Thạch Thành đón “mùa cam ngọt”
Những ngày này, các trang trại, nhà vườn, hộ nông dân trồng cam trên địa huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đang bước vào mùa thu hoạch rộ. Năm 2023, sản lượng và giá thành các loại cam đều tăng và ổn định hơn so với năm 2022, đem lại niềm vui, sự phấn khởi cho người trồng.
Tại trang trại Chung Thủy, ở thị trấn Vân Du, vườn cam Vinh này cho thu hoạch từ đầu tháng 12, đến nay đã xuất bán được gần một nửa. Thời điểm hiện tại, giá cam Vinh thu mua tại vườn là 16.000 đồng/kg, tăng khoảng 4.000 đồng/kg so với cùng thời điểm năm ngoái.
Còn diện tích cam canh vừa bước vào đầu vụ thu hoạch và sẽ kéo dài cho đến Tết Nguyên Đán 2024. Giá cam canh tại vườn ở thời điểm hiện tại khoảng 37.000đồng/ kg, cao hơn 7 nghìn đồng/kg so với cùng thời điểm năm ngoái. Bên cạnh đó, sản lượng cam các loại của trang trại đạt 450 tấn, tăng 20% so với năm 2022.

Để thu hoạch số cam hiện có, Trang trại Chung Thủy phải thuê 80 lao động, với mức thu nhập bình quân 5-7 triệu đồng/ người/tháng.
Ông Hà Văn Thiêm, Trang trại Chung Thủy, huyện Thạch Thành cho biết: "Mức lương của anh em được tầm 7 triệu, 6,5 triệu, 5 triệu cũng tạm ổn; trong khi đó đã bao ăn. Chúng tôi cũng hết sức cố gắng để đáp ứng được yêu cầu của chủ làm trại".

Hiện nay, huyện Thạch Thành có gần 293 héc-ta cam các loại, chiếm khoảng 45% diện tích cây có múi của toàn huyện. Theo ghi nhận tại các trang trại, nhà vườn, hộ trồng cam, mùa vụ thu hoạch 2023-2024, giá các sản phẩm cam trên địa bàn huyện tăng 10-20% và ổn định hơn so với vụ trước. Nếu như năm ngoái, giá các sản phẩm cao vào đầu vụ, nhưng đến giữa và cuối vụ sụt giảm, thậm chí xuống dưới 10.000 đồng/kg; thì trong vụ này, giá thành vẫn giữ ổn định từ đầu vụ cho tới thời điểm hiện tại. Riêng cam Canh, dự báo khi bước vào thời điểm cận Tết Nguyên đán, giá có thể tiếp tục tăng.

Ông Bùi Thanh Hiếu, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp, UBND huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
Ông Bùi Thanh Hiếu, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp, UBND huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong thời gian tới, Phòng Nông nghiệp tham mưu cho cấp chính quyền và Ủy ban Nhân dân huyện tiếp tục giữ vững ổn định vùng diện tích cây ăn quả, đặc biệt là vùng cây ăn quả tập trung và chỉ đạo sản xuất theo hướng công nghệ cao đồng thời thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến để đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm, tránh cái việc được mùa mất giá; đồng thời xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất từ sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn".
Năm 2024, huyện Thạch Thành sẽ tiếp tục thực hiện triệt để các giải pháp để giữ vững diện tích trồng cam, ổn định giá thành, đảm bảo đầu ra cho các nhà vườn, trang trại và người nông dân trên địa bàn huyện.

Trong 4 tháng, doanh thu vận tải đạt 7.479 tỷ đồng, tăng 17,6%
Theo tổng hợp của Sở Xây dựng, trong 4 tháng năm 2025, các đơn vị kinh doanh vận tải đã vận chuyển hành khách đạt 8,6 triệu lượt, vận chuyển hàng hóa đạt 20,7 triệu tấn, doanh thu vận tải đạt 7.479 tỷ đồng, tăng 17,6%.

Có 16/19 sản phẩm công nghiệp ghi nhận sản lượng tăng so với cùng kỳ
Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức từ biến động kinh tế toàn cầu và khó khăn nội tại, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì đà phục hồi tích cực.

Thị xã Nghi Sơn xử lý trên 3.300 lồng, bè nuôi trồng thủy sản tự phát
Trước tình trạng lồng nuôi cá, bè nuôi hàu, nuôi vẹm tự phát trên địa bàn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường công tác tuyên truyền và tổ chức lực lượng xử lý hàng ngàn lồng.

Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ thống sông ngòi dày đặc và nguồn nước phong phú, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã khai thác tiềm năng, đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

96,1% người lao động trong doanh nghiệp FDI được đóng các loại bảo hiểm
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 40 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động với hơn 174.000 lao động đang làm việc. 96,1% tổng số công nhân, lao động trong các doanh nghiệp FDI được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá duy trì đà tăng trưởng
Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức từ biến động kinh tế toàn cầu và khó khăn nội tại, song hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì đà phục hồi tích cực.

Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
Để tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp cụ thể.

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026
Chính phủ chính thức đề xuất Quốc hội mở rộng diện giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) với một số mặt hàng và kéo dài chính sách này đến hết năm 2026.

Tạo đà bứt phá tăng trưởng công nghiệp 2025
Công nghiệp là lĩnh vực có giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng lớn nhất và là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hoá. Tuy nhiên, trong quý I, lĩnh vực này chỉ tăng trưởng 7,9%, thấp hơn kịch bản tăng trưởng 15,03% trở lên mà tỉnh đã đề ra. Do đó, việc tăng tốc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào hoạt động các dự án công nghiệp mới, cũng như tiếp tục gia tăng sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ lực của địa phương đang là giải pháp trọng tâm được các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp nỗ lực thực hiện, nhằm tạo đà thúc đẩy tăng trưởng bứt phá cho cả năm.

Khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất ván tre ép gần 3200 tỷ đồng
Chiều ngày 13/5, tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, Công ty staBOO Thanh Hóa đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất ván tre ép OSB với tổng mức đầu tư lên đến gần 3200 tỷ đồng. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.