đoàn Mường Lát phối hợp với Dự án “Cùng nhau nuôi em Mường Lát” và đơn vị tài trợ Phòng khám Tùng Anh tổ chức lễ khởi công xây dựng điểm trường Mầm non bản Cơm, thuộc trường Mầm non xã Pù Nhi, huyện Mường Lát.
Hội thi giã bánh dày - nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của bào Mông xứ Thanh khi Tết đến, xuân về
Vào mỗi dịp Tết đến, xuân về, một số bản làng của người Mông ở vùng cao xứ Thanh lại tổ chức lễ hội làm bánh dày đón Tết. Đây là món bánh truyền thống, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, đất trời và dùng để đãi khách quý khi đến nhà.
Năm 2023: Dân vận cấp uỷ có nhiều điểm mới, thiết thực, hiệu quả
Sáng 15/12, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị toàn tỉnh tổng kết công tác dân vận năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thanh Hóa dự và chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Thuỷ, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh; Nguyễn Quang Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh.
Nâng cao nhận thức của đồng bào vùng cao về Luật Phòng chống ma túy
Tỉnh Thanh Hóa có 213,6 km đường biên giới đất liền với nước bạn Lào, trong đó riêng huyện Mường Lát là 110 km. Đây là địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự, an toàn xã hội, an ninh biên giới quốc gia, đặc biệt là tội phạm về tàng trữ, buôn bán, vận chuyển và sử dụng ma túy. Thời gian qua, cùng với các nghiệp vụ ngăn chặn, triệt xóa tội phạm của lượng Công an và Bộ đội Biên phòng, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về Luật Phòng chống ma túy cho người dân cũng được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Đặc biệt là Đề án “Giải quyết tình hình phức tạp về tội phạm và tệ nạn ma túy địa bàn các xã biên giới tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025" đã và đang phát huy hiệu quả.
Nét đẹp trang phục đồng bào Mông xứ Thanh
Mỗi dân tộc đều có những bộ trang phục truyền thống riêng và dựa vào các bộ trang phục truyền thống chúng ta có thể phân biệt, nhận biết đó là dân tộc nào. Bởi mỗi bộ trang phục truyền thống đều thể hiện khả năng sáng tạo, tính thẩm mỹ cao và sự độc đáo từ cách kết hợp hoa văn cho đến màu sắc. Từ đó, tạo nên nét riêng biệt trong bộ trang phục truyền thống. Hiện nay, ở vùng miền núi xứ Thanh cùng với đồng bào các dân tộc như Thái, Mường, Dao, Thổ... thì đồng bào Mông là một trong số những dân tộc đang còn gìn giữ được nhiều nét đặc sắc nhất trong trang phục của dân tộc mình.
Tăng cường công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa
Tỉnh Thanh Hóa có 1,5% dân số là đồng bào dân tộc Mông, với gần 3.700 hộ, sinh sống tập trung ở 44 bản, thuộc 10 xã của 3 huyện Mường Lát, Quan Hóa và Quan Sơn. Thực hiện Nghị quyết số 25 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Chỉ thị số 49 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường và đổi mới công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 684 ngày 10/12/2021 "về tăng cường công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025". Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện, nhận thức, trách nhiệm về công tác dân vận của các tổ chức trong hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tiếp tục được nâng lên; công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc Mông có chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới.
Cán bộ mặt trận học Bác từ việc tận tụy, nhiệt huyết và gần dân
Trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc được xác định là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu, là cách để khắc phục mọi khó khăn, giành lấy thắng lợi. Thực hiện lời dạy của Người, đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận toàn tỉnh nói chung và cán bộ Mặt trận cơ sở nói riêng luôn tâm huyết, trách nhiệm và sáng tạo trong tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp Nhân dân để xây dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Qua đó, các phong trào thi đua, các cuộc vận động tại địa bàn dân cư ngày càng phát triển, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố vững chắc.
Ngày mới trên bản Mông Pha Đén
Không đường, không điện, không sóng điện thoại, nhiều hủ tục lạc hậu còn đeo bám dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí của người dân còn hạn chế… Đó là những câu chuyện diễn ra ở bản người Mông Pha Đén cách đây nhiều năm về trước. Những năm gần đây với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của tỉnh và huyện, bản Pha Đén, xã Pù Nhi huyện Mường Lát đang từng ngày thay da đổi thịt, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên.
Xây dựng thế trận lòng dân ở biên giới Tam Chung
(TTV) - Gần dân, hiểu dân, giúp dân những việc dân cần, đó là cách mà CBCS Đồn Biên phòng Tam Chung làm dân vận. Bằng những việc làm hiết thực của mình,các anh đã góp phần sẻ chia với cuộc sống còn nhiều khó khăn và nâng cao nhận thức cho bà con các dân tộc trên địa bàn, từ đó tạo dựng niềm tin để quần chúng nhân dân tích cực cùng bộ đội Biên phòng xây dựng lũy thép nơi biên cương.