Thanh Hóa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch là một trong những định hướng đúng đắn, đã và đang được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo ngành văn hóa thể thao và lịch, các địa phương thực hiện. Từ đó giá trị của di sản ngày càng được nâng lên, phục vụ tốt cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Thọ Xuân là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch gắn với các di sản. Trên địa bàn huyện có 224 điểm di tích, trong đó có 56 di tích được xếp hạng, gồm 2 di tích quốc gia đặc biệt, 4 di tích và cụm di tích cấp quốc gia.

Bên cạnh đó, huyện còn có một kho tàng văn hóa phi vật thể khá đồ sộ với 24 lễ hội, lễ tục truyền thống gắn với di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được công nhận, trong đó có 2 lễ hội tiêu biểu quy mô cấp tỉnh và trò diễn Xuân Phả đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nhằm phát huy giá trị của các di sản, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện đã quan tâm, tạo điều kiện trùng tu, tôn tạo di tích đáp ứng nhu cầu thăm quan, du lịch của nhân dân và du khách thập phương.

Ông Nguyễn Xuân Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân
Ông Nguyễn Xuân Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân cho biết: "Với di sản văn hóa phi vật thể thì huyện tăng cường tuyên truyền, bảo vệ cho di sản không bị xuống cấp để các di tích được lưu giữ lâu dài. Trước mắt di sản trò diễn Xuân Phả hằng năm đều được đầu tư để truyền dạy, bảo tồn và đầu tư các trang phục, đạo cụ. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục đề xuất di sản văn hóa phi vật thể lễ hội Lê Hoàn. Hiện nay chúng tôi đã trình hội đồng cấp tỉnh và hướng tới trình trình cục di sản phê duyệt và một số di sản khác sẽ tiếp tục lập hồ sơ khoa học để được công nhận".
Thanh Hoá là tỉnh có số lượng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khá lớn với 856 di tích đã được xếp hạng và 1 di sản thế giới, 5 di tích quốc gia đặc biệt, 139 di tích quốc gia và 711 di tích cấp tỉnh; 11 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục quốc gia. Đây chính là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa đa dạng, phong phú.

Để phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnhThanh Hoá, trong những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhiều di tích được đầu tư tu bổ, phục hồi, tôn tạo gắn với phát triển du lịch, góp phần bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc và giáo dục truyền thống, quảng bá về hình ảnh, vùng đất, con người Thanh Hóa, thu hút đông đảo du khách tham quan, nghiên cứu.Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh,sau khi được phục dựng trên nền móng công trình cổ, Lam Kinh đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước khi đến với Thanh Hóa. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, Lam Kinh đã được đón hơn 367.000 lượt du khách, trong đó có khoảng 1200 khách nước ngoài.

Ông Vũ Đình Sỹ, Trưởng Ban Quản lí khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh
Ông Vũ Đình Sỹ, Trưởng Ban Quản lí khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh cho biết: "Chúng tôi đã phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tập trung xây dựng đội ngũ, nâng cao nghiệp vụ, hiểu biết sâu sắc về giá trị di sản. Từ đó chúng tôi đưa đến những tinh thần đó cho du khách và phục vụ cho quá trình nghiên cứu . Các kế hoạch, quy hoạch đều gắn với bảo vệ di tích. Chúng ta gìn giữ tốt thì chúng ta mới có định hướng để phát huy giá trị di tích".

Sau hơn 10 năm được công nhận di sản văn hóa thế giới, thành Nhà Hồ, đã được tỉnh Thanh Hóa quan tâm đầu tư nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị của di sản. Chỉ tính riêng trong năm 2022, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai các dự án: tu sửa tường thành đá, xây dựng biển chỉ dẫn và giới thiệu di sản thế giới Thành Nhà Hồ; xây dựng dự án khai quật tổng thể, toàn diện khu vực thành nội di tích Thành Nhà Hồ giai đoạn 2; phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật đường Hoàng Gia, khu vực Thành Nội di sản; xây dựng, trình duyệt chương trình khảo cổ học chiến lược, toàn diện đối với toàn bộ khu vực đề cử của Di sản Thành Nhà Hồ. Qua đó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc chung tay góp sức bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đồng thời thúc đẩy sự liên kết, hợp tác trong quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Thành Nhà Hồ.

Ông Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ
Ông Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ cho biết: "Trong thời gian qua, Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ đã thực hiện các nhiệm vụ nhằm khai thác tối đa giá trị của di sản. Chúng tôi tăng cường tạo ra các sản phẩm du lịch mới như khai mạc trung tâm văn hóa nông nghiệp vùng Tây Đô, triển khai các tuyến xe điện đi thăm quan làng cổ. Các hoạt động khai quật khảo cổ cũng được thực hiện thường xuyên. các gian hàng lưu niệm cũng được tăng cường nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ khách du lịch".
Miền núi Thanh Hóa cũng là vùng đất giầu có về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, các huyện miền núi đã ban hành nhiều nghị quyết với nhiều chính sách nhằm thu hút đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn. Các sản phẩm làng nghề, những điệu dân ca, dân vũ, lễ hội của người dân bản địa đã được công nhận là di sản văn hóa và trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, giúp cho cuộc sống của bà con khu vực miền núi được nâng cao.

Các di tích lịch sử - văn hóa đang ngày càng góp phần quan trọng vào sự phát triển du lịch nói riêng, kinh tế - xã hội của Thanh Hóa nói chung. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế thì việc khai thác, phát huy giá trị di tích vẫn còn khá khiêm tốn. Chính vì lẽ đó, để du lịch văn hóa thực sự trở thành sản phẩm thế mạnh của du lịch Thanh Hóa, bên cạnh việc đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã và sẽ tiếp tục tham mưu cho tỉnh ưu tiên, tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, xây dựng được các sản phẩm đặc trưng, hấp dẫn, song song với đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ du lịch.

Trên thực tế, giá trị của các di sản không chỉ góp phần làm dày hơn, phong phú, đa dạng hơn kho tàng văn hóa đậm đà bản sắc; mà còn có thể trở thành một động lực, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Với những lợi thế về sản phẩm du lịch đa dạng và kho tàng di sản văn hóa đặc sắc, ngay sau khi mở cửa du lịch đầu năm nay, Thanh Hóa đã thu hút đông đảo khách du lịch, Tính đến hết tháng 10 năm nay, tổng lượng khách du lịch đến Thanh Hóa đã đạt gần 11 triệu lượt khách, đạt 107,4 kế hoạch năm 2022.

Kết nạp Đảng ở Trường Sa
Bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần phát triển, nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Ở huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, công tác bồi dưỡng, kết nạp Đảng viên mới luôn được quan tâm chú trọng, nhằm xây dựng cơ sở chính trị, tổ chức đảng vững mạnh; từ đó, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đảng vì hạnh phúc của Nhân dân
Trong suốt quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm, nguyên tắc "lấy dân làm gốc". Từ việc nhận thức rõ vai trò quan trọng, to lớn của Nhân dân, cùng với lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, Đảng đã lãnh đạo hệ thống chính trị ở các cấp, tổ chức triển khai hiệu quả việc chăm lo đời sống, không ngừng nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

Bản hùng ca mùa xuân
Nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tổ chức chương trình Chính luận nghệ thuật: Bản hùng ca mùa xuân.

Đảng soi đường đưa Dân tộc vươn mình bước vào kỷ nguyên mới
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, Dân tộc ta đã có sự phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực, tích lũy đủ thế và lực để sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc.

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tạo chỗ đứng cho hàng Việt trên sân nhà
Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được triển khai từ năm 2009 theo thông báo Kết luận số 264 của Bộ Chính trị trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh đến nền kinh tế nước ta. Thời điểm đó, một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý sính hàng ngoại, các ngành sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Bám sát chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ cuộc vận động và thu được những kết quả đáng ghi nhận. Người dân có thói quen ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hàng Việt. Các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.

Thanh Hóa: Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới
Trong những năm qua, trước những diễn biến nhanh, xuất hiện nhiều yếu tố khó lường của tình hình thế giới và khu vực, cùng sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, công tác phòng, chống tội phạm tại Việt Nam đứng trước những khó khăn và thử thách mới, đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng trên cả 2 mặt trận: phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm. Tại Thanh Hóa, trên cơ sở quán triệt đầy đủ các quan điểm của Đảng, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm đến công tác phòng, chống tội phạm; xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, thường xuyên, liên tục và lâu dài. Từ sự nhất quán trong chỉ đạo, điều hành, công tác phòng, chống tội phạm tại Thanh Hóa liên tiếp đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đời sống bình yên cho Nhân dân.

Công đoàn Thanh Hóa tập trung đưa nghị quyết vào cuộc sống
Năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của tỉnh; là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XX Công đoàn Thanh Hóa. Chính vì vậy, các cấp Công đoàn tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực vượt khó, tập trung thực hiện các nghị quyết và đạt được nhiều kết quả hoạt động khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Tỉnh Thanh Hoá nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục khu vực miền núi
Những năm qua, với sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp và sự đồng thuận của toàn xã hội, chất lượng giáo dục các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá ngày càng được nâng cao, từng bước thu hẹp chênh lệch về chất lượng so với giáo dục miền xuôi.

Những con đường "Ý Đảng lòng dân"
"Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong" - lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã để lại bài học quý báu, tạo sự đồng thuận, đoàn kết, tập hợp sức dân trong thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua ở cơ sở. Thực hiện Chỉ thị số 24 ngày 12/7/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động Nhân dân hiến đất để đầu tư cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang kết cấu hạ tầng, trọng tâm là đường giao thông ở khu vực nông thôn, đô thị trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, Đảng viên, các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi công cộng.

Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác sắp xếp bộ máy của lực lượng Công an Nhân dân
Tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị tại Việt Nam được ví như một cuộc "cách mạng lớn" nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Thế nhưng, ngay thời điểm này, khi chủ trương sắp xếp lại các Bộ, ban, ngành tại nước ta đang được tích cực triển khai, nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để tung ra hàng loạt các luận điệu xuyên tạc. Trong đó, không ít luận điệu nhắm vào lực lượng Công an Nhân dân nhằm bôi nhọ, hạ uy tín, gây mất an ninh trật tự. Nhận thức đúng và hiểu rõ về công cuộc cải cách, đổi mới bộ máy chính là giải pháp quan trọng để người dân tự phòng vệ với những thông tin xấu, độc đang lan tràn trên mạng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.