Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất cát nhân tạo
Thời gian qua, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại sản xuất cát nhân tạo từ nguồn nguyên liệu đá, góp phần giảm áp lực cạn kiệt nguồn tài nguyên cát tự nhiên và những tác động của việc khai thác cát đối với môi trường.
Công ty TNHH Hoàng Tuấn, Khu công nghiệp Hoàng Long, Thành Phố Thanh Hóa được UBND tỉnh giao khai thác mỏ đá tại xã Hà Tân, huyện Hà Trung. Trước đây, trong quá trình khai thác, một lượng lớn đá vụn thải ra bị bỏ đi, vừa lãng phí tài nguyên, vừa gây ô nhiễm môi trường. Năm 2019, công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất cát nhân tạo từ nguyên liệu đá để tạo ra sản phẩm cát sạch với chất lượng cao, với tổng nguồn vốn gần 20 tỷ đồng, được áp dụng theo công nghệ Nhật Bản, công suất đạt 150.000 tấn/năm, tương đương với 100.000m3/năm. Đây là dây chuyền sản xuất cát nhân tạo đồng bộ, nguyên liệu đá từ máy cấp nguyên liệu được chuyển vào máy nghiền sơ cấp để tiến hành nghiền thô. Nguyên liệu đá sau khi nghiền thô sẽ được đưa vào máy nghiền thứ cấp để tiến hành nghiền nhỏ, sau đó sẽ qua băng tải chuyển vào máy sàng rung để phân loại. Nguyên liệu đã qua máy nghiền cát chuyển lại máy sàng rung để tiếp tục sàng lọc, các hạt cát sàng lọc đủ độ nhỏ theo tiêu chuẩn sẽ qua băng tải chuyển đến máy rửa để làm sạch trước khi xuất xưởng.

Anh Bùi Việt Hùng, Trưởng phòng kỹ thuật Công ty TNHH Hoàng Tuấn, Thành Phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Anh Bùi Việt Hùng, Trưởng phòng kỹ thuật Công ty TNHH Hoàng Tuấn, Thành Phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Từ khi sản xuất cát nhân tạo đơn vị chủ động được nguồn cát, sản xuất vật liệu xây dựng bê tông thương phẩm."
Qua khảo sát của Sở Xây dựng, trên địa bàn tỉnh có 168 mỏ, khu mỏ đá vôi trên địa bàn 23 huyện, thị xã, thành phố đủ điều kiện để sản xuất cát nghiền nhân tạo với trữ lượng 600 triệu m3. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 12 Dự án đã và đang đầu tư sản xuất cát nghiển với công suất thiết kế khoảng 1,135 triệu m3/năm; có khả năng thay thế trên trên 50% tổng sản lượng cát tự nhiên. Các sản phẩm cát nghiền sản xuất trên địa bàn tỉnh đang áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia 9205:2012, đủ điều kiện để sử dụng đại trà và được công bố giá. Cát nghiền có ưu điểm là loại bỏ được tạp chất, hạt đều, có khả năng thay thế được cát tự nhiên trong một số lĩnh vực, đặc biệt là trộn bê tông và sản xuất gạch không nung, giá thành lại thấp hơn cát tự nhiên từ 10 – 20 nghìn đồng/m3.

Theo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, tỉnh Thanh Hóa sẽ phát triển các sản phẩm cát nhân tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng; phấn đấu đạt mục tiêu sử dụng cát nghiền, cát tái chế từ phế thải công nghiệp và xây dựng để thay thế cát tự nhiên tối thiểu 30% vào năm 2025; 40% vào năm 2030. Để phát triển cát nhân tạo, ngày 17/7/2021, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 20 về "Ban hành chính sách phát triển khoa học và công nghệ trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025. Theo đó, Tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư sản xuất cát nhân tạo (cát nghiền từ đá) 30% chi phí đầu tư với dây chuyền công nghệ được đầu tư từ 5,0 tỷ trở lên.

Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp của tỉnh Thanh Hóa mới chỉ đầu tư dây chuyền sản xuất cát thô, chưa có kinh phí đầu tư dây chuyền sản xuất cát mịn dùng để xây và trát. Trong khi đó, thi trường sử dụng cát nhân tạo còn hạn chế.

Ông Nguyễn Hữu Đức, Phó trưởng phòng Quản lý Vật liệu xây dựng, Sở xây dựng tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Hữu Đức, Phó trưởng phòng Quản lý Vật liệu xây dựng, Sở xây dựng tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong thời gian tới, Sở Xây dựng đang tiếp tục hướng dẫn, kêu gọi các đơn vị đầu tư lắp đặt máy nghiền ra cát (cát bê tông và cát xây trát) tiến đến thay thế sử dụng cát tự nhiên trong công trình xây dựng."
Trong bối cảnh trữ lượng cát tự nhiên ngày càng cạn kiệt và việc khai thác cát đang gây tác động tiêu cực đến hệ thống sông, cửa biển, thì việc đầu tư công nghệ sản xuất cát nhân tạo từ đá nghiền được kỳ vọng là giải pháp mang lại lợi ích về kinh tế vừa góp phần bảo vệ môi trường.

Cấp kinh phí cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh chuyển tiếp đợt I năm 2023
Chủ tịch UBND tỉnh vừa phê duyệt cấp kinh phí cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh chuyển tiếp đợt I năm 2023.

Tuổi trẻ Thanh Hóa tiên phong tham gia chuyển đổi số
Với chủ đề "Tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số", trong Tháng Thanh niên năm nay, đoàn viên thanh niên tỉnh Thanh Hóa đang triển khai nhiều hoạt động chuyển đổi số, tích cực tuyên truyền, vận động người dân áp dụng công nghệ số vào cuộc sống. Qua đó thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm của tuổi trẻ toàn tỉnh trong việc chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, hướng tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn.

Phát triển dịch vụ tài chính bán lẻ dựa trên nền tảng công nghệ số
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã làm thay đổi hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Do vậy, việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại trên nền tảng công nghệ số sẽ thúc đẩy hệ sinh thái tài chính số.

Ứng dụng công nghệ thông tin và trang thiết bị hiện đại vào quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng
Để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật và sử dụng trang thiết bị hiện đại vào quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Ứng dụng công nghệ trong đào tạo, sát hạch lái xe
Thời gian qua, các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đã không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất, xe ô tô, thiết bị, máy móc ứng dụng thông tin phục vụ quá trình giảng dạy, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chức năng quản lý, giám sát công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe. Đặc biệt với việc triển khai chương trình dạy mới theo Thông tư 04, đang được các cơ sở triển khai, thực hiện, đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn cơ sở đào tạo theo hướng ngày càng hoàn thiện, nâng cao.

Nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp từ ứng dụng khoa học và công nghệ
Xác định khoa học và công nghệ là khâu then chốt để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Hiệu quả ứng dụng công nghệ GroFarm trong nuôi tôm công nghiệp
GroFarm là giải pháp kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh với mật độ cao đang được người dân ở các địa phương ven biển của tỉnh đầu tư ứng dụng nhằm kiểm soát môi trường nuôi tôm, giúp thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh
Trước nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân, Bệnh viện Đa khoa thị xã Bỉm Sơn đã đầu tư, nâng cấp trang thiết bị y tế, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ y học hiện đại vào công tác khám, điều trị, đồng thời, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ y, bác sĩ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Trường Cao đẳng công nghiệp Thanh Hóa chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Là một trong những cơ sở giáo dục nghề nghiệp sớm ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đến nay Trường Cao đẳng công nghiệp Thanh Hóa đã có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng mạng tương đối đồng bộ.

Tổ chức Giải thưởng Khoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học năm 2023
Bộ GD&ĐT vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét tặng Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học năm 2023.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.