Thanh Hóa: Chăn nuôi nỗ lực vượt khó
Những tháng đầu năm, giá thức ăn chăn nuôi cao, đầu ra không ổn định, người chăn nuôi trên địa bàn Thanh Hóa phải đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với những nỗ lực để duy trì sản xuất, giá trị sản xuất trong quý I năm 2023 của ngành chăn nuôi vẫn tăng trên 4,6% so với cùng kỳ.
Ba tháng đầu năm 2023, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trên địa bàn Thanh Hóa đạt gần 2.300 tỷ đồng, tăng 4,65% so với cùng kỳ. Bên cạnh các dự án chăn nuôi trọng điểm, quy mô lớn đã đi vào sản xuất như: Dự án Chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp Yên Mỹ, Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện, Khu chăn nuôi DABACO, thì các hộ chăn nuôi trang trại gia trại vẫn nỗ lực duy trì sản xuất, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh.
Dù nỗ lực đặt mức tăng trưởng cao trong quý I, song ngành chăn nuôi, nhất là nuôi nông hộ, gia trại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Giá thức ăn chăn nuôi luôn duy trì ở mức cao, giá bán sản phẩm đầu ra thấp, nhất là giá lợn hơi. Nguyên nhân là do 70% nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn trong nước phụ thuộc vào nhập khẩu nên giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm chịu ảnh hưởng từ mức tăng giá nguyên liệu nhập khẩu. Theo tính toán, nếu thực hiện tốt an toàn sinh học, không để xảy ra dịch bệnh, giá thành chăn nuôi lợn ở các doanh nghiệp từ 50.000 - 52.000 đồng/kg, ở các trang trại khoảng 55.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá lợn hơi hiện bán ra chỉ từ 47-50 nghìn đồng 1kg, dưới giá thành thành xuất. Ngành nông nghiệp khuyến cáo, người chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp giảm chi phí để đầu tư duy trì sản xuất.
Ông Lương Xuân Vũ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa cho biết thêm: "Đối với chăn nuôi nông hộ, cần tận dụng thực ăn sẵn có tại địa phương; đối với trang trại, lựa chọn nguồn cung thứ ăn uy tín, chất lượng để duy trì sản xuất. Duy trì chuồng trại, chuẩn bị con giống, chờ tín hiêu tích cực từ thị trường để tái đàn, tăng đàn và chú trọng an toàn dịch bệnh."
Về lâu dài, để phát triển chăn nuôi ổn định, trên cơ sở quy hoạch các vùng nuôi, các địa phương cần giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, khuyến khích phát triển các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường, tiêu thụ sản phẩm. Việc phát triển chăn nuôi theo theo chuỗi là giải pháp quan trọng giảm chi phí sản xuất và áp lực đầu ra cho sản phẩm.
Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt
Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn ở mức cao, tạo điều kiện cho các ngân hàng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp, tạo điều kiện để hỗ trợ nền kinh tế.
Tăng cường quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu
Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố; các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng; đại diện các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói về việc tăng cường quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu.
Giảm thuế VAT kích cầu sản xuất, tiêu dùng
Ngành thuế Thanh Hóa đang thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8% đối với nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ theo Nghị định số 180 của Chính phủ. Việc tiếp tục giảm thuế VAT được đưa ra đúng vào dịp cao điểm mua sắm Tết nên đã có tác động tích cực tới tâm lý người dân và các doanh nghiệp.
Thanh Hóa có 372 mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý đã hình thành và không ngừng được mở rộng. Sự phát triển của các Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết đã phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất hàng hóa, tạo việc làm và tăng thu nhập cho hội viên, phụ nữ.
Bá Thước: Nông dân làm giàu từ cây cam
Xác định thế mạnh về tiềm năng đất đai, khí hậu thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây cam, những năm gần đây, xã Điền Lư huyện Bá Thước đã khuyến khích người dân trồng và mở rộng diện tích cây cam, mang lại nguồn thu nhập rất tốt.
Thanh Hóa tập trung cho sản xuất vụ Xuân 2025
Cùng với thu hoạch các cây màu vụ Đông, hiện nay bà con nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung các điều kiện cho sản xuất vụ chiêm xuân 2025.
UOB lạc quan với tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025
Những chuyến biến tích cực từ các động lực trong nước như sản xuất, chi tiêu của người tiêu dùng và lượng khách du lịch sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2025. Đây là nhận định mới nhất của ngân hàng UOB về triển vọng kinh tế Việt Nam.
Nông dân xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn thu nhập cao từ cây đào
Mặc dù mới được đưa vào xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn gần 10 năm nay nhưng cây đào đã trở thành cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Riêng mỗi vụ đào Tết, mỗi hộ trồng đào ở xã Thọ Tân có thể có thu nhập hàng trăm triệu đồng; trong đó có từ 40 đến 50 hộ thu nhập từ 500 triệu đồng đến 700 triệu đồng.
Các cơ sở chế biến hải sản ở thị xã Nghi Sơn cung ứng hàng Tết
Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường, hiện nay các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang tăng tốc sản xuất và giao đơn hàng. Đây là thời điểm tiêu thụ hàng cao nhất trong năm với sản lượng tăng từ 1,5 đến 2 lần so với ngày thường.
Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, năm 2024, Việt Nam tiếp tục duy trì là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.