Thắng tích chùa Đầm Quảng Phúc
Thuở dựng nước, Xuân Thiên thuộc vùng đất bộ cửu chân trong đất cổ của các Vua Hùng, đến đầu công nguyên, Xuân Thiên thuộc Vô Biên. Thời kỳ này dân cư quanh vùng đã xuất hiện những đơn vị cư trú tiền thân của làng xã, đó là những kẻ, những chiềng, những chợ: Kẻ Căng (nay thuộc xã Thọ Nguyên), kẻ Mía (xã Thọ diên), Kẻ Cham (xã Xuân Lam), Kẻ Đầm tức phố Đầm ngày nay. Xã Xuân Thiên cũng giống như tất cả các làng xã khác trong nước, trong tỉnh có đủ chùa, đình, đền, điện, miếu, phủ... Trong đó có ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và thanh tịnh, đó là chùa Đầm Quảng Phúc tự.
Nằm ở phía Tây Bắc huyện Thọ Xuân, Xuân Thiên giống như hòn đảo nhỏ do sông nước bao bọc. Phía trước có dòng sông Chu hiền hòa, phía sau lưng có dòng hón Quế, hón Thiên chạy dài theo làng ôm lấy cánh đồng, cánh bãi rồi hòa vào dòng Chu giang... Nếu đứng trên cao nhìn xuống, ta sẽ thấy xóm làng trù phú, san sát cây cối, vượng khí tốt tươi, ruộng đồng bao quanh, sông nước giao nhau như thành trì tự nhiên, thật xứng với hai chữ "Trời Xuân".
Chùa Quảng Phúc còn có tên gọi khác là chùa Đầm, tọa lạc tại thôn Quảng Phúc, xã Xuân Thiên (Thọ Xuân), cách Khu Di tích Lịch sử Lam kinh khoảng 3 km về phía Đông. Chùa có tên chữ là Quảng Phúc tự (nghĩa là chùa phúc rộng).

Chùa Đầm có tên chữ là "Quảng phúc tự" (nghĩa là chùa Phúc lớn). Sở dĩ có tên như vậy là vì nơi đây có dòng sông Chu chảy qua, uốn lượn theo kiểu hình cánh cung, luôn bị đổi dòng theo thiên nhiên và thời gian đã để lại các ao, hồ, đầm nên gọi là Kẻ Đầm, Làng Đầm. Và, tên gọi Chùa Đầm là cách gọi của Nhân dân để phân biệt với chùa của các làng khác.
Chùa Đầm Quảng Phúc tự được xây dựng từ thời Trần (thế kỷ XIV). Trước đây, chùa là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng đạo Phật của tăng ni, phật tử các huyện miền núi Thanh Hóa. Qua dấu vết nền móng còn lại cho thấy, chùa trước kia rất đồ sộ và là chốn tôn nghiêm của phật giáo, gồm các kiến trúc như nhà tổ, tăng đường, khách xá nằm phía sau chùa và phía Tây là khu để xá lợi của các vị tổ sư tu hành viên tịch tại đây.

Chùa được xây dựng trên khu đất cao, bằng phẳng, bao quanh là những cây đại thụ, tổng thể được bố trí hài hoà. Tam quan, gác chuông và phủ mẫu nằm giáp chùa về phía Đông bị phá, nhưng đến nay đã được xây dựng lại. Chùa nằm ngay trục đường liên xã, cách khu di tích lịch sử Lam kinh tầm 3 km về phía Đông. Chùa được xây dựng theo kiểu hình chữa Đinh gồm có Tiền Đường và Hậu cung. Nhà tiền đường là tượng hai vị hộ pháp khá to và bề thế. Đặc biệt là hai bức cuốn thư truyền của vua Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông về đạo phật khi thăm chùa trong những dịp về Bái yết sơn lăng. Các pho tượng trong chùa có từ thời Trần, buổi đầu xây dựng chùa. Sau nhiều lần tôn tạo, nhân dân lại công đức thêm nhiều tượng Phật, Tượng Mẫu, tượng hộ Pháp, tượng Tổ, Chuông chùa và nhiều đồ tế khí khác, chùa Quảng Phúc hiện là nơi hội tụ những tác phẩm điêu khắc càng làm tăng thêm sự trang nghiêm và lộng lẫy ở điện thờ. Ngoài các bức tượng kể trên còn có các bức cửa võng. Đại tự, Câu đối... được chạm khắc tinh xảo, tiêu biểu cho nghệ thuật chạm khắc nhiều thời kỳ khác nhau.

Đã qua nhiều lần sửa chữa nên các vì kèo trong chùa cũng mang dáng dấp mỹ thuật điêu khắc riêng biệt. Vì kèo của gian đầu hồi giáp tiền đường được kết cấu theo kiểu kẻ chuyền giá chiêng. Các cột cái, cột hiên, con ngang trốn cột quân, mang đậm phong cách mỹ thuật thời Nguyễn. Chùa có những tác phẩm điêu khắc mang ý nghĩa trang trí làm tăng thêm sự trang nghiêm và lộng lẫy của cơ sở thờ tự. Ngoài các pho tượng trong chùa có từ thời Trần, còn có các bức cửa võng, đại tự, câu đối... được chạm khắc tinh xảo, đại diện cho nghệ thuật chạm khắc nhiều thời kỳ khác nhau. Hiện nay, chùa Quảng Phúc ngoài chức năng thờ Phật, còn thờ Lê Triều Thụy Hoa công chúa, Tôn thần Chiêu ứng, Tứ Kim Chính khí tước phong Dực Bảo trung hưng linh phù Tôn thần; Trần triều Mỹ Hoa công chúa, Dực Bảo trung hưng linh phù Tôn thần...
MC Phương Liên trò chuyện với Đại Đức Thích Nguyên Đạo – Uỷ viên Ban trị sự Phật giáo tỉnh Thanh Hoá, Phó Ban Thường trực Phật giáo huyện Thọ Xuân, Trụ trì chùa Đầm Quảng Phúc
Để đáp ứng nhu cầu tâm linh của Nhân dân địa phương cũng như du khách thập phương, chùa Đầm Quảng Phúc tự đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo. Sau lần trùng tu năm 1998, chùa đã trở nên khang trang, bề thế hơn. Đây cũng là năm chùa Đầm Quảng Phúc tự được công nhận là di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Hiện nay, chùa Đầm Quảng Phúc tự cũng được biết đến với nhiều hoạt động từ thiện, như xây nhà đại đoàn kết, quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19; tặng quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong dịp tết đến xuân về.
Ông Ngô Doãn Luyến, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân cho biết: "Di tích lịch sử chùa Đầm Quảng Phúc luôn được các cấp chính quyền quan tâm, chú trọng gìn giữ, phát huy giá trị lịch sử, tâm linh sâu sắc".
Trải qua hàng ngàn năm với những biến thiên của vùng đất bên dòng Chu Giang, những thế hệ người dân Xuân Thiên đã vất vả đấu tranh sinh tồn trước thiên nhiên khắc nghiệt và cùng vun đắp nên những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong đó, ngôi chùa Đầm Quảng Phúc tự- một trong những giá trị văn hoá, lịch sử và tâm linh sâu sắc, đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Giá trị văn hóa và lịch sử của ngôi chùa là cội nguồn để hướng đến những điều tốt đẹp, sẽ còn mãi trong tâm trí của người con Xuân Thiên, Thọ Xuân nói riêng và người dân Xứ Thanh nói chung.

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông"
Tối 08/7, tại Nhà hát nghệ thuật Lam Sơn Thanh Hóa đã diễn ra lễ khai mạc Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông" khu vực Bắc Trung Bộ năm 2025. Các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện; lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị cùng đông đảo nghệ nhân, diễn viên và khán giả yêu nghệ thuật đã tới dự.

Du lịch Thanh Hóa và bài toán thu hút khách quốc tế
6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa đón trên 307.000 lượt khách quốc tế, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm hơn 2,9% tổng lượt khách - một tỷ lệ còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và những nỗ lực mà ngành Du lịch đã và đang triển khai.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Chiều ngày 7/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2020-2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030.

Thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Ngày 7/7, tại xã Tân Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.

Mùa sen thành cổ
Những ngày này, du khách đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) sẽ được chiêm ngưỡng sắc sen bung nở trong khu vực nội thành, tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng trên vùng đất Tây Đô.

Du lịch Thanh Hoá nỗ lực để thu hút khách quốc tế
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hoá đón hơn 10,5 triệu lượt khách, trong đó 307.000 lượt là khách quốc tế – tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy Thanh Hóa đang dần là điểm đến có chiều sâu di sản và văn hoá. Nắm bắt xu hướng này, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực để thu hút cũng như đáp ứng yêu cầu đón khách quốc tế.

Bản tin Văn hóa 4/7/2025
Bản tin Văn hóa 4/7/2025 có những nội dung chính sau: - Nghệ sĩ Việt duy nhất hát tại 3 lễ hội nhạc châu Âu - Lộ diện 2 đội thi xuất sắc nhất vào chung kết DIFF 2025 - 60 năm chặng đường âm nhạc

Thanh Hoá hướng tới xây dựng các sản phẩm: “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”. Những “điểm chạm” kết nối câu chuyện văn hóa - thiên nhiên - con người, hình thành nên chuỗi trải nghiệm liên kết phong phú, mang đậm dấu ấn.

Gần 15.000 khán giả Phenikaa "cháy hết mình" trong "cơn bão sắc màu" COLORSTORM 2025
Tối 29/6, gần 15.000 khán giả đã cùng “cháy hết mình” tại Quảng trường sự kiện Đại học Phenikaa trong lễ hội âm nhạc hoành tráng COLORSTORM 2025 – Cơn bão sắc màu. Không chỉ là bữa tiệc âm thanh – ánh sáng rực rỡ, sự kiện còn đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Nhà trường: chính thức trở thành Đại học Phenikaa – đại học tư thục đầu tiên tại miền Bắc, đồng thời là đại học trẻ nhất Việt Nam theo Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Nâng tầm các sự kiện văn hóa - du lịch xứ Thanh
Hiện nay, các sự kiện văn hóa - du lịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng được quan tâm đầu tư cả về chiều sâu nội dung và hình thức. Không chỉ dừng lại ở những chương trình nghệ thuật đặc sắc, được dàn dựng công phu, các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện ngày càng đa dạng, quảng bá sâu rộng hình ảnh về đất và người xứ Thanh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.