Thắng tích đẹp miền đất cố đô
Vĩnh Lộc không chỉ được biết đến là một vùng đất giàu thắng tích mà còn là điểm đến của du lịch tâm linh bởi nơi đây còn lưu giữ nhiều ngôi chùa nổi tiếng có lịch sử lâu đời như: Chùa Báo Ân, chùa Giáng, chùa Nhân Lộ, chùa Linh Giang… Trong những chuyến hành hương của các phật tử xa gần, di tích chùa Du Anh (hay còn gọi là chùa Thông) là một trong những ngôi chùa thiêng và từ lâu đã trở thành địa chỉ du lịch tâm linh hấp dẫn.
Chùa Du Anh cách thành nhà Hồ 3,5km về phía Nam thuộc địa phận xã Thọ Vực (Thiên Vực) nay là xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc. Nếu theo tuyến đường bộ từ thành phố Thanh Hoá qua cầu Kiểu chừng 500m là du khách đã đến với di tích. Chùa Du Anh còn có tên gọi khác là chùa Thông. Theo tư liệu dân gian, tên gọi Du Anh gắn liền với truyền thuyết về công chúa Du Anh (thời Trần) đi du ngoạn trong nước, khi đến vùng đất này thấy cảnh quan sông núi hữu tình, hoa cỏ tươi xanh, thú chim bay nhảy đã cho xây dựng chùa vào năm 1270 và lấy tên mình để đặt tên cho ngôi chùa. Còn tên gọi chùa Thông lại gắn liền với cảnh quan nơi đây, dân gian xưa thấy chùa được xây dưới chân núi Xuân Đài tựa như thông lên trời xanh nên lấy tên gọi là chùa Thông.

Chùa Du Anh
Chùa Du Anh là một trong những ngôi chùa thời Trần hiếm hoi còn sót lại với những hiện vật quý. Theo các nguồn sử cũ: Đầu niên hiệu Hoằng Định (1601-1619), Quảng Quận Công Trịnh Vĩnh Lộc xuất tiền cất dựng lại từ năm 1601, đến năm 1605 thì xây dựng xong. Phía trước chùa là núi Trác Phong, phía Đông Nam là động Hồ Công, bên hữu có am Công Chúa ở lưng chừng lèn đá, bên tả có gác Ngọc Hoàng, cạnh chùa có vài gian tăng phòng. Trong chùa có bi ký và bài minh do Thượng thư Phùng Khắc Khoan soạn năm Hoằng Định thứ 6 (1605) tóm tắt lịch sử về ngôi chùa và ca ngợi công đức của Quảng Quận Công Trịnh Vĩnh Lộc. Đây là một trong những ngôi chùa cổ, là nơi tu hành chính ở miền Tây Thanh Hoá. Qua các nguồn tư liệu có thể thấy chùa Du Anh xưa có kiến trúc đẹp và bề thế.

Dấu tích của ngôi chùa thời Trần chỉ còn lại hai hiện vật có giá trị đó là voi đá và sư tử đá. Voi đá được tạo tác bằng đá trắng nguyên khối đã ngả màu (kích thước 1,60m x 0,70m x 0,30m). Voi có vóc dáng tròn mập, tai to, mắt nhỏ, ngà nhọn cong nhẹ, vòi dài cuộn tròn ở phía đầu. Voi trong tư thế quỳ phục trên bệ hình hộp, các chân to khoẻ, gập gối xoải song song về phía sau. Cổ đeo hình lục lạc. Thoạt nhìn thì không có gì đặc sắc, nhưng ngắm kỹ chúng ta mới thấy từ những nét đơn sơ bật ra nhiều điểm độc đáo. Voi quỳ ở chùa theo lý giải của Phật pháp, là biểu tượng cho sự sùng Phật cũng như điềm lành khi thế giới xuất hiện đức Phật, do đó voi được tạc ở tư thế rất hiền lành.
Sư tử đá được tạo tác bằng đá trắng nguyên khối, trên một bệ đá hình hộp có hoa văn hình sóng nước (kích thước 1,1m x 0,50m x 50m). Vóc dáng sư tử tròn mập, mồm há rộng, răng nhe. Nhìn từ phía trước, hai chân sư tử như đang vận động sức mạnh gồng đỡ, chân bên trái lùi về phía sau, chân bên phải đang giữ cầu. Hai chân sau ở tư thế chồm lên, đầu sư tử ngoảnh ra phía đường. Mình sư tử trang sức cầu kỳ bởi các hoa văn kiểu hoa đào tròn, 2 chân sau 12 hoa, 2 chân trước 10 hoa, ở bụng 10 hoa. Bờm có nhiều vằn, lông trải mượt theo sống lưng.
Ở chùa Du Anh, sư tử được đặt ở vị trí cổng. Người dân vùng này còn lưu giữ câu thành ngữ: "Voi quỳ hổ phục hai bên – Hồ Công đệ nhất có tên đứng đầu".
Chùa Du Anh nằm trong quần thể di tích và danh thắng núi Xuân Đài, động Hồ Công. Vì vậy nói tới chùa Du Anh là người ta thường nhắc tới động Hồ Công và ngược lại. Chính khung cảnh đó đã tạo cho ngôi chùa một vẻ đẹp linh thiêng mà tin tưởng không phải nơi nào cũng có được.

Tại chùa còn lưu giữ tấm bia Trùng tu Xuân Đài sơn Hồ Công động Du Anh tự bi, được tạo ngày lành tháng 10 năm Hoằng Định thứ 6 (1605). Bia được tạo vuông từ mỏm đá nguyên khối nằm dưới chân núi Trác Phong đối diện với chùa Du Anh trong quần thể núi Xuân Đài, động Hồ Công.
Bia vuông 4 mặt (kích thước 1,90m x 1,60m). Chân bia cao 0,50m, rộng 2m được chạm ba lớp hình hoa sen đỡ lấy thân bia. Mái bia được tạo tác hình mai luyện. Mặt 1 và mặt 4 trán bia chạm khắc "lưỡng long chầu nhật" cầu kỳ, khá đẹp so với hai mặt 3 và 2.
Mặt 1 và mặt 3 khắc nội dung văn bia và lạc khoản, mặt 3 và 4 khắc tên tuổi các tín thí từ vua, chúa, hoàng hậu, cung phi, quận công, hoàng thân quốc thích và người dân thường. Tên và văn bia khắc kiểu chữ Khải chân, nhiều chữ đã bị mờ.

Chùa tọa lạc trên mảnh đất bằng phẳng, lấy núi Xuân Đài làm hậu trẫm, núi Trác Phong làm tiền án. Trước đây bên tả chùa có gác Ngọc Hoàng, bên hữu chùa có am công chúa, hai bên nách chùa có hai hồ nhật - nguyệt bốn mùa nước trong xanh tận đáy. Qua tam quan, chúng ta bắt gặp hai linh vật nhà Trần là tượng voi và sư tử qùy được tạo tác bằng đá nguyên khối. Trong khu vực di tích lưu giữ Bia ký còn nguyên vẹn bài minh do Thượng thư Phùng Khắc Khoan soạn năm Hoàng Định thứ 6 (1605) ca ngợi công đức của Trịnh Vĩnh Lộc đối với chùa. Bia có tên gọi là bia Phùng Khắc Khoan - độc nhất vô nhị ở Việt Nam hiện nay.
Ông Đinh Văn Lệ, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc cho biết: "Địa phương lập các tờ trình đề nghị các cấp chính quyền hỗ trợ thêm, đồng thời kêu gọi con em xa quê, du khách đóng góp để xây dựng, tôn tạo lại chùa".
Trải qua hơn 700 năm, trước sự tàn phá của thiên nhiên, con người, ngôi chùa cổ đã bị phá huỷ nhiều. Nay, trên nền đất cũ nhà Chùa và chính quyền địa phương đã cho tôn tạo lại, xây dựng theo kiểu chuôi vồ với 2 gian Tiền đường và hậu cung. Mặc dù kiến trúc hiện nay có nhiều đổi khác nhưng cách bài trí trong chùa vẫn toát lên vẻ đẹp hoàn chỉnh và có giá trị nghệ thuật.

Chùa Du Anh (Chùa Thông) không chỉ là di tích lịch sử văn hoá còn lưu giữ những tinh hoa của mỹ thuật Việt Nam mà cùng với núi Xuân Đài, động Hồ Công từ lâu đã trở thành một quần thể thắng tích đẹp của đất cố đô xưa, bao lần làm say đắm các bậc quân vương, tao nhân mặc khách. Với những giá trị đặc biệt đó, quần thể di tích – danh thắng chùa Du Anh, động Hồ Công đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp Quốc gia năm 2009. Tin tưởng rằng đây sẽ là địa điểm tham quan đầy hấp dẫn khi du khách về với Vĩnh Lộc, vùng đất ẩn chứa bao câu chuyện bị hùng trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc.

Các điểm đến tại thành phố Thanh Hoá thu hút đông đảo khách những ngày lễ
Ngoài các khu du lịch biển, sinh thái cộng đồng, văn hoá tâm linh và các khu vui chơi giải trí trên toàn tỉnh thì 4 ngày nghỉ lễ vừa qua, các điểm đến tại thành phố Thanh Hoá cũng khá nhộn nhịp và thu hút đông đảo người dân, du khách, đặc biệt với những người không có điều kiện đi du lịch xa.

Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đón hơn 10 nghìn khách đến tham quan
Theo thống kê, trong 3 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ, từ 30/4 đến 2/5, Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đã đón khoảng 10.000 lượt khách, trung bình mỗi ngày trên 3000 lượt, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Sáng 2/5, Xá lợi Phật về tới Việt Nam
Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung thỉnh từ Ấn Độ vừa về tới sân bay Tân Sơn Nhất sáng 2/5.

Các điểm đến vui chơi, giải trí của Nghi Sơn thu hút du khách dịp nghỉ lễ
Du khách khi đến thị xã Nghi Sơn,, sau khi hòa mình vào nắng gió ở biển Hải Hòa, vi vu Bãi Đông hoang sơ còn được khám phá nhiều trải nghiệm thú vị với các khu, điểm du lịch có các loại hình vui chơi, giải trí hấp dẫn. Trong ngày thứ 3 của kỳ nghỉ lễ, thời thiết nắng nhẹ, đây là yếu tố rất thuận lợi để các điểm đến này thu hút đông đảo du khách.

Các di tích văn hóa, lịch sử thu hút du khách trong dịp nghỉ lễ
Ngoài các thắng cảnh tự nhiên, Thanh Hóa còn là địa phươngcó hệ thống di tích, di sản văn hóa, lịch sử đậm đặc, trong đó có nhiều di tích nổi tiếng. Trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay, các địa điểm này trở thành nơi tham quan, trải nghiệm ý nghĩa cho nhiều du khách trong và ngoài nước.

Hoằng Hoá phấn đấu đón hơn 2 triệu lượt khách
Mùa du lịch năm nay, huyện Hoằng Hoá phấn đấu đón hơn 2 triệu lượt khách. Nhằm quảng bá rộng rãi tới du khách mọi thông tin hoạt động du lịch của địa phương, vừa qua huyện đã chính thức đưa vào hoạt động website Du lịch Hoằng Hoá - Thanh Hoá tại địa chỉ https://dulichhoanghoa.vn.

Tượng đài và ký ức
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khu vực cầu Hàm Rồng là nơi giao nhau giữa tuyến đường sắt và đường bộ. Không quân Mỹ coi cầu Hàm Rồng là điểm tấn công quyết định, nhằm khóa chặt tuyến giao thông huyết mạch, cắt đứt sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Tại đây, lực lượng thanh niên xung phong, nòng cốt là Đội N87 đã cùng với bộ đội, dân quân làm nên bao sự tích anh hùng, trong đó có chiến công và sự hy sinh dũng cảm của 13 nữ thanh niên xung phong Tiểu đội xung kích thuộc C873, Đội N87. Vùng “đất thép” Hàm Rồng trở thành bản tráng ca được Nhân dân cả nước, bạn bè thế giới cảm phục, tự hào.

Du khách đổ về các bãi biển của Thanh Hóa trong dịp nghỉ lễ
Những ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, tuy thời tiết không quá nắng nóng nhưng lượng du khách đổ về các bãi biển của Thanh Hóa vẫn rất đông.

Sôi nổi Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An năm 2025
Những ngày này, khi đến công viên Hội An, thành phố Thanh Hóa, người dân và du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn của “Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An” năm 2025.

Chương trình nghệ thuật “Thanh Hoá tự hào cùng non sông liền một dải”
Tối ngày 30/4, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Thanh Hoá - Tự hào cùng non sông liền một dải”, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.